SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động tạo hình

Hoạt động tạo hình nói chung là một trong những hoạt động góp phần tích cực cho sự phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Đây là một hoạt động nghệ thuật và là một phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ. Đặc biệt hình thành và phát triển ở trẻ nhiều mầm mống đầu tiên của sự sáng tạo. Nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy xung quanh, những gì làm cho chúng rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ tình cảm xúc cảm tích cực. Hoạt động tạo hình có đầy đủ diều kiện đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí thức, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người, như một thành viên trong xã hội. Qua hoạt động tạo hình trẻ biết yêu lao động, tích cực sáng tạo, đồng thời còn rèn luyện kĩ năng kĩ sảo, khả năng điều chỉnh hoạt động giữa mắt và tay. Như vậy hoạt động tạo hình là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Còn như các dạng hoạt động khác, hoạt động tạo hình là một hoạt động của con người nhằm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Thông qua các hoạt động này các khả năng sáng tạo nghệ thuật của cá nhân bộc lộ ra ngoài, được phát hiện, bồi dưỡng và phát huy.
doc 16 trang skmamnon 25/08/2024 760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động tạo hình

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua hoạt động tạo hình
 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua 
hoạt động tạo hình
động như vẽ, nặn xé dán, lắp ghép, có khả năng rèn luyện và sáng tạo tốt nhất. 
Các hoạt động tạo hình đòi hỏi trẻ phải phát huy tích cực những biểu tượng và 
vốn hiểu biết của mình. Sản phẩm tạo hình của trẻ thể hiện vốn kinh nghiệm mà 
trẻ có được qua sự tiếp xúc với thế giới xung quanh. Trẻ nhận biết thế giới như 
thế nào thì phản ánh vào trong sản phẩm tạo hình của mình như thế ấy. Sự đa 
dạng và hợp lí trong các sản phẩm tạo hình của trẻ mẫu giáo phụ thuộc vào vốn 
biểu tượng vốn kinh nghiệm và biện pháp hướng dẫn của người lớn. Vì vậy tôi 
đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi sáng tạo, sáng tạo đa 
chiều trong hoạt động tạo hình.”
 2/16 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua 
hoạt động tạo hình
 Hoạt động tạo hình của trẻ mang “ tính chủ định” tạo cho sản phẩm của 
mỗi trẻ mang tính hấp dẫn riêng. Bởi các ý tưởng thường nảy sinh tình cờ, thay 
đổi yếu tố ngẫu nhiên trong quan sát, trong trí nhớ hay trong cảm xúc.
 a. 5: Đặc điểm của sự sáng tạo ở trẻ 4-5 tuổi.
 Sự sáng tạo của trẻ phát triển nhanh ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ cả về số lượng 
và chất lượng. Ở thời kì này sự sáng tạo của trẻ phong phú hơn thời kì, mang tính 
tích cực và sáng tạo đa chiều hơn. Muốn cho sự sáng tạo của trẻ phát triển tốt đòi 
hỏi phải có những điều kiện giáo dục nhất định, đúng đắn nếu không sự sáng tạo 
của trẻ sẽ bị ngừng trệ hoặc phát triển theo hướng không mong muốn. Mà sự sáng 
tạo của trẻ chỉ phát triển trong hoạt động, đặc biệt là hoạt động tạo hình. Vì vậy 
việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ có ý nghĩa quyết định ngày càng mang tính 
chủ động và có ý thức.
1.2/ Cơ sở thực tiễn.
 Thực tế trẻ lớp tôi rất yêu thích môn học tạo hình, đặc biệt là hoạt động 
vẽ, cắt dán, xé, nặn trẻ say mê khám phá và tích cực thể hiện những gì chúng 
nhìn thấy, sờ thấy, cảm nhận thấyqua sản phẩm tạo hình của mình, sản phẩm 
của trẻ rất trong sáng hồn nhiên và đôi khi rất ngờ nghệch, không quan tâm tới 
nguyên mẫu, không quan tâm tới màu sắc đã giống thật chưa, hình dáng có bình 
thường và gần gũi với thực tế không, mọi người nghĩ gì về sản phẩm của mình 
đang làm, trẻ say mê đi theo cảm xúc, ý nghĩ của riêng mình và thể hiện thế giới 
theo cảm nhận rất riêng của mình. Sản phẩm của trẻ phong phú về nội dung và 
đề tài, có khi là sự thể hiện tình cảm của mình với mẹ với cô, có khi là hình ảnh 
một nhân vật trong một câu chuyện nào đó, có khi chỉ là một con bướm đang 
bay lượn bên khóm hoa, một con gà đang gáy sángNhìn chung sản phẩm của 
trẻ đơn điệu, màu sắc giản đơn, bố cục chưa thật hợp lí. Sản phẩm của trẻ cũng 
chưa có sự sáng tạo nhiều, hình ảnh chưa có sự mới mẻ. Kỹ năng vẽ tranh và tô 
màu, cắt dán của trẻ còn nhiều hạn chế, sản phẩm của trẻ nam và trẻ nữ có 
khoảng cách khá xa về mức độ sáng tạo do trẻ nam ít tham gia vào hoạt động 
góc tạo hình. Từ những hạn chế về sáng tạo của trẻ, thôi thúc tôi thử nghiệm và 
kiểm chứng các biện pháp trong đề tài của mình. Để tìm hiểu thực trạng của hoạt 
động này tôi đưa ra một số đề suất, biện pháp nhằm phát triển sự sáng tạo của trẻ 
qua hoạt động tạo hình tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 
tuổi sáng tạo, sáng tạo đa chiều trong hoạt động tạo hình.”
