SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi sáng tạo tích cực khi tham gia hoạt động khám phá ở trường mầm non

Hoạt động khám phá giúp trẻ phát triển về các mặt trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, thể lực và lao động. Là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh, để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình hình thành và nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh mà giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Thông qua hoạt động này hình thành cho trẻ kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích tổng hợp khái quát. Hoạt động khám phá với trẻ mầm non là quá trình tham gia các hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên qua đó giúp trẻ được hoạt động và tự phục vụ bản thân. Những công việc đó có thể sẽ là bài học trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học.
Vì thế cho trẻ khám phá sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên đến môi trường xã hội. Từ những lý do trên cho ta thấy rằng, nếu giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, không sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động nói chung, tổ chức các hoạt động học nói riêng nhằm làm cho trẻ hứng thú, tập trung chú ý vào hoạt động học thì hiệu quả không cao. Muốn đưa trẻ tới hoạt động khám phá khoa học được tốt trước hết đòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp, có tâm huyết với nghề, chu đáo tỉ mỉ, chịu khó tìm tòi, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động học một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với hoạt động khám phá.
doc 20 trang skmamnon 16/04/2024 1440
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi sáng tạo tích cực khi tham gia hoạt động khám phá ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi sáng tạo tích cực khi tham gia hoạt động khám phá ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi sáng tạo tích cực khi tham gia hoạt động khám phá ở trường mầm non
 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi sáng tạo tích cực khi tham gia hoạt động 
 khám phá ở trường mầm non
tòi, nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi sáng tạo 
tích cực sáng tạo khi tham gia hoạt động khám phá ở trường mầm non”.
 2. Mục đích nghiên cứu.
 Nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi sáng tạo tích cực khi tham 
gia hoạt động khám phá ở trường mầm non, đồng thời phát huy cao nhất được 
tính tự tin, hứng thú của trẻ.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi sáng tạo tích cực khi tham gia hoạt 
động khám phá ở trường mầm non.
 4. Đối thượng khảo sát thực nghiệm.
 Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B8: 24 trẻ.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp dùng lời nói.
 Phương pháp dùng trò chơi.
 Phương pháp thực hành.
 Phương pháp phân tích tổng hợp
 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.
 Đề tài được thực hiện tại trường mầm non Vật Lại huyện Ba Vì - Hà Nội.
 Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020. 
 PHẦN II
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận:
 Tâm lý học và giáo dục học đã chứng minh rằng quá trình nhận thức của 
trẻ là hình ảnh “thu nhỏ” của quá trình nhận thức loài người. Cho trẻ làm quen 
với hoạt động khám phá có một tầm quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ 
mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Vì thông qua việc dạy trẻ khám phá 
môi trường xung quanh là rèn khả năng quan sát, so sánh, phân loại, khả năng 
chú ý, tư duy, tưởng tượng. Khám phá môi trường xung quanh nhằm củng cố 
hoá kiến thức, góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật 
hiện tượng xung quanh, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về 
thế giới xung quanh. Mở rộng vốn hiểu biết từ về thế giới xung quanh và qua đó 
làm giàu vốn từ cho trẻ. Trẻ nhận biết phân biệt, phát âm đúng chuẩn, đồng thời 
phát triển ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng mạch lạc. 
 Việc giáo viên tổ chức cho trẻ khám phá là một quá trình tiếp xúc, tìm tòi 
tích cực từ phía trẻ nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn dấu trong các 
sự vật, hiện tượng xung quanh. Mục tiêu của khám phá là: Giúp trẻ có những 
hiểu biết đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh, 
phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hình thành cho trẻ thái độ 
sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu 
 2/18 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi sáng tạo tích cực khi tham gia hoạt động 
 khám phá ở trường mầm non
 Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu 
thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ. 
 Giáo viên có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo 
trong giảng dạy để tìm ra các biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt 
động khám phá.
 Trẻ phát triển tốt về thể lực, đi học đều, thích tìm tòi khám phá, thích các 
hoạt động thí nghiệm, trải nghiệm.
 2.2.2. Khó khăn:
 Mặc dù đã được đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng nhưng các 
thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan phục vụ cho quá trình khám phá chưa phong 
phú, hấp dẫn về chủng loại, màu sắc, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
 Điều kiện để tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm, thí 
nghiệm, thực hành còn hạn chế.
 Trẻ còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, khả năng tích cực sáng tạo 
khi tham ra hoạt động chưa mạnh dạn, tự tin để phát biểu suy đoán của mình.
