SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực sáng tạo khi tham gia hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non

Việc giáo viên tổ chức cho trẻ khám phá là một quá trình tiếp xúc, tìm tòi tích cực từ phía trẻ nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn dấu trong các sự vật, hiện tượng xung quanh. Mục tiêu của khám phá là: Giúp trẻ có những hiểu biết đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh, phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu cơ bản. Trong những năm gần đây việc cho trẻ khám phá đã có những đổi mới đáng khích lệ. Trường mầm non đã mạnh dạn lựa chọn những đề tài, nội dung khám phá rất mới so với những đề tài quen thuộc trước đây. Đã có sự chú trọng nhất định trong việc tổ chức hoạt động thử nghiệm, trải nghiệm cho trẻ. Tuy vậy trong quá trình khám phá vẫn còn có những hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá trong một hình thức tổ chức. Điều này làm cho các hoạt động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, trẻ không được tham gia những thử nghiệm, trải nghiệm phù hợp với khả năng, vì vậy không có cơ hội để trẻ sáng tạo tích cực khám phá, trẻ cảm thấy không hứng thú, chưa phát triển tính tư duy, sáng tạo cho trẻ.
doc 20 trang skmamnon 16/04/2024 1340
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực sáng tạo khi tham gia hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực sáng tạo khi tham gia hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực sáng tạo khi tham gia hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non
 2
 Vì thế cho trẻ tích cực sáng tạo khi tham gia môn học khám phá khoa học 
sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì xung quanh mình, từ môi trường tự 
nhiên đến môi trường xã hội. Từ những lý do trên cho ta thấy rằng, nếu giáo 
viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, không sáng tạo trong việc tổ 
chức các hoạt động nói chung, tổ chức các hoạt động học nói riêng nhằm làm 
cho trẻ hứng thú, tập trung chú ý tích cực sáng tạo vào hoạt động học thì hiệu 
quả không cao. Muốn đưa trẻ tới hoạt động khám phá khoa học được tốt trước 
hết đòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp, có tâm huyết với nghề, chu 
đáo tỉ mỉ, chịu khó tìm tòi, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động học 
một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học 
tập đối với hoạt động khám phá.
2. Cơ sở thực tiễn:
 Tuy nhiên, ở trường mầm non hiện nay, việc tổ chức các hoạt động thí 
nghiệm, thử nghiệm giúp trẻ khám phá còn rất hạn chế. Hiệu quả tổ chức hoạt 
động khám phá cho trẻ chưa cao, trẻ chưa hứng thú. Một mặt do quá trình thực 
hiện các thí nghiệm khám phá khoa học rất phức tạp mất nhiều thời gian. Bên 
cạnh đó, việc nắm vững yều cầu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức 
hoạt động khám phá của giáo viên vẫn còn hạn chế. Việc nghiên cứu tìm tài liệu, 
sách báo của giáo viên hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm, thử nghiệm còn đơn 
giản chưa phong phú. Từ những lý do trên, là người giáo viên tôi đã trăn trở, suy 
nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi 
tích cực sáng tạo khi tham gia hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm 
non”.
II. Mục đích nghiên cứu.
 Nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực sáng tạo 
khi tham gia hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non, đồng thời phát 
huy cao nhất được tính mạnh dạn, tự tin, hứng thú của trẻ.
III. Đối tượng nghiên cứu.
 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực sáng tạo khi tham gia hoạt động 
khám phá khoa học ở trường mầm non.
IV. Đối thượng khảo sát thực nghiệm.
 Thực hiện áp dụng vào trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Số trẻ nghiên cứu là: 25 trẻ.
V. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, tìm tài liệu.
 Phương pháp quan sát, khảo sát.
 Phương pháp dùng lời nói.
 Phương pháp dùng trò chơi.
 Phương pháp thực hành.
 Phương pháp phân tích tổng hợp 4
để trẻ dễ dàng lĩnh hội nội dung giáo dục của các hoạt động vui chơi, học tập, 
lao động, làm tiền đề giúp trẻ học tốt các hoạt động học khác như: Văn học, 
toán, âm nhạc, tạo hình để trẻ lên lớp 5 tuổi.
 Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ 4-5 tuổi, đây là lứa tuổi 
kỳ diệu, trẻ rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã 
hội. Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo: chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo, 
giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng. Trẻ là 
chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động 
tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển 
khả năng, năng lực của mình. Trước những vấn đề trên, không chỉ cho trẻ hoạt 
động tích cực trong giờ chơi mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở các giờ 
hoạt động học. Cho nên việc tạo ra hứng thú khi cho trẻ tham gia hoạt động 
khám phá là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân, theo 
nhóm nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình 
giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỷ 
năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Chính vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu các 
biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực sáng tạo khi tham gia hoạt động khám phá ở 
trường mầm non, góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm 
non của trường nói riêng và ngành học nói chung.
II. Khảo sát thực trạng
1. Thuận lợi:
 Luôn nhận được sự quan tâm của nhà trường, giáo viên được tham gia các 
lớp bồi dưỡng về chuyên môn để tăng thêm sự hiểu biết về kiến thức chăm sóc 
giáo dục trẻ.