 4/16 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua 
hoạt động tạo hình
 - Giáo viên còn chủ quan, quan tâm chưa đúng mực đến sự sáng tạo đa 
chiều cho trẻ.
 - Phụ huynh có chưa sự hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của sự sáng 
tạo, sáng tạo đa chiều của trẻ, đôi khi còn cho đó là những điều phi thực tế, nên 
việc phối hợp rèn luyện thêm tại gia đình đôi khi còn gặp khó khăn.
 - Điều kiện về cơ sở vật chất đôi khi còn chưa cho phép cô tổ chức các 
buổi sinh hoạt tập thể, thăm quan, lễ hộiĐể cung cấp kiến thức cho trẻ.
 - Do phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự nhận biết về thế giới xung quanh 
của trẻ nên mức độ và khả năng của trẻ rất khác nhau, không đồng đều.
 - Một số trẻ đến lớp mầm non muộn hơn so với các bạn, vốn kinh nghiệm 
sống còn hạn chế, biểu tượng được hình thành đôi khi còn chưa chuẩn mực nên 
còn gây khó khăn cho quá trình thực hiện đề tài như cháu Công Thành, Quang 
Khôi, Đức Thắng.
 - Với những kinh nghiệm và thực tế kiểm tra tại lớp mình trong quá trình 
thực hiện đề tài tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau: 
 6/16 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua 
hoạt động tạo hình
trẻ sự say mê, hứng thú với tác phẩm tạo hình của mình thì cần cho trẻ thường 
xuyên tiếp xúc với đối tượng tạo hình trong cuộc sống xung quanh ở các góc 
nhìn các hoàn cảnh, các tư thế, tạo cho trẻ nhiều ấn tượng về đối tượng tạo hình.
 Cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật như tranh, ảnh nghệ thuật, 
tượng gốm, tượng thạch cao, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ... làm cho trẻ nhận 
ra sự phong phú của cái đẹp, bởi hình dáng, vật liệu màu sắc, cách thể hiện. Cho 
trẻ ngắm các sản phẩm thật giúp dạy trẻ thể hiện nội dung một cách mạch lạc, ý 
tưởng phong phú và bố cục rõ ràng của sản phẩm tạo hình. Trẻ có thể xem sản 
phẩm vào mọi lúc mọi nơi. Khi phân tích vật phẩm mẫu cho trẻ tôi đặc biệt chú 
ý đến phương tiện miêu tả: cách sắp xếp bố cục, hình tượng nghệ thuật, màu sắc, 
gợi ý để trẻ tự nghĩ ra các phương pháp thể hiện nội dung khác.
 VD: Trước khi cho trẻ vẽ hoặc cắt dán tạo ra những bông hoa đẹp, tôi sẽ 
cho trẻ được đi thăm vườn hoa, gợi ý trẻ quan sát kĩ thân, lá, cánh hoa, nhụy 
hoa. Sau đó cho trẻ xem tranh ảnh vẽ, sản phẩm hoa mẫu cô đã cắt dán về hoa.
Như vậy để trẻ tự sáng tạo ra một sản phẩm là của riêng mình thì việc giáo viên 
cung cấp cho trẻ biểu tượng đầy đủ, có cảm xúc ấn tượng là điều vô cùng cần 
thiết, tạo điều kiện cho các hình ảnh sáng tạo, có tính nghệ thuật sẽ ra đời ở 
tranh của trẻ, các vật thật với sự đa dạng và phong phú với những trạng thái 
khác nhau sẽ cung cấp cho trẻ nội dung sinh động của nó, kích thích cảm xúc 
giúp trẻ ghi nhớ tốt các hình ảnh, tạo đà cho trẻ sáng tạo.
