SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc

Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 4 tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc” làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy trẻ mầm non.
docx 21 trang skmamnon 01/08/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong 
nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn 
vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở 
đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm đối với âm nhạc 
. Trẻ em rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. 
Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là 
phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. giáo dục âm nhạc còn 
hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng 
lớn, hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức 
kỷ luật , tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. giáo dục âm nhạc còn là phương tiện 
nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức cho 
trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm 
nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát , nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành 
ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát 
triển về thẩm mỹ, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 
2.Cơ sở thực tiễn
Ở tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mĩ của trẻ phát triển khá nhanh, tâm hồn trẻ nhạy 
cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh. Vì vậy, trẻ dễ nhận ra những vẻ 
đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát và học rất nhanh bằng cách bắt 
chước. Trẻ đến với nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ thuật đối với 
trẻ thơ rất mạnh mẽ. Đa số trẻ 4 - 5 tuổi đã biết nhận xét về âm nhạc như tính chất 
vui vẻ, nhộn nhịp, sôi nổi hay trầm tĩnh, êm dịu, nhịp điệu nhanh chậm, cường độ 
to nhỏ, âm sắc nhạc cụ, giọng bạn hát, tiếng kêu của các con vật, tiếng vật gì gõ, 
tiếng đàn gì vang lên.... Trẻ hiểu được yêu cầu thể hiện sắc thái bài hát, thể hiện các 
động tác trong điệu múa, biết hòa mình với tập thể. Trong các vận động trò chơi trẻ 
thích giả làm gà, vịt, mèo, chim hót, thích làm ca sĩ.... Đặc biệt, rất thích chơi với 
nhạc cụ. Tuy nhiên mức độ cảm thụ âm nhạc của trẻ khác nhau, một số cháu còn 
nhút nhát không hứng thú tham gia hoạt động, khi hát còn không chính xác về giai 
điệu lời ca. Để phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc, trẻ hứng thú hoạt động 
tích cực đòi hỏi giáo viên phải nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Sử dụng các 
 2/20 + Diện tích lớp còn chật, số trẻ đông,không gian hoạt động của góc âm nhạc còn 
hạn chế.
+ Nhà trường chưa có phòng âm nhạc cho trẻ hoạt động.
+ Sự phối hợp với phụ huynh cũng có nhiều khó khăn,bản thân có ít thời gian để 
trao đổi với từng phụ huynh về đặc điểm riêng,về những mặt mạnh yếu của học 
sinh.Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến đề tài này mà chỉ quan tâm đến 
môn làm quen với toán.
 Vì tất cả nhũng lý do trên,tôi luôn mong muốn mình phải làm gì đó để giúp trẻ học 
thật tốt bộ môn âm nhạc,tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo,để tìm ra những 
cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ.Bằng tất cả sự lỗ 
lực và cố gắng đó,tôi đã tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính 
tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc”.
4.Các biện pháp thực hiện
-Bảng kết quả khảo sát đầu năm:
 Đầu năm
 Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu
 Số % Số % Số % Số %
 lượng lượng lượng lượng
Khả năng nghe hiểu nội 8 20 15 37,5 12 30 5 12,5
dung bài hát
Hát đúng giai điệu và 10 25 14 35 8 20 8 20
lời ca
Khả năng vận động theo 8 20 12 30 11 27,5 9 22,5
lời bài hát
Khả năng mạnh dạn,tự 11 27,5 10 25 12 30 7 17,5
tin khi tham gia hoạt 
động âm nhạc
Qua khảo sát quá trình “ Hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ đầu năm tôi thấy:
 - Trẻ chưa hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc. Một số 
chưa thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc, nghe hát, kĩ năng hát chưa có tính nghệ thuật, 
hát không rõ lời, sai giai điệu. Khi dạy trẻ hát cô chưa chú trọng rèn kĩ năng ca hát 
cho trẻ. Khả năng vận động theo nhạc chưa tốt.
 4/20 lại nhiều lần,hát cho thuộc lời,đúng giai điệu.Tôi còn tập hát và kết hợp đánh đàn 
để cho trẻ cảm nhận trọn vẹn hơn giai điệu của mỗi bài hát.Vào những buổi sinh 
hoạt văn nghệ cuối tuần ,biểu diễn văn nghệ cuối chủ điểm ,tôi luôn thể hiện năng 
khiếu,giọng hát của mình cho trẻ nghe,không những thế tôi còn khuyến khích trẻ 
tham gia,hưởng ứng cùng với tôi như múa cùng cô,hoặc cô hát trẻ sử dụng nhạc cụ 
âm nhạc phụ họa theo.