 Lớp học được Ban giám hiệu quan tâm, chú trọng đầu tư về cơ sở vật 
chất, trang thiết bị đồ dùng để phục vụ cho hoạt động.
 Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu 
thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ. 
 Giáo viên có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo 
trong giảng dạy để tìm ra các biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt 
động khám phá.
 Trẻ phát triển tốt về thể lực, đi học đều, thích tìm tòi khám phá, thích các 
hoạt động thí nghiệm, thử nghiệm, trải nghiệm.
2. Khó khăn:
 Mặc dù đã được đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng nhưng các 
thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan phục vụ cho quá trình khám phá khoa học 
chưa phong phú, hấp dẫn về chủng loại, màu sắc, chưa đáp ứng được nhu cầu 
của trẻ. 6
IV. Biện pháp thực hiện từng phần.
1. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình dộ chuyên môn về 
phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động khám phá khoa học.
 Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ cho 
bản thân là điều đặt lên hàng đầu. Muốn thực hiện được điều đó tôi phải tự tìm 
tòi sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng để trau dồi bản thân.
 Luôn nắm vững tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt 
động cho trẻ, không để trẻ nhàm chán im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực 
vào các hoạt động, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ.
 Để nâng cao được kết quả giáo dục trong các hoạt động mà đặc biệt là 
hoạt động khám phá thì trước tiên bản thân tôi phải tự học, tự bồi dưỡng nâng 
cao nhận thức và phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động khám phá khoa 
học.
 Đầu tiên, tôi tự bồi dưỡng về cách xây dựng kế hoạch, lựa chọn các đề tài 
khám phá khoa học hợp lý, phù hợp với độ tuổi, có tính sáng tạo và giáo dục 
cao. Bản thân tôi nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi lên lớp, khi soạn cần phải bám 
sát mục tiêu, ngân hàng nội dung chương trình, tìm hiểu, nắm chắc được yêu cầu 
và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. 
 Ngoài ra, khi được Ban giám hiệu cho đi dự giờ các đồng nghiệp tôi thấy 
đây là một cơ hội rất tốt để trau dồi, học hỏi kinh nghiệm. Bởi vì, trong quá 
trình dự giờ mọi người sẽ đưa ra những nhận xét về ưu điểm và tồn tại mà giáo 
viên còn mắc phải, từ đó sẽ đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân.
 Bản thân tôi tích cực tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên đề tiếp cận 
với những phương pháp đổi mới: Steam, Montesori ... Nhằm thay đổi và sáng 
tạo trong giáo dục. Luôn có ý thức học hỏi những người đi trước, dự giờ, tham 
quan các lớp, trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học những điều hay, điều mới 
lạ để thực hiện dạy trẻ có hiệu quả nhất.
 Việc tham gia thi giáo viên giỏi cấp trường cũng là một trong những cách 
tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho bản thân. Thông qua việc 
giảng dạy trực tiếp, được đồng nghiệp, ban giám khảo góp ý, đánh giá về hoạt 
động dạy sẽ tăng thêm kinh nghiệm cho bản thân.
 Tham khảo học hỏi các giờ dạy hay của đồng nghiệp trong và ngoài 
trường để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn
 Và đây là một vài hình ảnh tôi đã ghi lại khi được Ban giám hiệu nhà 
trường cho xem để giáo viên chúng tôi học tập từ các trường bạn.
2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập khoa học, sáng tạo. 
Xây dựng môi trường học tập hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện 
cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt 
động phong phú, đa dạng hơn . Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới linh hoạt, 8
xung quanh, ngoài việc sử dụng các phương pháp như: phương pháp quan sát, 
phương pháp trò chuyện, phương pháp sử dụng trò chơi... thì hình thức tích hợp 
hoạt động khám phá khoa học với các hoạt động khác vô cùng hữu ích như: hoạt 
động tạo hình, làm quen với toán, làm quen văn học, . Đây là yếu tố quan 
trọng giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động và phát huy tính tích cực 
sáng tạo của mình. Ngoài ra để tăng sự sáng tạo và kết quả giáo dục tôi thường 
lồng ghép tích hợp các hoạt động khác và trò chơi để trẻ ghi nhớ tốt hơn, hiểu 
vấn đề sâu và rộng hơn. Linh động, đan xen giữa các phần chuyển tiếp trong 
hoạt động dạy để hoạt động dạy thêm hào hứng, sôi động cho trẻ. 
 Sau những hoạt động học mệt mỏi giáo viên cho trẻ tham gia vào hoạt động 
góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động giao lưu, Để giảm đi sự mệt mỏi ở trẻ và 
tăng thêm sự hứng thú, tích cực học cho trẻ. 
 Ví dụ: Hoạt động ngoài trời: Cô yêu cầu trẻ vẽ sáng tạo theo ý thích. Với sự 
hiểu biết qua những giờ học khám phá khoa học trẻ đã được học cùng với sự 
quan sát, ghi nhớ, trí tưởng tượng của trẻ đã có những sản phẩm vô cùng sáng 
tạo và ấn tượng.
