SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non
Trẻ Mẫu giáo lớn lúc này tư duy trực quan hình tượng đã phát triển mạnh hơn do vậy trẻ đã có nhu cầu khám phá mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau, bước đầu đã có khả năng suy luận. Vậy nên quá trình công tác, nghiên cứu và thử nghiệm một số thí nghiệm khoa học về nước, ánh sáng, không khí và sự chuyển động, tôi thấy chúng ta có thể ứng dụng một số kiến thức khoa học và hoạt động chung (Như các tiết học môi trường xung quanh: tìm hiểu về nước và các hiện tượng tự nhiên, phân loại đồ dùng theo chất liệu…) hoặc dùng để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài mới. Ngoài ra có thể thực hiện trong các giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động ngoại khóa để mở rộng hiểu biết cho trẻ. Trong đó, ta có thể kết hợp làm một số đồ dùng, đồ chơi đơn giản.
Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm, được thử đúng-sai và cuối cùng cháu tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều kì diệu, lý thú đối với trẻ. Cho nên ở đơn vị tôi việc tổ chức tiết học khám phá khoa học đã được đưa vào nhiều hơn. Như vậy, trong môn khám phá khoa học đang được diễn ra tại trường, lớp tạo cở hội cho trẻ tiếp thu kiến thức, rèn kĩ năng một cách chủ động hơn.
Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm, được thử đúng-sai và cuối cùng cháu tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều kì diệu, lý thú đối với trẻ. Cho nên ở đơn vị tôi việc tổ chức tiết học khám phá khoa học đã được đưa vào nhiều hơn. Như vậy, trong môn khám phá khoa học đang được diễn ra tại trường, lớp tạo cở hội cho trẻ tiếp thu kiến thức, rèn kĩ năng một cách chủ động hơn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non
1/19 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................2 4. Phạm vi kế hoạch nghiên cứu..............................................................................................2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ......................................................................................................3 1. Cơ sở lý luận.........................................................................................................................3 2. Thực trạng vấn đề.................................................................................................................3 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP........................................................................................................4 1. Biện pháp 1: Xây dựng cơ sở vật chất..................................................................................5 2. Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan: ............................................................................6 3. Biện pháp 3: Thường xuyên cho trẻ hoạt động nhóm trong các giờ học khám phá:............8 4. Biện pháp 4: Biện pháp Tăng cường tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm, trải nghiệm thực tế:10 5. Biện pháp 5: Cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên thông qua hoạt động tham quan dã ngoại..12 IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ...............................................................................................16 1. Kết luận: .............................................................................................................................16 2. Bài học kinh nghiệm...........................................................................................................17 3. Kiến nghị - đề xuất .............................................................................................................17 Lời cảm ơn..............................................................................................................................19 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá ở trường Mầm Non 2/19 triển toàn diện. Qua sự thành công này, đối với lớp lớn tôi rất mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ mọi lứa tuổi để giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có của mình. Để trẻ mầm non của trường tôi nói riêng