 3.3.2/ Biện pháp 2: Giáo dục cho trẻ lòng say mê và ham thích 
được tham gia hoạt động tạo hình.
 Sự sáng tạo hay sáng tạo đa chiều chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố 
tình cảm xúc cá nhân nên giáo dục cho trẻ lòng say mê và ham thích hoạt động 
tạo hình là biện pháp quan trọng để phát triển sự sáng tạo đặc biệt là sáng tạo đa 
chiều ở trẻ. Muốn khơi gợi lòng ham thích của trẻ một cách tự nhiên, tự nguyện 
giáo viên phải kích thích, gợi mở, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động, trẻ có 
thích thú say mê thì sản phẩm tạo hình mới có chất lượng cao, có chiều sâu và 
khả năng sáng tạo, sáng tạo đa chiều của trẻ được bộc lộ rõ. Khi đàm thoại về ý 
tưởng tôi thường sử dụng những câu hỏi ngắn, dễ hiểu ( Con định làm gì?, con 
sẽ tạo ra chúng bằng vật liệu gì?, con làm như thế nào?...), có hình tượng cùng 
cử chỉ điệu bộ, nét mặt gây cảm xúc, khơi gợi lòng ham thích cho trẻ, để khi bắt 
tay vào thực hiện ý tưởng- tạo sản phẩm trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin.
 VD: Khi cho trẻ hoạt động vẽ "một số loài hoa" tôi sẽ hỏi ý tưởng của trẻ :
 + Các bạn sẽ tặng cho mẹ mình những bông hoa như thế nào?
 8/16 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua 
hoạt động tạo hình
 3.2.4/ Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ sử dụng cùng lượng vật liệu và bài 
trí bằng nhiều cách khác nhau (sáng tạo đa chiều) tạo ra nhiều sản phẩm.
 - Để kích thích hứng thú, mong mỏi hoàn thiện sản phẩm của trẻ tôi cho 
trẻ tạo ra các sản phẩm riêng lẻ sau đó cho trẻ dùng các sản phẩm này tạo thành 
một món sản phẩm thật hoàn chỉnh làm quà tặng hoặc trang trí.Tôi hướng dẫn 
trẻ hoạt động mà ít giáo viên làm: hướng dẫn trẻ bài trí các sản phẩm riêng lẻ 
thành một sản phẩm hoàn chỉnh có bố cục và màu sắc hài hòa.
 Ví dụ: cùng xé những dải giấy màu nhưng dùng những cách dán khác nhau: 
chấm hồ 2 đầu dán bồng cong phần giữa, hay dán đan lồng các dải vào nhau, nổi 
khối trên giấy dễ thực hiện lại đẹp mắt thu hút trẻ say sưa hơn bao giờ hết.
 Để bé chủ động tự tạo cho mình nhiều sự lựa chọn hơn trong cách hoàn 
thiện sản phẩm, bé có sản phẩm mình yêu thích nhất, khiến bé tiếp tục hứng thú, 
háo hức, mong mỏi đến những hoạt động tạo hình sau này. Những gợi ý cho 
buổi học sau của cô giáo giúp bé ghi nhớ suy nghĩ việc mình sẽ làm gì trong 
buổi tạo hình tiếp theo hoặc bé trao đổi với người khác về ý định của mình. Vậy 
là tôi đã kích thích cho trẻ có sự sáng tạo từ những buổi trước khi thực hiện tiết 
học, nó giúp tôi phát hiện những bé có năng khiếu và thực sự say mê với bộ môn 
tạo hình để phối hợp cùng phụ huynh động viên, bồi dưỡng tài năng cho bé giúp 
các bé luôn tự tin vào bản thân và tiếp tục say mê sáng tạo, sáng tạo đa chiều.
 3.2.5/ Biện pháp 5: Sử dụng sản phẩm của trẻ vào mọi hoạt động .
 Sử dụng sản phẩm của trẻ vào các ngày lễ, ngày hội góp phần giáo dục và 
làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp (Tình yêu thương con 
người, yêu quê hương đất nước), giúp trẻ thêm phấn khởi, vui tươi có những 
cảm xúc mới mẻ, trẻ thêm yêu và gắn bó với cô giáo, với bạn bè. Trẻ cùng cô 
giáo chuẩn bị cho ngày hội, ngày lễ còn giúp trẻ rèn luyện tính độc lập, sáng tạo 
tìm tòi, và có những sáng kiến... giúp trẻ tự tin vào bản thân.
