SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển toàn diện thông qua hoạt động ngoài trời

Các bé trong lứa tuổi mẫu giáo có trí tưởng tượng bay bổng và vô cùng phong phú. Bé rất tinh ý với những thay đổi và tác động của môi trường, đặc biệt khi cảnh vật xung quanh có nhiều màu sắc, những đồ chơi ngộ nghĩnh, hình ảnh sinh động.
Những cơ hội tiếp xúc với môi trường đa dạng bên ngoài giúp bé khám phá năng khiếu nghệ thuật và khả năng tham mỹ của mình. Bé có khiếu hội họa sẽ thích thú với việc vẽ lại sự vật xung quanh, trong khi bé có khả năng ngôn ngữ tốt sẽ biết cách miêu tả lại sự vật đó...
Các hoạt động ngoài trời tại trường mầm non là một trong những cơ hội để bé được tiếp xúc và trải nghiệm với những sự vật xung quanh. Và cô, với vai trò là người đồng hành trong hành trình khám phá của bé, hãy luôn tiếp sức cho bé bằng nguồn dinh dưỡng liên tục và vượt trội cho trí não.
Bên cạnh đó, các hoạt động này giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động, giúp bé tiêu hao năng lượng, do đó sẽ ăn ngủ ngon hơn. Việc chạy nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng khoái hơn, bé sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng hơn.
Do đó tôi mạnh dạn chon đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển toàn diện thông qua hoạt động ngoài trời” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình, để từ đó có thể thấy được hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ.
docx 40 trang skmamnon 02/08/2024 750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển toàn diện thông qua hoạt động ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển toàn diện thông qua hoạt động ngoài trời

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển toàn diện thông qua hoạt động ngoài trời
 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển toàn diện thông qua HĐ ngoài trời.
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Giai đoạn mẫu giáo là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của bé. 
Ớ giai đoạn này, trẻ hình thành, phát triển giao tiếp xã hội, phát triển về mặt tư duy, 
trí tuệ, thể chất và nhiều kĩ năng khác.Vì vậy trẻ được tham gia rất nhiều các hoạt 
động trong trường mầm non như hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ăn ngủ 
vệ sinh ..........................và không thể không nhắc tới đó là hoạt động ngoài trời.
 Hoạt động ngoài trời là hoạt động rất cần thiết đối với trẻ. Nếu không được 
tham gia các hoạt động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, 
kỹ năng giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hòa 
đồng.
 Vì vậy, trong các hoạt động dạy và học hàng ngày của trường mầm non 
không thể thiếu các hoạt động ngoài trời.
 Hoạt động ngoài trời bao gồm các hoạt động có chủ đích (nhằm rèn luyện 
một số kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách khoa học, theo đúng mục tiêu của 
chương trình); các hoạt động giúp trẻ nhận biết và làm quen với môi trường và cuộc 
sống xung quanh. Có thể nói, khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa 
nghịch, cười nói, chạy nhảy. thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát 
triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình.
 Việc vui chơi, khám phá thế giới bên ngoài sẽ giúp bé phát triển trí não tốt 
hơn ngay từ đầu với 4 khía cạnh then chốt: thông minh, vận động, cảm xúc và giao 
tiếp.
 Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy những bé thường xuyên tham gia hoạt 
động ngoài trời sẽ thông minh, năng động, biết chia sẻ và ngôn ngữ phát triển hơn 
các bạn đồng trang lứa.
 Các hoạt động ngoài trời ở lứa tuổi mầm non sẽ mang đến những điều tuyệt 
vời cho bé như:
 *Rèn luyện khả năng vận động và trí thông minh
 Các hoạt động vui chơi, khám phá ngoài trời ở trường thích hợp với bản tính 
hiếu động, thích tìm tỏi của bé. Không chỉ dừng ở vận động thô như đi, chạy mà 
các trò chơi còn giúp bé phối hợp nhiều hơn giữa các giác quan của cơ thể, từ đó 
hình thành những vận động tinh như leo trèo, bắt bóng, nhảy xa, chạy vượt chướng 
ngại vật.
 Hơn thế nữa, bé sẽ tập quan sát nhiều hơn, trí não bé được kích thích liên tục 
để tiếp nhận thông tin về màu sắc, hình thái của các sự vật xung quanh. Từ đó rèn 
luyện cho bé khả năng phân tích sự việc và đưa ra các giải pháp để xử lý tình huống 
theo cách riêng của bé.
 *Phát triển kỹ năng giao tiếp và cảm xúcKhi tham gia vào các trò chơi tập 
 2 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển toàn diện thông qua HĐ ngoài trời.
giảng dạy, định hướng và giúp trẻ phát triển đúng với từng giai đoạn.
 Bốn đến năm tuổi là tuổi của sự tò mò, vui vẻ nhưng có những lúc trẻ chẳng 
dễ chịu chút nào. Đây cũng là những khoảnh khắc bình thường khi trẻ đang tiếp tục 
phát triển các các kỹ năng xã hội và cảm xúc của mình.
 Tại thời điểm này, trẻ thích chơi với bạn cùng tuổi. Trẻ có thể có người bạn 
thân đầu tiên và rất quan tâm đến những gì bạn mình có, bạn mình nghĩ hay làm. 
Trẻ trong độ tuổi 4-5 tuổi có thể ví như miếng bọt biển đang khao khát hấp thụ 
nước. Trẻ có thể học theo một cách nhanh chóng các hành vi, hình ảnh, bắt chước 
cách nói trên truyền hình hay từ người khác và áp dụng về nhà mình.
 Trẻ cũng đang trong giai đoạn hình thành ý thức cá nhân với những ý tưởng 
và ý kiến riêng. Trẻ không ngại thể hiện mình một cách mạnh mẽ và có thể coi 
những điều mình thể hiện hoàn toàn bình thường.
 Nói chung, đây là cách trẻ đang trải nghiệm, thử nghiệm và học tập để tìm 
ra những giới hạn về mặt xã hội và tình cảm, chấp nhận được hay không chấp nhận 
được.
 Ớ giải đoạn trẻ đang tập làm người lớn, chúng ta cần đối xử với trẻ bằng sự 
bình tĩnh và yêu thương, không chửi mắng hoặc trừng phạt trẻ. Hãy giải thích cho 
trẻ hiểu mọi vấn đề mà trẻ thắc mắc trong cuộc sống
 Trẻ từ 4 đến 5 tuổi rất hiếu động. Trẻ không còn phụ thuộc quá nhiều 
vào bố mẹ như trước nữa mà dành nhiều thời gian để chơi một mình hoặc chơi đùa 
cùng bạn. Đây cũng là giai đoạn trẻ đang phát triển tư duy logic nên việc lựa chọn 
trò chơi phù hợp và khuyến khích phát triển dư duy cho trẻ được các bố mẹ vô cùng 
quan tâm.
 *Trẻ tò mò khám phá thế giới xung quanh
 Nhận thức của trẻ được hình thành nên trẻ bắt đầu quan sát và khám phá các 
vật xung quanh mình. Trẻ thích các trò chơi như nghịch nước, ném bóng, đồ chơi, 
nếm thử mùi vị của đồ ăn...
 *Trẻ bắt đầu giao tiếp và học theo
 Giao tiếp là một trong những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non. Ớ độ tuổi này, trẻ 
bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp và hào hứng với việc giao tiếp với mọi người. 
Trẻ sẽ quan sát những gì đang diễn ra xung quanh, cha mẹ, người thân và giáo viên 
để học theo. Là giáo viên mầm non, các bạn nên chú ý trong ngôn từ giao tiếp trên 
lớp sao cho chuẩn mực sư phạm, tránh sử dụng tiếng địa phương tránh gây nhiễu 
loạn ngôn ngữ của trẻ.
 *Trẻ thích được yêu thương
 Các em bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên đặc điểm tâm lý trẻ mầm 
non trong giai đoạn này là sợ hãi và cần sự yêu thương của gia đình, giáo viên và 
mọi người xung quanh. Khi trẻ sợ hãi, giáo viên nên động viên, ai ủi trẻ, khi trẻ 
 4 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển toàn diện thông qua HĐ ngoài trời.