và trẻ em Việt Nam nói chung sẽ sánh vai cùng các bé trên thế giới làm rạng rỡ quê hương, làm chủ nhân tương lai của đất nước. “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Quả đúng như vậy, ở độ tuổi này cái mà các cháu cần chính là sự quan tâm, chăm sóc của người lớn. Các em cần được chăm sóc vì em như là búp, là chồi non, thế nhưng những chồi non ấy chính là nền móng , là tương lai của chính người lớn chúng ta. Vì vậy, việc học mà chơi, chơi mà học là điều đáng quan tâm mà người làm cha làm mẹ và làm cô giáo phải suy nghĩ. Từ những điều trăn trở ấy nên tôi càng cố gắng học hỏi, cố gắng tìm tòi tham khảo qua sách báo, qua mạng để những tiết học “khám phá” được sinh động, hấp dẫn mới mẻ trẻ, và đặc biệt đáp ứng được nhu cầu học mà chơi, chơi mà học cho trẻ.những giờ thí nghiệm thật vui, thật bổ ích bởi những gì trẻ suy nghĩ, những gì trẻ băn khoăn đều có câu trả lời xác thực. Trẻ phải suy nghĩ, phải bàn luận và đưa ra kết quả của mình, đối với người lớn điều đó tưởng chúng nhỏ bé giản đơn, nhưng đối với trẻ đó là một quá trình lao động, suy nghĩ và làm việc rất sôi nổi. Thế nên tôi thấy tiết học “ Khám phá khoa học” thực sự cần thiết cho trẻ mầm non. Bởi những điều hấp dẫn và thú vị ấy, nên tôi xin được chia sẻ một số biện pháp “Một số biện pháp giúp trẻ 4 -5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non” 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu nội dung chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non hoạt động ứng dụng thực tiễn, từ đó tìm ra một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở lớp mẫu giáo nhỡ B3 trường mầm non Quang Trung. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp cho trẻ thực hành - Phương pháp cho trẻ thực hành trải nghiệm. - Phương pháp tổng kết. 4. Phạm vi kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá ở trường Mầm Non 4/19 - Nhận thức của trẻ không đồng đều có trẻ mạnh nhanh, có trẻ quá nhút nhát, khi khám phá khi làm thí nghiệm chậm thiếp thu, chưa nêu được ý kiến của mình khi tham gia hoạt động. - Phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới con em ở bậc học mầm non nên việc tổ chức khám phá còn hạn chế. - Các thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan phục vụ cho quá trình khám phá chưa phong phú, hấp dẫn về chủng loại, màu sắc, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ. - Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử - Vốn hiểu biết về môi trường xã hội của trẻ còn hạn chế . 2. Khảo sát thực tế Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng khám phá khoa học của trẻ lớp mình. Kết quả khảo sát như sau. Bảng kết quả đánh giá giờ hoạt động khám phá khoa học của trẻ trước khi làm thực nghiệm (Tổng số trẻ là 40): Tổng số Kết quả Các kỹ năng của trẻ trẻ Số lượng Tỷ lệ % Hứng thú tham gia KPKH 40 21/40 52,5 Phát triển ngôn ngữ 40 18/40 45 Kỹ năng quan sát, phán đoán 40 15/40 37,5 Kỹ năng suy luận 40 14/40 35 Khám phá khoa học đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó tạo cho trẻ hứng thú khi tham gia giờ học khám phá nhằm nâng dần khả năng quan sát, so sánh và phán đoán và suy luận, trẻ có các kĩ năng, thao tác thử nghiệm, làm phong phú biểu tượng về môi trường xung quanh trong mỗi trẻ. Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau: III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP Giáo viên đã biết kết hợp, sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình giảng dạy như: trang ảnh, đồ chơi, vật chất, hình ảnh kết hợp với bài giảng, giải thích để cung cấp cho trẻ kiến thức cần thiết. Tuy nhiên, đây cũng là biện phát nhất thời bởi lẽ nó chưa giúp trẻ khám phá được mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng hay giải thích các hiện tượng khoa học một cách dễ dàng. Như vậy trong môn khám phá khoa học chứ phát huy được hết tiềm năng của nó. Thế nên Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá ở trường Mầm Non 6/19 - Sưu tầm trên mạng internet nhạc, tranh ảnh, video thực hành các thí nghiệm, các hình ảnh khám phá khoa học ngộ nghĩnh phù hợp với trẻ để trang trí lớp - Lớp được nhà trường cung cấp cho một số đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho các tiết khám phá khoa học được sinh động và hấp dẫn. Trẻ thích thú với các đồ dùng hiện đại giúp tinh thần của trẻ được sảng khoái và hứng thú hơn trong hoạt động Một số đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho các tiết khám phá khoa học 2. Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan: Sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động khám phá có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cho trẻ mầm non. Sử dụng đồ dùng trực quan giúp cho giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn và giúp bồi dưỡng cho trẻ khả năng quan sát, miêu tả, suy nghĩ, lập luận, phán đoán và tự giải quyết vấn đề. Đồ dùng trực quan được tôi sử dụng vào các tiết học khám phá là: vật thật, tranh, ảnh, mô hình, sách, máy vi tính Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá ở trường Mầm Non 8/19 Hình ảnh 3: Bình lọc nước tạo ra từ cát và sỏi Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, nội dung khám phá và khả năng của trẻ mà giáo viên sử dụng các loại đồ dùng trực quan khác nhau. Với những đề tài có thể sử dụng vật thật, tôi luôn cố gắng chuẩn bị vật thật để trẻ được trải nghiệm. Trong trường hợp không có vật thật thì có thể sử dụng tranh ảnh, mô hình thay thế. Ngoài ra, tôi còn phối kết hợp giữa các đồ dùng trực quan với nhau khi cho trẻ khám phá một đối tượng nhằm giúp trẻ hiểu đối tượng một cách sâu sắc hơn. Ví dụ: Với đề tài: “Con cá”, ngoài việc sử dụng cá thật cho trẻ khám phá, còn chuẩn bị sách nói về con cá, truyện kể, thơ, bài hát, câu đố và các đồ dùng, phương tiện để cho trẻ trải nghiệm và làm thí nghiệm. Tóm lại, để giúp trẻ tích cực trong giờ học khám phá khoa học thì việc sử dụng tốt đồ dùng trực quan sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn. 3. Biện pháp 3: Thường xuyên cho trẻ hoạt động nhóm trong các giờ học khám phá: Trẻ mầm non học qua tương tác, chia sẻ kinh nghiệm với cô giáo, bạn bè và người xung quanh. Bằng tư duy và giao tiếp ngôn ngữ, trẻ thu được kinh nghiệm và kết hợp các kiến thức mới vào kiến thức có sẵn để làm phong phú vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của mình. Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá ở trường Mầm Non 10/19 4. Biện pháp 4: Biện pháp Tăng cường tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm, trải nghiệm thực tế: * Tăng cường tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm: Làm thí nghiệm là tổ chức cho trẻ hoạt động, tác động vào đối tượng, làm thay đổi đối tượng nhằm kiểm nghiệm một tính chất nào đó của sự vật hoặc tạo dựng lại một hiện tượng nào đó trong tự nhiên. Trẻ mầm non ở lứa tuổi này trẻ rất thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, trẻ rất vui sướng khi được trải nghiệm và tự tay thực hiện các thí nghiệm. Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá ở trường Mầm Non 12/19 Hình ảnh: Trẻ quan sát kết quả thí nghiệm của mình 5. Biện pháp 5: Cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên thông qua hoạt động tham quan dã ngoại. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vui chơi giúp tạo ra sự cân bằng giữa học tập và thư giãn để trẻ em phát triển tốt cả về tinh thần và thể chất, giữa hoạt động trí óc và vận động cơ thể. Không chỉ là hình thức tiêu khiển, vui chơi còn góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển trí thông minh, cách bày tỏ cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ. Vui chơi là cơ hội tốt để trẻ áp dụng những kiến thức trong sách vở, phát huy sáng kiến, chủ động tạo ra nhiều tình huống phong phú thông qua cảm nhận từ thực tế. Các hoạt động vui chơi cũng giúp trẻ phát triển các mối quan hệ, hòa nhập với bạn bè ở các lứa tuổi, tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ bản thân mình và học cách cư xử thân thiện với mọi người. Trong số các hoạt động vui chơi dành cho trẻ, tham quan dã ngoại là hoạt động mà trẻ rất thích. Việc kết hợp những chuyến dã ngoại với học tập chính là một trong những biện pháp giúp trẻ có được sự trải nghiệm cuộc sống tốt nhất. Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá ở trường Mầm Non
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_tich_cuc_tham_gia_ho.doc