SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non

Hiện nay, bảo vệ môi trường là một thông điệp khẩn cho tất cả mọi người trên trái đất. Các nhà khoa học đều cho rằng, giáo dục môi trường cần được sự quan tâm đúng mức ngay từ bậc học mầm non. Bởi vì, ở lứa tuổi này dễ hình thành các nề nếp, thói quen, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt. Bảo vệ môi trường giúp hình thành ở trẻ một số biểu tượng về giá trị đặc biệt quý báu của môi trường, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, sự tác động qua lại giữa con người và môi trường.
Trẻ có thói quen sống ngăn ngăp, vệ sinh sạch sẽ, tiết kiệm và có một số kỹ năng tham gia vào việc chăm sóc, cải thiện môi trường sống phù hợp với khả năng của trẻ. Hình thành ở trẻ thái độ thiện cảm, tôn trọng, bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn môi trường. Trẻ là “nhà nghiên cứu theo bản năng tự nhiên”, vai trò của cô là tạo điều kiện thuận lợi và chỉ dẫn trẻ thực hiện các khám phá hơn là cho chúng những câu trả lời hoặc theo dõi kiểm soát trẻ. Vì vậy, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 -5 tuổi trong trường mầm non là rất cần thiết. Thông qua việc giáo dục môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung.
doc 13 trang skmamnon 25/08/2024 1370
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực bảo vệ môi trường trong trường mầm non
 vệ môi trường cho trẻ 4 -5 tuổi trong trường mầm non là rất cần thiết. Thông qua 
việc giáo dục môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu môi 
trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung.
 2. Thực trạng vấn đề
 a. Thuận lợi.
 - BGH nhà trường có kế hoạch thưc hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ và chỉ đạo đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, các nhóm lớp.
 - Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm và tạo mọi điều kiện 
thuận lợi cho cô và trò. 
 - Lớp có đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu theo thông tư số 02/ 
2010/ TT – BGDĐT ngày 11/ 02/ 2010 của bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện 
chương trình Giáo dục mầm non
 - Lớp có 2 giáo viên có trình độ trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, 
có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Lớp có 40 học sinh, trẻ trong lớp 
có cùng độ tuổi và đều học qua lớp mẫu giáo bé.
 - Đa số phụ huynh học sinh có nhận thức đúng đắn về việc giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ ở bậc học mầm non.
 b. Khó khăn
 - Nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều trong việc bảo vệ môi trường 
cũng như việc giáo dục con em biết cách bảo vệ môi trường, còn có hiện tượng 
xả rác trước mặt con cái, tự ý dẫm đạp lên cảnh quan môi trường xung quanh, 
chưa có ý thức bảo vệ môi trường đúng đắn
 - Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản để đảm 
bảo sản phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày còn hạn chế.
 - Trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học, vẫn còn 
hiện tượng chưa vứt rác đúng nơi quy định, còn ngắt hoa bẻ cành nơi công cộng. 
Chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh bản thân và môi trường.
 - Góc thiên nhiên của trẻ vẫn còn đơn điệu, chưa khơi gợi được tình yêu 
thiên nhiên của trẻ
 3. Một số biện pháp thực hiện
 Ngay từ đầu khi xác định đề tài về vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho 
trẻ, tôi đã có các định hướng và thực hiện lần lượt để có kết quả khả quan nhất. 
Vì vậy, bước đầu tôi đã thực hiện một số khảo sát ở chính lớp học của mình, 
nhằm đưa ra những số liệu chính xác nhất về ý thức bảo vệ môi trường và các kỹ 
năng của trẻ trong bảng sau đây:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM
 STT Nội dung giáo dục Tổng Đạt Chưa đạt khỏe. Khi trời mưa to, sấm sét không đứng dưới gốc cây to, không cầm những 
vật bằng sắt....
 Ví dụ 2: Với chủ đề “ Thế giới thực vật”
 - Qua giờ KPKH - Cây xanh và môi trường sống - Cô giáo có thể đàm thoại: 
Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào?