 + Trò chơi xếp hình
 + Các trò chơi điện tử đơn giản
 Mặc dù có những khả năng rất đa dạng và khác biệt, tất cả các trẻ ở độ tuổi 
mẫu giáo đều bắt đầu nắm bắt được những khái niệm trừu tượng. Chính những hiểu 
biết này có thể giúp trẻ đếm đến 10, nhận biết số lượng hơn kém trong phạm vi 5, 
hiểu được thời gian, nhận diện chữ cái, màu sắc và hình dạng .... Thêm vào đó, hầu 
hết trẻ vào giai đoạn này đã nắm vững được công dụng của những thứ xung quanh, 
thậm chí cả những máy móc phức tạp (như máy giặt) và những khái niệm tương đối 
khó hiểu (mà “tiền” là một ví dụ). Ngoài ra, trẻ cũng muốn mở rộng kiến thức bằng 
cách nghe bạn kể lại về một ngày của mình diễn ra như thế nào.
 Một trong những nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi có vẻ như tiến bộ hơn rất 
nhiều so với những năm trước đó đến từ khả năng kiểm soát và phối hợp đôi tay 
của mình. Cột mốc quan trọng cho phép trẻ sao chép các chữ cái, con số và vẽ các 
hình khối là việc có thể cầm viết giống như cách của người lớn. Kĩ năng vận động 
tĩnh của trẻ giờ đây bao gồm cả việc sử dụng tốt thìa, dao, kéo, dĩa.., trẻ có thể tự 
mặc quần áo và gấp quần áo gọn gàng để đúng nơi quy định. Ngoài ra, trẻ cũng đã 
có thể nhảy dây , chơi các trò chơi chung sức..
 Trẻ 4- 5 tuổi ăn nói trôi chảy hơn và có khả năng phát âm cũng như sử dụng 
ngữ pháp chính xác hơn (mặc dù vẫn còn mắc phải một số nhỏ). Bên cạnh đó, trẻ 
cũng gặp nhiều khó khăn với các phụ âm như l, s, r, v, d. Ngoài ra, trẻ đã biết sử 
dụng những câu nói dài và phức tạp để kể cho bạn nghe về những câu chuyện thú 
vị xảy ra trong ngày
 1.3. Vai trò của hoạt động ngoài trời đối với trẻ
 Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân 
tộc. "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai".Chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ khi còn 
nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ 
trở thành con người của thế kỉ 21."Chẳng có một tâm hồn nào có thể tỏa bóng yêu 
thương mà lại không bắt dễ từ một hạt giống đã ươm sâu lòng nhân ái''.
 Thật vậy ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã được cha mẹ yêu thương, nâng niu, 
chăm sóc. Nhưng để trẻ có được một nhân cách toàn diện, sau này trở thành người 
công dân tốt thì chỉ sự yêu thương chăm sóc thôi là chưa đủ mà cần giáo dục trẻ 
một cách khoa học, phù hợp và trường mầm non chính là môi trường thuận lợi nhất 
để giáo dục trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời.
 Hoạt động ngoài trời là loại hình hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm 
non. Đây là một trong những loại hình hoạt động đem lại cho nhiều cơ hội tiếp xúc 
với thiên nhiên, ở đó trẻ có cơ hội phát triển kỹ năng, các năng lực hoạt động nhóm, 
chơi hợp tác theo nhóm, phát triển năng lực sáng tạo, trẻ được tìm tòi khám phá 
 6 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển toàn diện thông qua HĐ ngoài trời.
để phát triển thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang 
phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang 
hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc mất cân đối nếu như trẻ 
nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót 
trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được
2.1. Một số nét về lớp.
 Năm học 2016-2017 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 
nhỡ 4 - 5 tuổi. Với tổng số trẻ là: 43 trẻ. Vào đầu năm học khi thực hiện hoạt động 
ngoài trời tôi thấy đa số trẻ còn nhút nhát, không hứng thú tham gia hoạt động. Đa 
số trẻ chưa có nề nếp khi tham gia các hoạt động như hoạt động chung, hoạt động 
góc cũng như hoạt động ngoài trời.... Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn 
chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển toàn diện thông qua hoạt 
động ngoài trời” làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 - 2017.
 Trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lơi, khó khăn sau:
2.2. Thuận lợi
 - Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ để các giáo viên trong 
trường hoàn thành tốt công việc của mình
 - Trường có khu thiên nhiên đẹp, rộng dãi, thoáng mát cho trẻ thực hành 
quan sát, khám phá và vui chơi.
 - Bản thân thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ hoạt 
động và tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời có kế hoạch, biện pháp để to chức 
tốt giờ hoạt động ngoài trời.
 - Các bé tích cực tham gia các hoạt động.