 Dùng sản phẩm của trẻ vào những cuộc trưng bày nhỏ: Trẻ ngắm sản phẩm 
của mình, của bạn, so sánh và đánh giá các sản phẩm tìm ra điểm khác biệt mang tính 
cá nhân, cá biệt điểm nối bật của bạn, cái riêng chỉ mình mới có, thu nhận các biểu 
tượng, phát huy điểm mạnh trong tác phẩm của mình. Đây là điều kiện quan trọng để 
trẻ biết cách cảm thụ cái đẹp, yêu thích sự sáng tạo và yêu thích hoạt động tạo hình.
 Cho trẻ sử dụng sản phẩm của mình về tặng người thân trong những dịp kỷ 
niệm đặc biệt của gia đình: sinh nhật người thân, kỷ niệm ngày cưới của bố mẹ, 20/10, 
08/03 trẻ vô cùng hạnh phúc khi trao tặng tình cảm của mình đến những người thân.
 10/16 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển trí tưởng tượng sáng tạo qua 
hoạt động tạo hình
thân, cô giáo, bạn bè và những sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ. Trẻ vô 
cùng thích thú, hưởng ứng nhiệt tình yêu cầu của cô, kích thích được trẻ lòng
 ham thích sáng tạo và được sáng tạo.
VD: Sắp tới ngày 8/3, ngày quốc tế phụ nữ, tôi tổ chức cuộc thi làm hoa tặng mẹ 
về mẹ để cả lớp tham gia với những sự gợi ý như con hãy thể hiện tình cảm của 
con với mẹ của mình bằng cách tạo ra những bông hoa thật đẹp làm món quà 
tặng mẹ trong ngày 8/3, vẽ lại khuôn mặt mẹ, ngày 20/11 tôi cho các bé cùng 
làm những bưu thiếp hoa xinh tặng cô
 3.2.8/ Biện pháp 8: Phối hợp với phụ huynh cùng tác động đến trẻ.
 Phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trên mọi lĩnh vực luôn 
được đánh giá là vô cùng quan trọng. Giáo viên có phối kết hợp đều tay được 
với phụ huynh trên mọi phương diện, mọi góc độ, mọi thời điểm... mang lại cho 
các con môi trường giáo dục tốt nhất, kiểm chứng, đánh giá tác dụng của giáo 
dục trên trẻ, đồng thời phụ huynh cũng đánh giá một cách khách quan công sức 
của giáo viên, đồng tình ủng hộ cô trong quá trình giáo dục. 
 Tôi tuyên truyền với phụ huynh qua các buổi họp phụ huynh, các giờ đón 
trả trẻ, những dịp đặc biệt của nhà trường mà có phụ huynh tham dự... về tầm 
quan trọng của việc phát triển trí sự sáng tạo cho trẻ. Trao đổi về những việc cô 
giáo mong muốn làm, về mục tiêu đặt ra với từng cháu tới phụ huynh để họ 
đánh giá, khen, chê con kịp thời, có cái nhìn động viên khích lệ trẻ thường 
xuyên hơn.
 Tôi thường xuyên để phụ huynh được nhìn thấy những sản phẩm tạo hình 
của con, đặc biệt là những bài tạo sản phẩm tạo hình của trẻ từ đó gợi ý phụ 
huynh sẽ khơi gợi về đề tài này ở nhà, trao đổi riêng với trẻ, gợi ý thêm cho trẻ 
những ý tưởng mới, đồng thời cho con thực hiện lại bài tạo hình ở nhà với sự 
hướng dẫn và gợi mở tỉ mỉ hơn, sâu sắc hơn. Mang sản phẩm của trẻ để trao đổi 
lại với cô. Cô có thêm tư liệu để nhận xét đánh giá trẻ công bằng hơn. 
 Trao đổi với phụ huynh cung cấp thêm những tư liệu, những nguyên liệu 
để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ ở lớp: đóng góp lịch, báo cũ, giấy trắng 
một mặt để cho trẻ vẽ, sưu tầm những bài vẽ, tranh vẽ thiếu nhi đạt giải, những 
sản phẩm tạo hình hand made để tổ chức các buổi triển lãm nhỏ. Tôi đề nghị phụ 
huynh chụp lại, quay lại hình ảnh về quê hương, vùng miền xa mà phụ huynh có 
dịp thăm quan làm tư liệu cung cấp biểu tượng cho trẻ, mở rộng tầm hiểu biết, 
có thêm kinh nghiệm sống làm vốn liếng để khi thực hiện những bài vẽ trẻ có 
những nét chấm phá, những sự sáng tạo độc đáo, giúp cho trẻ sáng tạo đa chiều.
 12/16

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_phat_trien_tri_tuong.doc