 Nhận thức của một bộ phận phụ huynh chưa đầy đủ nên chưa quan tâm 
tới việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chủ yếu phó mặc cho nhà 
trường.
 2.2.3. Khảo sát thực trạng
 Thực trạng về kết quả giáo dục khi tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ 
như sau: 
 Bảng 1: Kết quả khảo sát hoạt động khám phá của trẻ trước khi thực 
hiện đề tài với tổng số trẻ là 24 trẻ.
 S Nội dung Kết quả đầu năm học
 TT đánh giá Đạt Chưa đạt
 Trẻ đạt được mục đích - yêu cầu của hoạt 
 1 10 = 41,6% 14 = 58,3%
 động khám phá
 Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, sáng tạo 
 2 tham gia các hoạt động khám phá 11 = 45,8% 13 = 54,2%
 Trẻ có khả năng quan sát, so sánh, trong 
 3 hoạt động khám phá 9 = 37,5% 15 = 62,5%
 4 Trẻ hứng thú trong hoạt động khám phá 10 = 41,6% 14 = 58,3%
 Nhìn vào các bảng số liệu trên tôi nhận thấy kết quả giáo dục và sự hứng 
thú cho trẻ khi giáo viên tổ chức hoạt động khám phá tại trường mầm non chưa 
cao. Bản thân tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp sau để giúp trẻ tăng sự hứng 
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
 3. Biện pháp thực hiện.
 3.1. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức về phương 
pháp, hình thức tổ chức của hoạt động khám phá. 
 4/18 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi sáng tạo tích cực khi tham gia hoạt động 
 khám phá ở trường mầm non
 Và đây là một vài hình ảnh tôi đã ghi lại khi được Ban giám hiệu nhà 
trường cho xem để giáo viên chúng tôi học tập từ các trường bạn.
 4.2. Xây dựng môi trường và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ khám phá
 Xây dựng môi trường hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện 
cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt 
động phong phú, đa dạng hơn . Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới linh hoạt, 
sáng tạo hơn. Bởi vì, môi trường là yếu tố trực tiếp tác động hằng ngày đến trẻ. 
Môi trường trang trí lớp trong và ngoài lớp học, môi trường học tập, môi trường 
vui chơi đều có vai trò quan trọng đến giáo dục trẻ. 
 Để tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được khám phá môi trường xung 
quanh bằng vật thật thông qua hoạt động thực tiễn thì điều kiện khuôn viên trong 
trường và ngoài trường cần đảm bảo đủ các yêu tố cho trẻ trải nghiệm khám phá 
thực tế theo yêu cầu cho phép. Nếu môi trường không có thì trẻ không thể có 
điều kiện tham gia thực tế được.
 Chính vì vậy dựa vào ngân hàng đề tài theo các chủ đề thiết kế các hoạt 
động khám phá thì tôi cùng với các đồng nghiệp đã tham mưu với nhà trường 
xây dựng môi trường học tập cho trẻ được khám phá thế giới xung quanh bằng 
các hình thức như cho trẻ tự khám phá trực tiếp, được trải nghiệm và làm các thí 
nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế góp phần phát huy nhận thức cho trẻ.
 Đối với việc trang trí môi trường lớp học tôi luôn phải quan tâm hàng đầu. 
Ở mỗi tháng tôi luôn dành thời gian nghiên cứu thiết kế môi trường lớp học sao 
cho phù hợp với chủ đề mà trẻ khám phá, tìm hiểu về các sự vật thông qua hình 
ảnh trang trí đó. 
 Hình ảnh giáo viên đang trang trí tạo môi trường học tập cho trẻ
 Bên cạnh việc trang trí phù hợp với chủ đề, thì muốn các hoạt động khám 
phá đạt kết quả tốt thì phải có đồ dùng, đồ chơi vì đối với trẻ mầm non lĩnh hội 
kiến thức thông qua trực quan vì vậy việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan là 
rất cần thiết và quan trọng. Vì thế tôi luôn chú trọng đến việc làm đồ dùng đồ 
chơi ở các góc và sắp xếp đồ dùng sao cho thu hút và an toàn đối với trẻ, vừa tạo 
cho trẻ hứng thú khám phá, vừa giúp trẻ trải nghiệm thông qua hoat động tìm 
hiểu. 
 Hình ảnh tạo môi trường cho trẻ hoạt động khám phá 
 Khi tạo môi trường cho trẻ khám phá ở góc thiên nhiên tôi đã bố trí trồng 
rất nhiều cây xanh để trẻ tham gia hoạt động tìm hiểu, quan sát, khám phá đối 
tượng một cách thực tế giúp việc tiếp thu kiến thức được dễ dàng và hứng thú 
hơn. 