 - Qua lợi ích của cây xanh, cô giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành, mà phải 
bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ra nhiều lợi ích.
 - Giáo viên cần cung cấp cho trẻ những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường 
như: 
 + Trẻ biết được cây cần ánh sáng, nước, không khí, đất....
+ Trẻ biết được cây cần có sự chăm sóc của con người. 
 + Trẻ biết cây có cành cho bóng mát, cây có tác dụng điều hòa và làm sạch 
không khí, cây còn giữ cho đất khỏi trôi và sói mòn khi mùa mưa bão.
 + Cây còn là nơi ở của động vật.
 + Cây cối còn làm giảm ô nhiễm môi trường: Giảm bụi, tiếng ồn, chất độc 
hại, giảm nhiệt độ mùa hè....
 + Trẻ biết được những nguy hiểm sẩy ra khi rừng cây bị tàn phá: Con vật 
không có nơi ở, không có thức ăn, nhiều động vật quý hiếm bị tuyệt chủng, lũ 
lụt xảy ra thường xuyên, không còn những cây thuốc quý...
+ Giáo dục trẻ cần phải bảo vệ rừng và cây xanh.
 Ví dụ 3: Với chủ đề “ Nước và các hiện tượng thiên nhiên” Các nội dung 
tích hợp bảo vệ môi trường là:
 - Nước là nguồn tài nguyên quý giá của con người. Hiện nay nguồn nước bị 
ô nhiễm do chất thải nhà máy ra sông, kêch rạch không được sử lý. Con người 
vứt rác bừa bãi ra môi trường...
 + Dạy trẻ biết bản chất của nước là không màu, không mùi, không vị, nhưng 
khi bị ô nhiễm, nước chuyển thành các màu vàng, xanh hoặc đen, có mùi, có vị.
 + Cần xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt hợp lý. Trẻ biết 
tiết kiệm nước trong nhà trường và ở nhà, không mở vòi nước chảy bừa bãi. Biết 
khóa vòi nước khi sử dụng xong.
 - Con người với các hiện tượng thiên nhiên: Gió, nắng và mặt trời, hạn 
hán, bão lũ.
 + Cô giáo giải thích cho trẻ biết lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa, các 
biện pháp tránh nắng, tránh gió, tránh mưa. Không ngồi lâu chỗ có gió lùa, mặc 
ấm khi có gió rét. Khi có giông bão phải đóng cửa kín.
 + Dạy trẻ biết đi dưới trời nắng phải đội mũ, đeo khẩu trang, đi gang tay, 
không ở ngoài trời lâu, trồng nhiều cây xanh bóng mát. Đi dưới trời mưa phải tre + Khám phá môi trường xung quanh: Tổ chức cho trẻ quan sát sự phát 
triển của cây? Cây cần gì để lớn lên ( Đất, nước, không khí, ánh sáng) hiểu sự 
cần thiết của chúng đối với con vật và thực vật. Trẻ đưa ra các phương án giải 
quyết trong một số tình huống giả định. Ví dụ: Cháu sẽ làm gì khi thấy nước 
tràn và chảy ra ngoài.
 - Hoạt động lao động:
 + Lao động tự phục vụ: Trẻ tự phục vụ cho mình như đi đại tiện, tiểu tiện 
đúng nơi quy định, đi vệ sinh xong trẻ biết rửa tay sạch sẽ. Các đồ dùng vệ sinh 
được dùng để ngăn nắp là một hành vi tốt, lớp gọn gàng, trẻ biết ăn hết xuất và 
khi ăn không rơi vãi cơm ra ngoài là một hành vi tiết kiệm - Bảo vệ môi trường.
