SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong Trường Mầm non Kim Sơn
Giáo dục BVMT cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành động đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc giáo dục ý thức BVMT được hình thành và rèn luyện từ lứa tuổi mầm non giúp trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
Được sự phân công của nhà trường, năm học 2020 -2021 tôi được phân công giảng dạy lớp 4 – 5 tuổi, với tổng số trẻ là 35 cháu. Trong đó có 23 nam và 12 nữ . Việc giáo dục trẻ mầm non phát huy tính tích cực BVMT được hực hiện trong các hoạt động hằng ngày của trẻ tại lớp. Từ lúc đón, đến các hoạt động học, hoạt động chơi, ăn, ngủ... đều được giáo viên thực hiện lồng ghép việc giáo dục tính tích cực BVMT cho trẻ. Như ở lớp tôi phụ trách tôi đã thực hiện một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực BVMT thông qua tranh ảnh, tôi đàm thoại cùng trẻ về hành động, việc làm của các bạn nhỏ về ý thức BVMT ( bỏ rác vào thùng, trồng cây...) hay tổ chức các buổi lao động dọn sân trường, giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ, hay giáo dục trẻ phát huy tính tích cực BVMT thông qua trò chơi nhưng đạt hiệu quả chưa cao. Trẻ chỉ nhớ được lúc đó nhưng sau thì lại quên ngay, và khi lao động trẻ làm một cách miễn cưỡng, coi đấy là nhiệm vụ của mình phải làm. Trẻ chỉ làm khi người lớn yêu cầu, chưa có tính tự giác nên tôi rất lo lắng về vấn đề tích cực BVMT của trẻ.
Được sự phân công của nhà trường, năm học 2020 -2021 tôi được phân công giảng dạy lớp 4 – 5 tuổi, với tổng số trẻ là 35 cháu. Trong đó có 23 nam và 12 nữ . Việc giáo dục trẻ mầm non phát huy tính tích cực BVMT được hực hiện trong các hoạt động hằng ngày của trẻ tại lớp. Từ lúc đón, đến các hoạt động học, hoạt động chơi, ăn, ngủ... đều được giáo viên thực hiện lồng ghép việc giáo dục tính tích cực BVMT cho trẻ. Như ở lớp tôi phụ trách tôi đã thực hiện một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực BVMT thông qua tranh ảnh, tôi đàm thoại cùng trẻ về hành động, việc làm của các bạn nhỏ về ý thức BVMT ( bỏ rác vào thùng, trồng cây...) hay tổ chức các buổi lao động dọn sân trường, giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ, hay giáo dục trẻ phát huy tính tích cực BVMT thông qua trò chơi nhưng đạt hiệu quả chưa cao. Trẻ chỉ nhớ được lúc đó nhưng sau thì lại quên ngay, và khi lao động trẻ làm một cách miễn cưỡng, coi đấy là nhiệm vụ của mình phải làm. Trẻ chỉ làm khi người lớn yêu cầu, chưa có tính tự giác nên tôi rất lo lắng về vấn đề tích cực BVMT của trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong Trường Mầm non Kim Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong Trường Mầm non Kim Sơn
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến Trong giai đoạn hiện nay, môi trường đang bị suy thoái, hủy hoại và bị ô nhiểm nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến đời sống con người, làm giảm đi chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên chính là do sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của mỗi một con người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) là một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu không chỉ đối với người lớn mà ngay cả trẻ ở lứa tuổi mầm non. Việc cho trẻ mầm non tiếp cận với các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết, sớm hình thành những nề nếp, thói quen vệ sinh tốt, những giá trị tốt đẹp, hành vi tích cực và cách ứng xử có văn hóa trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường đối với con người và thiên nhiên xung quanh trẻ. Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường từ nhỏ khi lớn lên trẻ sẽ ý thức tốt hơn về vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường. Nhận thấy rằng tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, nguồn nước, không khí, ngày càng ô nhiễm một cách trầm trọng, bão lũ lụt, hạn hán, sóng thần...hậu quả của việc hủy hoại môi trường đã và đang làm thiệt hại cả về con người và tài sản, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, kinh tế của đất nước. Do đó việc BVMT là cấp thiết, để BVMT chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực BVMT được xem là có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non. Vì vậy tôi đã chọn đề tài này để giúp trẻ phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường, cho môi trường ngày càng thêm sanh - sạch - hơn. 2. Mục tiêu của sáng kiến: Giáo dục trẻ phát huy tính tích cực BVMT được lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân. Để làm được điều này trẻ được nhìn nhận sự việc một cách khách quan, trẻ được trải nghiệm lĩnh hội kiến thức, từ những việc làm rất nhỏ nhưng ý nghĩa lớn giúp cải thiện BVMT. 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. - Về cơ sở vật chất: Năm học 2020-2021, trường Mầm non Kim Sơn được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, trường đạt kiểm định cấp độ 3. Nhà trường được trang bị đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học đầy đủ theo hướng hiện đại và đồng bộ, môi trường an toàn và thân thiện. Trường lớp rộng rãi, thoáng mát, có khu vệ sinh khép kín tại các nhóm lớp, có thùng đựng rác có nắp đậy tại các nhóm lớp và ngoài sân trường thuận tiện cho phụ huynh và học sinh để rác. - Về giáo viên: Bản thân tôi tốt nghiệp Đại học sư phạm mầm non, có đủ năng lực, sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ công tác. Tôi luôn có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Bản thân tôi luôn tìm tòi vận dụng các phương pháp, hình thức đổi mới vào các hoạt động dạy và học nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực. - Về phụ huynh: Phụ huynh rất quan tâm đến con mình, thường xuyên đưa đón trẻ đi học chuyên cần và trao đổi tình hình sức khỏe, học tập khi ở nhà cũng như ở trường với giáo viên của lớp. - Về học sinh: Lớp tôi phụ trách có 35 cháu (trong đó số lượng trẻ nam 23 cháu, trẻ nữ 12 cháu), tất cả trẻ đều phát triển bình thường, nhanh nhẹn, hoạt bát. 1.2. Khó khăn: * Về giáo viên - Bản thân tôi khi tổ chức hoạt động cho trẻ còn cứng nhắc, chưa tân dụng được hết các tình huống để giáo dục trẻ. * Về phụ huynh Là một xã thuộc nông thôn hầu hết phụ huynh là nông dân, làm ruộng nên họ nhận thức về môi trường rất khác nhau do đó có sự chênh lệch rõ ràng về nhận thức cũng như hành vi về BVMT, dẫn đến hình thành cho trẻ các nhận thức, kĩ năng 2.1. Biện pháp 1. Cho trẻ tìm hiểu về tác dụng của việc bảo vệ môi trường. * Cho trẻ tìm hiểu về thực trạng môi trường hiện nay và ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống con người. Đây là bịên pháp giúp trẻ có kiến thức về môi trường, về thực trạng môi trường hiện nay, ảnh hưởng của môi trường với đời sống con người, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường? Để cung cấp lượng kiến thức này tôi đã chuẩn bị các hình ảnh, video, học liệu về môi trường. Thông qua các hoạt động đón, trả trẻ, hoạt động chiều, các kiến thức về môi trường được truyền tải một cách chân thực nhất. Trẻ thấy được: môi trường xung quanh mình đang ngày một ô nhiễm. Các chất thải của các nhà