 Để tạo sự gần gũi,giao lưu giữa cô và trên mỗi tiết học âm nhạc,tôi thường xuyên 
chú ý tác phong sư phạm lên lớp của mình.Với phương châm:”Trẻ học mà 
chơi,chơi mà học”,tôi luôn tạo một một cảm giác thỏa mái,tự tin,vui vẻ,hòa đồng 
cùng tất cả các cháu.Cô giống như một người mẹ,người bạn có thể lắng nghe,hiểu 
hơn về những tâm tư tình cảm và nguyện vọng ước mơ của trẻ.Khơi dậy ở trẻ một 
tâm thế mạnh dạn,tự tin,vui tươi trong tất cả các hoạt động âm nhạc ở trường.
 Tóm lại,muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc ở trường mầm non,muốn trẻ 
có khả năng cảm thụ tác phẩm âm nhạc một cách sâu sắc và gần gũi nhất,thì trước 
hết người giáo viên phải có kiến thức,khả năng âm nhạc,biết truyền đạt,biết thể 
hiện tác phẩm một cách hấp dẫn vì hiệu quả giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới 
trẻ.Bên cạnh đó giáo viên cũng phải đặc biệt chú ý tới tâm sinh lý lứa tuổi của cá 
nhân trẻ.Có như vậy thì giờ học âm nhạc mới đạt được những kết quả tốt,giáo viên 
mới có thể truyền tải được hết những cái hay,cái đẹp trong âm nhạc đến với trẻ một 
cách có hiệu quả.
4.2.Biện Pháp 2:Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp tổ chức hoạt 
động âm nhạc.
 Nội dung hoạt động âm nhạc ở trường mầm non bao gồm ca hát, vận động, 
nghe nhạc và trò chơi âm nhạc. Để tổ chức tốt các hoạt động âm nhạc đó cần vận 
dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp hoạt động âm nhạc: Phương pháp trực 
quan thính giác, phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành nghệ thuật, phương 
pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Ở tuổi mẫu giáo, chủ yếu là tư duy trực quan 
hình ảnh và tưởng tượng. Các hoạt động âm nhạc của trẻ đều gắn với đồ dùng trực 
quan. Vì thế, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan rất quan trọng, nó góp phần 
lớn trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ.Để quá trình dạy học ở mầm non đạt hiệu 
quả chúng ta phải biết sử dụng hợp lí và có hiệu quả đồ dùng trực quan trong 
dạy hát, dạy vận động - múa, nghe nhạc, tổ chức trò chơi âm nhạc. Trong hoạt động 
giáo dục âm nhạc như hát,múa,vận động minh họa,trò chơi âm nhạc đều sử dụng 
đến các dụng cụ âm nhạc.Trong khi học hát,trẻ gõ đệm theo bằng phách tre,trống 
 6/20 Ví dụ: Bài “Cháu đi mẫu giáo”,”Trường chúng cháu là trường mầm non”,”Vui 
đến trường”, “Lời chào buổi sáng”.,bên cạnh đó tôi còn cho trẻ xem băng hình 
băng đĩa nhạc thiếu nhi để trẻ có thể bắt chước các điệu múa,nhún nhảy cùng các 
bạn,dần dần hình thành ở trẻ khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định và niềm đam mê 
ca hát.Đồng thời tạo được một tâm thế thoải mái cho trẻ trước khi bước vào các 
hoạt động học tập.
 Đây là một biện pháp rất đỗi bình thường nhưng khi tôi áp dụng thì lại có kết 
quả rất cao,đã lôi cuốn được sự chú ý của trẻ,trẻ nhanh hòa mình với cô và các bạn 
sau khi xa người thân.
*Thể dục sáng
 Hoạt động thể dục sáng nếu được lồng ghép âm nhạc vào thì sẽ mang lại những 
hiệu quả rất tốt cho trẻ.Khi trẻ tập thể dục sáng ,giáo viên cho trẻ cảm nhận âm 
thanh,nhịp điệu của bài nhạc tập thể dục sáng,hướng dẫn trẻ tập cá động tác thể dục 
theo đúng tiết tấu và nhịp điệu của bài hát,bản nhạc,khuyến khích trẻ có những biểu 
hiện cảm xúc,hành động tích cực với âm nhạc.
 Khi tiếng nhạc cất lên tất cả các cháu đều rất hứng thú tham gia,qua đó giúp 
giáo viên bớt mệt mỏi khi phải dùng các hiệu lệnh khác để hướng dẫn trẻ.Âm nhạc 
còn giúp trẻ biết chú ý theo đúng nhịp điệu của nhạc để thực hiện đúng các động 
tác thể dục một cách nhịp nhàng.
 Thể dục sáng có 3 phần:khởi động,trọng động và hồi tĩnh.Tôi chọn các đoạn 
nhạc phù hợp với từng phần,riêng phần trọng động tôi chọn các bài hát có tiết tấu 
vui,nhịp nhàng và theo từng chủ điểm:
 Ví dụ: Chủ điểm Trường mầm non tập kết hợp bài trường chúng cháu là 
trường mầm non; Chủ điểm :Mùa xuân kết hợp bài Sắp đến tết rồi; Chủ điểm:thế 
giới động vật kết hợp bài Con cào cào.