2.3. Khó khăn
 Sân trường nền bằng bê tông không đảm bảo an toàn cho các cháu vui chơi 
nên giáo viên nhiều khi không tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời hoặc chỉ cho 
trẻ ra sân trong một thời gian ngắn.
 Nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều cũng là một nguyên nhân gây 
khó khăn cho các cô khi tổ chức chơi ngoài trời cho trẻ.
 Sau đây là bảng khảo sát đánh giá các lĩnh vực phát triển của trẻ đầu năm 
học mà tôi đã làm :
 Thời gian Đầu năm học
 Lĩnh
 Số trẻ đạt Tỷ lệ % Số trẻ chưa Tỷ lệ %
 vực phát
 triển đạt
 Nhận thức 25 58 18 42
 Ngôn ngữ 26 60 17 40
 8 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển toàn diện thông qua HĐ ngoài trời.
quan sát, Ví dụ như yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìm hiểu về một số loại hoa và 
mang hoa vào trong lớp cho cả lớp cùng xem, hay vận động sự hỗ trợ của phụ huynh 
trò chuyện cùng trẻ hay dẫn trẻ tham quan ở vườn hoa công viên, động viên phụ 
huynh mang hoa cây cảnh đến lớp cho trẻ quan sát, ngoài ra cô cần có câu hỏi gợi 
ý nhằm phát triển tư duy của trẻ . Với cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích 
cực và không những thế tôi đã nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh 
học sinh.
 Trong quá trình quan sát cô luôn lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được tự nhận 
xét đánh giá, được cầm, sờ, nắn ... Trẻ phải tự nói lên ý kiến của mình. Chính vì thế 
cô cần có kiến thức sâu rộng về thế giới xung quanh để cung cấp cho trẻ. Cô luôn 
quan tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong khi chơi bằng cách khai thác kinh 
nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và cho trẻ được thực hành nhiều 
nhất. Tạo được nhiều các tình huống cho trẻ phải suy nghĩ giải quyết tình huống đó 
và sáng tạo nhiều nội dung chơi, chủ đề chơi phong phú hơn.
 Giáo viên luôn hướng trẻ chơi theo một chủ đề thích hợp, mở rộng kỹ năng 
chơi và giao tiếp. Trẻ được hoạt động một cách tích cực nhất, từ đó gây nhiều hứng 
thú cho trẻ khi chơi. Cô luôn chú ý tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi quan sát và 
bầu không khí vui tươi giữa cô và trẻ để buổi chơi thu đựơc kết quả thành công 
nhất.
 Không chỉ về học tập mà thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên ngoài 
trời sẽ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ, giúp trẻ có một sức khoẻ dồi dào, 
chống lại sự thay đoi đột ngột của thời tiết.
 Đối với trẻ nhỏ, sự động viên khích lệ của người lớn trước khi làm một việc 
gì đó là rất quan trọng, nó tạo cho trẻ sự thoải mái, tự tin vào bản thân, trẻ dám làm, 
dám nghĩ và dám nói ra những điều trẻ quan sát phát hiện ra, nếu bầu không khí 
không được thoải mái trẻ sẽ không dám nêu lên những điều trẻ khám phá được vì 
trẻ sợ, nếu sai sẽ bị la, nên việc tạo cho trẻ có tâm thế thoải mái khi quan sát sẽ giúp 
giờ học trở nên sôi động, giúp trẻ tích cực hơn trong giờ khám phá đạt kết quả cao.
 Tổ chức quan sát trực tiếp các đối tượng, thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với 
môi trường sống:
 Hoạt động ngoài trời là cơ hội tốt nhất để tổ chức các hoạt động đa dạng tích 
cực của trẻ, trong quá trình hoạt động trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên: với mây, 
với nắng và gió, với hoa, lá, cỏ, cây. Có thể tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên 
sẵn có trên sân để tổ chức thành trò chơi học tập đơn giản, nhưng cũng nhằm mục 
đích củng cố kiến thức mà trẻ được học trên lớp đồng thời phát triển tư duy ở trẻ.
 Ví dụ: Khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát hoa, để 
củng cố kiến thức về số lượng và chữ số vừa được học trên lớp tôi cho trẻ đếm số 
cánh hoa và xác định số cánh hoa là bao nhiêu, hoặc tìm trong vườn 4 cây giống 
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_phat_trien_toan_dien.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển toàn diện thông qua hoạt động ngoài trời.pdf