 + Lao động chăm sóc con vật nuôi, cây trồng: Đây chính là việc làm tốt 
cho môi trường ngoài ra còn hình thành lòng tự hào ở trẻ khi góp công sức của + 
Lao động vệ sinh môi trường: Lau chùi đồ dùng đồ chơi, xếp dọn đồ dùng ngăn 
nắp, nhặt rác sân trường.
 c. Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 
vào các hoạt động trong ngày
Các hoạt động trong ngày của trẻ diễn ra từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ, đây là 
thời gian chính mà giáo viên sử dụng để kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho 
trẻ.Trong từng hoạt động các cô đều có thể tích hợp nội dung bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Một tiết học với chủ đề “ Thế giới thực vật”
 * Mục tiêu:
 + Trẻ biết được ích lợi của cây. Trẻ biết được cây cối còn làm giảm ô 
nhiễm môi trường: Giảm bụi, tiếng ồn, chất độc hại, giảm nhiệt độ ngày hè.
 + Trẻ hiểu được một số việc làm của cô và trẻ nhằm bảo vệ môi trường: 
Cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn lắp. Không vứt rác tùy tiện, làm đồ dùng đồ 
chơi từ các nguyên liệu phế thải, không nói quá to, tiết kiệm trong sinh hoạt và 
học tập, ăn cơm ăn hết suất, không đánh đổ cơm, không bỏ cơm thừa, cơm rơi 
nhặt cho gọn gàng vào đĩa. Không sả nước bừa bãi, vặn vòi nước lại khi không 
dùng nữa. Khi học bài biết giữ gìn đồ dùng.
 * Tiến hành các hoạt động trong ngày
 Đón trẻ, Trò chuyện sáng:
 - Giáo viên đến sớm, mở cửa thông thoáng lớp học.
 - Quan sát nhắc nhở trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, ăn quà sáng vứt 
rác vào thùng rác.
 - Thể dục sáng, nhắc trẻ không nói quá to, không nô đùa, không xô đẩy 
nhau. - Cô dạy trẻ các cầm sách xem không làm hỏng sách, không cuộn sách khi 
 xem, không gạch, tẩy xóa trong sách, dở sách nhẹ nhàng từng trang một.
 + Góc nghệ thuật, tạo hình:
 - Hát đọc thơ về cây xanh, con vật, trường lớp......có nội dung giáo dục 
 bảo vệ môi trường.
 - Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu, phế liệu như: Vỏ hộp, vỏ bia, 
 lá cây khô....
 + Góc thiên nhiên: Cô cho trẻ quan sát góc thiên nhiên xem sự phát triển 
 của cây. Thực hành kỹ năng chăm sóc cây: Lau lá, tưới cây, xới đất, nhổ cỏ, 
 nhặt lá dụng....
 Giờ ăn, Giờ ngủ:
 - Nhắc nhở trẻ ăn hết xuất, không bỏ dở xuất ăn, cơm rơi nhặt cho gọn 
 vào đĩa, không ngậm cơm lâu trong miệng, không nói chuyện trong khi ăn, ăn 
 phải nhai từ tốn, không nhai nhồm nhoàm và nuốt vội. Trẻ ăn xong cất bát thìa 
 đúng nơi quy định. Lau miệng sạch sẽ, cô nhắc trẻ biết tiết kiệm nước, không 
 vặn vòi nước lớn, dùng xong vặn vòi lại không được té nước vào người nhau.
 - Trẻ đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, khi ngủ không được đùa nghịch, 
 không nói chuyện to. Ngủ dậy trẻ cùng cô cất gối, chăn gọn gàng đúng nơi quy 
 định.
 Hoạt động chiều
 - Trẻ cùng cô vệ sinh trong và ngoài lớp học, lau bàn ghế, lau đồ chơi: Cô 
 chia trẻ thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm một việc theo hình thức thi đua.