 Hình ảnh góc thiên nhiên
 4.3. Tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ dưới nhiều hình thức.
 Nội dung cho trẻ hoạt động khám phá về môi trường tự nhiên và môi 
trường xã hội vô cùng đa dạng và phong phú. Bởi bản thân sự vật, hiện tượng 
xung quanh luôn gây hứng thú cho trẻ, làm trẻ có mong muốn tìm hiểu, khám 
phá. Nếu quá trình này diễn ra dưới sự điều khiển của giáo viên thì hứng thú và 
tính ham hiểu biết của trẻ sẽ tăng lên.Việc tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện 
 6/18 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi sáng tạo tích cực khi tham gia hoạt động 
 khám phá ở trường mầm non
 * Cách tiến hành một thí nghiệm. 
 Cô giáo dùng những thủ thuật khác nhau để gây sự chú ý và khêu gợi sự 
hứng thú của trẻ, như đặt câu hỏi, hát, xem video đưa ra các tình huống có ý 
nghĩa đối với trẻ để khuyến khích trẻ suy nghĩ về hiện tượng sẽ tiến hành thí 
nghiệm.
 Cho trẻ quan sát và trò chuyện về hiện trạng ban đầu của vật làm thí 
nghiệm
 Cho trẻ phán đoán quá trình xảy ra và kết quả thí nghiệm, cô ghi lại phán 
đoán của trẻ hoặc trẻ ghi chép lại phán đoán của mình bằng hình ảnh.
 Trẻ cùng cô chuẩn bị các vật dụng thí nghiệm 
 Tiến hành thí nghiệm tùy thuộc vào độ khó hay đơn giản mà cô quyết 
định cùng thực hiện với trẻ hoặc cho trẻ tự thực hiện.
 Với nhũng thí nghiệm đơn giản, thời gian ít cô thực hiện chẫm rãi từng 
bước để trẻ kịp quan sát, hướng dẫn trẻ quan sát diễn biến của hiện tượng sảy ra, 
phát hiện và thảo luận so sánh với hiện tượng ban đầu để đi đến kết luận.
 Với các thí nghiệm cần thời gian dài, cô cần lựa chọn những thời điểm 
thích hợp để giải thích hướng dẫn trẻ ghi lại kết quả quan sát sự thay đổi của vật 
làm thí nghiệm bằng hình vẽ biểu đồ, kết hợp với các câu hỏi gợi ý để trẻ so 
sánh kết quả thí nghiệm với trạng thái ban đầu, cùng trẻ giải thích nguyên nhân 
của sự thay đổi và kết quả thí nghiệm.
 * Tổ chức cho trẻ cùng làm thí nghiệm.
 Thí nghiệm 1: Trứng nổi hay chìm khi cho vào nước muối.
 + Chuẩn bị: Một quả trứng, nước, muối, một cốc uống nước cao trong 
suốt
 + Hướng dẫn: Cô hỏi trẻ các đồ dùng cô dã chuẩn bị? Cô làm gì với 
những đồ dùng này?
 Đổ nước vào 2 cốc cho đến khi nó được khoảng một nửa.
 Cho khoảng 6 muỗng canh muối vào 1 cốc nước và khuấy đều.
 Nhẹ nhàng thả quả trứng vào trong cốc nước.
 + Điều gì đang xảy ra? (Trứng nổi)
 Đổ dần lượng nước (không có muối) từng chút một, quả trứng sẽ chìm 
dần.
 Kết luận: Lượng nước muối đậm đặc khiến cho quả trứng có thể được nổi 
 Hình ảnh: Thí nghiệm làm trứng nổi
 Thí nghiệm 2 : Ba lớp chất lỏng.
 + Chuẩn bị: Một cốc nước cam, một cốc rượu vang, một cốc dầu ăn,
 + Hướng dẫn: Đầu tiên đổ nước trái cây và cốc, tiếp theo nhẹ nhàng đổ 
dầu ăn theo dọc thành cốc sau khi đổ dầu ăn ta dổ rượu vang tương tự như dầu 
ăn
 + Điều gì đang xảy ra?
 Các chất lỏng này không hòa tan vào nhau do mỗi chất lỏng có khối lượng 
riêng khác nhau, chất nào có khối lượng riêng lớn hơn sẽ chìm xuỗng dưới.
 Kết luận: Dầu, nước cam và rượu vang không thể hòa tan với nhau.
 8/18

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_sang_tao_tich_cuc_kh.doc