 Hình ảnh 2: Trẻ vẽ phấn trên sân trường
 Tạo cho trẻ môi trường hoạt động khám phá phong phú, hấp dẫn với các 
đồ dùng đồ chơi và các nguyên vật liệu khác nhau.
 Dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia sẻ. Nên chú ý 
lắng nghe những câu hỏi của trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ.
 Ví dụ: Tôi cho trẻ khám phá về “Sự phát triển của cây” 
 Nếu như bình thường giáo viên chỉ dạy trẻ trên máy tính, lô tô. thì trẻ 
sẽ hiểu theo cách thụ động, gò ép hiệu quả giáo dục không cao Thay vì cho các 
con xem tranh ảnh cô cho trẻ cùng làm thí nghiệm theo nhóm: Cho trẻ gieo hạt, 
Trồng cây, theo dõi, quan sát, ghi kết quả quá trình nảy mầm của cây. Trẻ được 
tự làm thí nghiệm cảm thấy rất hào hứng, thích thú để quan sát thảo luận và đưa 
ra kết quả khám phá của riêng mình. Sau đó cho trẻ trình bày về kết quả thí 
nghiệm của nhóm mình. Hoặc cho trẻ trải nghiệm thực tế vườn cây trong trường 
để trẻ trực tiếp cảm quan nói lên nhận xét của mình. Hằng ngày cho trẻ ngắm 
nhìn, theo dõi, quan sát để biết sự phát triển của cây như thế nào. Đồng thời cho 
trẻ trải nghiệm thực tế những thứ sẵn có trong tự nhiên trong trường như: vườn 
cây, vườn rau, bể cát, sỏi; bể nước,. Để trẻ dễ khám phá điều mới lạ và thực tế 
nhất.
 Hình ảnh 3: Trẻ quan sát sự phát triển của cây
 4. Biện pháp 4: Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động thí nghiệm, 
thử nghiệm, trải nghiệm khoa học.
 Trẻ mầm non là lứa tuổi rất hiếu động, thích khám phá, tìm tòi thế giới 
 xung quanh. Vì vậy một trong những phương pháp giáo dục mang lại hiệu quả 10
 Hình ảnh 4: Thí nghiệm làm trứng chìm, trứng nổi
Thí nghiệm 2 : Ba lớp chất lỏng.
+ Chuẩn bị: Một cốc nước cam, một cốc rượu vang, một cốc dầu ăn,
+ Hướng dẫn: Đầu tiên đổ nước trái cây và cốc, tiếp theo nhẹ nhàng đổ dầu ăn 
theo dọc thành cốc sau khi đổ dầu ăn ta dổ rượu vang tương tự như dầu ăn
+ Điều gì đang xảy ra?
 Các chất lỏng này không hòa tan vào nhau do mỗi chất lỏng có khối lượng 
riêng khác nhau, chất nào có khối lượng riêng lớn hơn sẽ chìm xuỗng dưới.
 Kết luận: Dầu, nước cam và rượu vang không thể hòa tan với nhau.
 Hình ảnh 5: Làm thí nghiệm với dầu và nước
Thí nghiệm 3: Vật có từ tính (Áp dụng chuyên đề theo phương pháp 
Montesori)
* Mục đích :
- Trẻ biết được lực hút của nam châm đối với các vật thể có từ tính.
- Trẻ biết dùng nam châm phân loại vật có từ tính, vật không có từ tính.
* Chuẩn bị :
- Khay giáo cụ, nam châm, thảm 2 màu, Hộp đựng các loại vật thể có từ tính và 
không có từ tính. 
* Cách Tiến hành:
- Cô tạo tình huống: Chị Tấm bị Dì ghẻ giao nhiệm vụ phải làm sao lấy được vật 
báu, trong một chiếc bình nhỏ. 
- Cho trẻ thảo luận và đưa ra ý kiến, và thực hành với ý kiến của trẻ.
- Sau đó cô dùng nam châm hút vật báu ra. 
- Cô thử nghiệm nam châm hút các vật thể khác.
- Sau đó cô cho trẻ làm thử nghiệm với nam châm.
Cô hỏi trẻ: Chuyện gì sẽ xảy ra với những vật thể có từ tính và những vật thể 
không có từ tính thì sao?
*Giải thích: 
 Những vật được làm từ sắt mà nam châm hút được người ta gọi là “vật có từ 
tính”. Những vật nam châm không hút được người ta gọi là không có từ tính.
 Hình ảnh 6: Trẻ đang làm thử nghiệm với nam châm
*Thử nghiệm: Làm bè nổi được trên mặt nước (Được áp dụng phương 
pháp đổi mới steam)
 * Mục đích :
Trẻ biết được bè là PTGT đường thuỷ. Bè nổi được trên mặt nước, bè có thể trở 
người, trở hàng.
Trẻ biết cấu tạo, đặc điểm của bè,...
* Chuẩn bị :
Ống hút, que kem, đũa, xốp, băng dính xốp, chậu nước , 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_tich_cuc_sang_tao_kh.doc