 Hoạt động nêu gương và trả trẻ
 - Cô động viên khen ngợi những trẻ có những hành vi tốt đã thực hiện và 
 có ý thức bảo vệ môi trường như tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa chân, biết tiết 
 kiệm hồ dán khi học tạo hình, biết xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, ngăn nắp, tiết 
 kiệm điện, nước trong sinh hoạt.....và xứng đáng nhận phiếu bé ngoan. Đồng 
 thời cô cũng nhắc nhở nhẹ nhàng những trẻ có hành vi chưa tốt như: Để đồ 
 dùng, đồ chơi chưa đúng nơi quy định, chưa gọn gàng, đi ngủ còn nói chuyện to, 
 đi vệ sinh chưa đúng nơi quy định. Rửa tay để nước tràn ra ngoài, thấy nước tràn 
 mà không vặn vòi lại.
d. Phương pháp thực hành trải nghiệm
 Ngoài giờ học trong lớp, các con được nhà trường tổ chức những buổi trải 
 nghiệm thực tế, giúp các cô chú lao công dọn dẹp môi trường xung quanh 
 trường, tham gia các hoạt động đi bộ ủng hộ giờ trái đất
e. Phương pháp phối kết hợp với phụ huynh học sinh năng quan sát ghi nhớ có chủ định, khả năng tư duy của trẻ tốt hơn. Đặc biệt trẻ 
có ý thức tốt về bảo vệ môi trường xung quanh trẻ.
 Về phía cô: 
 Việc áp dụng giải pháp trên giúp giáo viên nắm chắc nội dung phương 
pháp giáo dục bảo vệ môi trường, hiểu được bản chất của vấn đề nên việc tích 
hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề một cách dễ dàng hơn 
có sáng tạo đạt kết quả cao. So với trước tôi nhiệt tình, hăng hái nhiều hơn. Đây 
cùng là hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Tuy nhiên 
giáo viên hướng dẫn trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ, làm thỏa mãn yêu cầu của trẻ, 
sử dụng câu hỏi mở kích thích phát huy tính tích cực của trẻ. 
 Quan tâm, gần gũi, tình cảm, nhẹ nhàng, đối sử công bằng với trẻ, có sáng 
tạo trong khi giáo dục trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, cô luôn tạo tình huống cho trẻ 
được tìm tòi khám phá trải nghiệm. Sau mỗi chủ đề tôi thường chủ động đánh 
giá rút kinh nghiệm cho bản thân lắng nghe ý kiến đóng góp của cấp trên và 
đồng nghiệp. Tôi không ngừng học tập nghiên cứu tài liệu, tập san để nâng cao 
trình độ chuyên môn, tham dự các lớp tập huấn, các hội thi mang tính chất tuyên 
truyền. Đặc biệt phải có lòng say mê yêu nghề mến trẻ, thường xuyên rèn trẻ ở 
mọi lúc mọi nơi, làm tốt công tác tham mưu vơi các cấp lãnh đạo hỗ trợ xây 
dựng tu sửa cơ sở vật chất, làm tốt công tác tuyên truyền ở mọi lĩnh vực.
 * Về phía phụ huynh: 
 So với đầu năm phụ huynh tích cực tham gia đóng góp để mua sắm đồ 
dùng cá nhân cho trẻ, tham gia đóng góp nguyên vật liệu để cô và trẻ làm đồ 
dùng đồ chơi. Quan tâm phối hợp với cô giáo để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường 
ở nhà, phụ huynh còn tích cực dọn vệ sinh làng xóm, 100% phụ huynh nhận 
thức rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường. 
 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi nhằm giúp trẻ hiểu biết hơn về môi trường 
xung quanh, củng cố và nâng cao kiến thức, ý thức, giúp trẻ hứng thú và vui vẻ 
khi được góp phần giữ gìn môi trường sống
2. Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Điều kiện áp dụng các biện pháp của sáng kiến này dễ thực hiện . Song có 
lòng yêu nghề mếm trẻ, nhiệt tình trong công việc để đạt hiệu quả cao.
3. Bài học kinh nghiệm 
 - Giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ, có năng lực sư phạm, nắm chắc 
chuyên môn 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_phat_huy_tinh_tich_c.doc