máy xí nghiệp, những dòng sông trở thành những dòng sông rác, màu của nước chỉ còn là màu đen, động vật quý hiếm đang bị săn bắt nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của con người... Diện tích rừng bị thu hẹp, các vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra, động vật không còn nơi trú ngụ, những đống rác thải chất cao hơn núi, ảnh hưởng của môi trường với biến đổi khí hậu: hạn hán, lũ lụt, hành động của con người đối với môi trường... Con người đang gánh chịu những hậu quả của ô nhiễm môi trường: Bệnh tật, thiếu nguồn nước, thiếu lương thực, hạn hán, bão lụt...... Song song với việc xem các video, hình ảnh về môi trường tôi đặt các câu hỏi tư duy: Vì sao môi trường nước bị ô nhiễm? Nước ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào?... tùy vào từng video, hình ảnh mà đối tượng hỏi trong các câu hỏi khác nhau. * Cho trẻ tìm hiểu về tác dụng của việc bảo vệ môi trường. Không chỉ cung cấp cho trẻ những kiến thức về vấn đề thực trạng môi trường hiện nay, tôi cung cấp cho trẻ những kiến thức về tác dụng của việc bảo vệ môi trường. Tôi đặt những câu hỏi cho trẻ: Nếu môi trường luôn trong lành, sạch, đẹp thì sẽ như thế nào? Môi trường bị ô nhiễm là do đâu? Muốn bảo vệ môi trường thì phải làm gì? Bảo vệ môi trường có lợi ích gì?.... Thông qua những câu hỏi gợi mở và những hình ảnh về môi trường được thường xuyên truyền tải tới trẻ, trẻ hiểu được môi trường rất quan trọng, bảo vệ môi trường giúp cho con người hạn chế được bệnh tật, không còn xảy ra bão lũ, hạn hán, thiên tai... Trẻ hiểu được bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Đối với trẻ mầm non, việc bảo vệ môi trường thẻ hiện qua những hành động: không vứt rác ra lớp, sân trường, bỏ rác vào thùng, không vẽ bậy lên bàn, ghế, tường,... thường xuyên dọn vệ sinh: lau lá cho cây, không dẫm, ngắt hoa, nhắc nhở các bạn phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp...... * Các bài thơ, bài vè - Các bài thơ: Bác quét rác, cô dạy, không vứt rác ra đường, nghe lời cô giáo, bé quét nhà. Bài thơ: “ BÁC QUÉT RÁC ” Keng ! Keng ! Keng ! Vội cùng mẹ em Tiếng keng rất quen Đến bên xe rác Của bác quét rác Mẹ cùng với bác Đó là bác nhắc Chất rác lên xe. Tất cả mọi nhà Xe rác đầy ghê Mang hết rác ra Bác còng lưng đẩy Cho bác đi đổ. Và em nhìn thấy Tối nào cũng nhớ Bác đẫm mồ hôi Hễ nghe tiếng keng Nhưng bác vẫn cười Vì đường phố sạch. Hoàng Thị Dân - Các bài vè: Vè môi trường, vè xanh – sạch – đẹp,. Bài vè: “ XANH - SẠCH – ĐẸP” Ve vẻ vè ve Bảo vệ môi trường Ta đọc bài vè Quanh năm xanh - sạch Nhiều cây, nhiều hoa Sân trường tôi đây Cây ra hoa đỏ Là trường, là lớp - Ngâm hạt vào nước ấm vài ba tiếng rồi vớt ra, - Gieo hạt vào chậu đất, tưới nước cho đất ẩm - Úp chậu thuỷ tinh (hoặc lọ) lên chậu đất. - Đặt chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời - Hằng ngày cho trẻ quan sát, theo dõi sự thay đổi của chậu đất (hạt nảy mầm, mọc lên tạo thành ngôi nhà xanh nhỏ rất đẹp. 2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động chuyên đề về giáo dục bảo vệ môi trường. * Xây dựng các tiết dạy chuyên đề qua ý tưởng của trẻ về môi trường Dựa vào kế hoạch, nội dung các hoạt động năm học 2020-2021 và tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách, tôi đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch, giáo án chuyên đề về môi trường trên nền tảng ý tưởng trẻ. Khuyến khích trẻ nêu những ý tưởng của mình về các hoạt động bằng nhiều cách, ví dụ: Cho trẻ xem video về thực trạng môi trường hiện nay và hỏi trẻ thích điều gì nhất? Hoặc cho trẻ chơi một số trò chơi để kích thích trẻ nói... từ đó giáo viên sẽ chọn lọc và thực hiện xây dựng tiết dạy. Các tiết dạy cần xác định được các yêu cầu đạt được của chuyên đề: tầm quan trọng của môi trường? Trẻ hiểu được mục đích của hành động giữ gìn, bảo vệ môi trường? Trẻ biết được bảo vệ môi trường cần phải làm những việc gì phù hợp với lứa tuổi? Ví dụ: Với đề tài Bảo vệ nguồn nước trẻ biết được nước có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người và các loài động vật thực vật, nước quan trọng đối với đời sống hàng ngày, lợi ích của nước. Cần đi sâu hơn trong việc trẻ nắm được thực trạng của ô nhiễm nguồn nước và thực trạng sử dụng nguồn nước để từ đó trẻ rút ra được bảo vệ nguồn nước cần làm gì? Hay với đề tài: Phân loại rác trẻ cần biết được khái niệm đơn giản nhất về rác vô cơ, rác hữu cơ? Tác dụng, lợi ích, tác hại của từng loại? Trẻ sẽ rút ra được bài học cho bản thân và biết phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ....... Sau khi xác định được mục đích yêu cầu của đề tài dựa trên ý tưởng của trẻ, tôi từng bước xác định nội dung, phương pháp cho phù hợp. Chuẩn bị các đồ dùng, học liệu để tiến hành thực hiện. * Cô cùng trẻ chuẩn bị nguyên vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng xây dựng môi trường. * Tổ chức trải nghiệm thông qua cuộc thi về bảo vệ môi trường Để đề tài thực sự đi vào hoạt động thường kỳ của lớp, mang lại kết quả cao nhất, tôi đã mạnh dạn tổ chức một số cuộc thi về môi trường cho trẻ cùng với sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh thông qua các ngày lễ hội. - Tổ chức cuộc thi hóa trang bảo vệ môi trường. Cuộc thi mang lại không khí vui tươi, khích lệ ý tưởng sáng tạo của trẻ và phụ huynh học sinh. Với nội dung bảo vệ môi trường, nhiều bộ trang phục lấy ý tưởng từ sách báo cũ, từ giấy gói hoa, hoặc từ các loại cây, rau... Qua cuộc thi trẻ hiểu được thông điệp của cuộc thi mang lại. - Cuộc thi phân loại rác bảo vệ môi trường. Ở cuộc thi này tôi cùng phụ huynh học sinh đã chuẩn bị tất cả các đồ dùng vật liệu để tổ chức cuộc thi. Các cháu trở thành những bác lao công vệ sinh môi trường. Trước khi vào cuộc thi trẻ được củng cố kiến thức về rác vô cơ và rác hữu cơ qua 1 số video. Phần thi thứ nhất là phần thi kiến thức, các câu hỏi trắc nghiệm, các câu hỏi mở có nội dung liên quan đến vấn đề phân loại rác và nghề vệ sinh môi trường. Phần thi thứ hai là phần thi thực hành, trẻ phải dựa trên những hình ảnh về rác và kiến thức của mình để phân loại riêng rẽ rác vô cơ và rác hữu cơ. Tất cả các phần thi trẻ đều được chia thành các nhóm. - Cuộc thi Hành động vì môi trường xanh - sạch - an toàn Những video, clip về những hành vi bảo vệ môi trường là một phần quan trọng trong cuộc thi, trẻ được xem được thấy những tình huống trên video, trẻ phải tư duy để xử lý các tình huống có những hành vi sai về bảo vệ môi trường. Ngoài ra trẻ được tham gia vào một số trò chơi dân gian trong cuộc thi. * Làm đồ dùng đồ chơi từ phế liệu: Hàng ngày, do nhu cầu sinh hoạt mà 1 lượng lớn rác thải đã thải ra môi trường đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Để giải quyết 1 phần vấn đề đó tôi đã đặt ngoài hành lang góc lớp 4 tuổi B3 ngôi nhà trong đó học sinh, phụ huynh, cô giáo hàng ngày sẽ đem các phế liệu đặt vào ngôi nhà đó, tôi sẽ chọn phân loại nguyên vật liệu khác nhau để sử dụng làm đồ dùng tự tạo “Hành động nhỏ ý nghĩa lớn”. Qua đó giảm thiểu được lượng rác thải ra ngoài môi trường, tránh ô nhiễm môi trường.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_phat_huy_tinh_tich_c.docx