 Với thể dục sáng tôi muốn đưa âm nhạc vào để tăng thêm sự hào hứng,phấn 
khởi cho trẻ khi tham gia tập thể dục,đồng thời phát triển năng lực cảm thụ,phát 
triển tai nghe âm nhạc,khả năng vận động theo nhạc cho trẻ.
*Hoạt động học:
 Một tiết học âm nhạc muốn đạt được kết quả tốt theo tôi nghĩ mỗi người giáo 
viên cần phải chuẩn bị thật tốt cho giờ học,đồng thời gây được hứng thú và tạo cho 
trẻ có ấn tượng,có những xúc cảm tích cực đối với hoạt động âm nhạc.Dùng các thủ 
thuật hợp lý,đồ dùng đầy đủ,đẹp.Cô hát chính xác và quan trọng là cô giọng hát và 
cách thể hiện của cô giáo phải hấp dẫn lôi cuốn trẻ bằng điệu bộ,ánh mắt,sắc thái và 
 8/20 thích múa hát ,nhưng vẫn còn rụt rè và nhút nhát mỗi khi lên biểu diễn cho cô và 
các bạn xem.
 Làm thế nào để giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn?Đây là vấn đề mà tôi rất băn 
khoăn,trăn trở. Trước hết bản thân tôi phải hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của 
từng cháu trong lớp mình. Có cháu thì hiếu động,cháu thì nhút nhát,có cháu nói 
chưa rõ lời,.Tôi gần gũi các cháu nhẹ nhàng tìm hiểu nguyên nhân vì sao cháu 
không thích lên múa hát với các bạn.Thường thì trẻ trả lời là:Cháu không 
thích,cháu hát không hay,cháu múa không đẹp,..Khi nghe được những câu trả lời 
đó như vậy tôi tìm cách khắc phục ngay những hạn chế đó của các cháu.
 Với những trẻ rụt rè,nhút nhát thì tôi động viên trẻ,kích thích trẻ thi đua cùng các 
bạn mạnh dạn trong lớp giúp trẻ hòa nhập và tự tin vào bản thân mình.Trên tiết học 
tôi chú ý quan tâm nhiều hơn với những trẻ này.Nhất là khi trẻ hoạt động nhóm hay 
cá nhân,tôi thường cho các cháu đó được thể hiện số lần nhiều hơn và tích cực khen 
ngợi trong hoạt động nêu gương khi các cháu đã dần tiến bộ.
 Còn với trẻ nói ngọng,nói lắp chưa rõ lời thì tôi lập ra kế hoạch bồi dưỡng riêng 
cho các cháu về các kỹ năng hát đúng và rõ lời vào các hoạt động mọi lúc mọi 
nơi.Muốn làm được điều đó thì tôi phải kiên trì luyện tập cho các cháu nhất là biện 
pháp sửa sai kịp thời.Ví dụ : Trong khi dạy trẻ hát,nếu cháu thường xuyên hát sai 
câu hát đó thì tôi sẽ đọc lại từng từ một cách chậm rãi diễn cảm rồi yêu cầu trẻ đọc 
theo cô,sau đó tôi mới bắt nhịp cho trẻ hát,đồng thời tôi phối kết hợp với phụ huynh 
luyện tập thêm ở nhà thì các cháu đó sẽ có những tiến bộ rõ rệt.Và kết quả là tôi đã 
thành công khi dạy trẻ một tiết biểu diễn âm nhạc cuối chủ đề,được BGH nhà 
trường và tổ chuyên môn đánh giá cao.Đa số các cháu lớp tôi đều hoạt động rất tích 
cực và hứng thú.
 Sau mỗi tiết học âm nhạc như vậy tôi thường rút ra những kết quả đạt được và 
chưa đạt được của cô và trẻ để có biện pháp khắc phục kịp thời trong những tiết 
học lần sau.
*Hoạt động góc
 Với hoạt động vui chơi ở các góc ,trẻ không chỉ tự mình khám phá những điều 
thú vị của đồ chơi mà trẻ còn được thực hành đóng vai chơi của mình rất tự nhiên 
và thoải mái.Để bồi dưỡng thêm cho những trẻ có năng khiếu về âm nhạc,hay 
những trẻ còn nhút nhát tôi hướng trẻ chơi với góc chơi nghệ thuật.Mỗi tuần tôi 
chọn một lần cho trẻ hoạt động ở góc này vì những âm thanh của dụng cụ âm nhạc 
thường làm ảnh hưởng tới các góc chơi khác.Khi trẻ chơi tôi động viên khuyến 
 10/20

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_phat_huy_tinh_tich_c.docx