SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng vận động theo nhạc
Nhằm tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi nâng cao khả năng vận động theo nhạc” và tạo ra môi trường học tập thông qua không gian nghệ thuật hấp dẫn và lôi cuốn trẻ. Giúp trẻ có khả năng cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, biết thể hiện cảm xúc và sáng tạo trong hoạt động âm nhạc. Trẻ thật sự yêu thích âm nhạc, sẵn sàng tâm thế đón nhận những điều mới mẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc. Trẻ tự tin thể hiện năng lực âm nhạc, khả năng cảm thụ, tưởng tượng của mình, nâng cao khả năng hát và vận động trong âm nhạc,... Góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.
Đề tài cũng giúp cho giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ chức thực hiện hoạt động âm nhạc: Vận động theo nhạc. Biết cách lựa chọn nội dung, đề tài giảng dạy, áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp để gây hứng thú, kích thích trẻ tham gia hoạt động. Nâng cao khả năng âm nhạc của giáo viên. Qua đó, chất lượng giờ hoạt động được nâng cao. Tích cực sáng tạo các hình thức vận động, các bài múa, làm và sưu tầm đồ dùng phục vụ cho hoạt động của trẻ.
Đề tài cũng giúp cho giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ chức thực hiện hoạt động âm nhạc: Vận động theo nhạc. Biết cách lựa chọn nội dung, đề tài giảng dạy, áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp để gây hứng thú, kích thích trẻ tham gia hoạt động. Nâng cao khả năng âm nhạc của giáo viên. Qua đó, chất lượng giờ hoạt động được nâng cao. Tích cực sáng tạo các hình thức vận động, các bài múa, làm và sưu tầm đồ dùng phục vụ cho hoạt động của trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng vận động theo nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng vận động theo nhạc
1 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ TÊN ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi nâng cao khả năng vận động theo nhạc”. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi con người chúng ta. Đặc biệt, đối với trẻ mầm non, âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật giúp phát triển năng lực, cảm xúc, trí tưởng tượng của trẻ. Đây là một loại hình nghệ thuật được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ một cách có hiệu quả trong trường mầm non. Đối với trẻ, âm nhạc là cả một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ phát triển về Đức - Trí - Thể - Mỹ, là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ và các mối quan hệ trong xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Chính vì vậy, âm nhạc đã trở thành nội dung cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non. Trong đó, vận động theo nhạc đóng vai trò rất quan trọng. Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp âm nhạc với các động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo nhạc. Hoạt động này giúp trẻ phát triển cảm giác về nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng sáng tạo trong âm nhạc. Ngoài ra, vận động theo nhạc còn thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, giúp trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Thực tế ở các trường mầm non, giáo viên đã tổ chức các hoạt động dạy trẻ vận động theo nhạc cho trẻ song khi thực hiện còn lúng túng trong cách lựa chọn biện pháp, hình thức tổ chức. Hoạt động dạy trẻ vận động theo nhạc đôi khi còn gò bó, nặng nề, không gây được hứng thú và chưa phát huy được tối đa tính tích cực của trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng đổi mới, giúp trẻ được vận động theo nhạc. Khi tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc giáo viên còn chưa bám vào hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm, khả năng của trẻ và điều kiện thực tiễn của trường lớp, địa phương. Giáo viên chưa quan tâm đến không gian nghệ thuật trong và ngoài lớp học, chưa tạo được cảm hứng vui tươi của hoạt động mang tính nghệ thuật cũng như hứng thú của trẻ. Điều đó đã tạo nên đứa trẻ thụ động làm theo cô, nhút nhát không dám thể hiện mình. Vì vậy, trẻ không hứng thú tham gia hoạt động, không tự tin, các kĩ năng vận động, biểu diễn của trẻ chưa được rèn luyện dẫn tới hiệu quả của hoạt động chưa cao. Là một giáo viên phụ trách lớp 4 tuổi tôi thấy băn khoăn làm thế nào để tổ chức hoạt động vận động theo nhạc. Nhằm nâng cao khả năng trí tuệ, trí tưởng SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi nâng cao khả năng vận động theo nhạc”. 3 bài hát, vừa được thể hiện cảm xúc của mình qua cách vận đông theo nhạc. Thế giới âm thanh muôn màu luôn chuyển động không ngừng, giúp cho trẻ phát triển chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết sáng tạo của trẻ. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những xúc cảm mạnh mẽ, thôi thúc trẻ có những vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Mỗi khi nghe một bản nhạc hay một bài hát mỗi chúng ta cả người lớn cũng như trẻ em đều muốn cử động theo nhịp, tiết tấu, tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư theo nhạc. Đôi khi trẻ vừa nghe nhạc vừa ngẫu hứng những điệu múa độc đáo của riêng mình. Với trẻ 4 - 5 tuổi, các cơ chi đã tương đối linh hoạt, nhu cầu vận động của trẻ ngày càng lớn, đồng thời các hệ cơ trong cơ thể đã dần hoàn thiện, các chức năng tâm lý như cảm xúc, tình cảm, ghi nhớ, chú ý, đã có chủ định. Trẻ đã có thể ghi nhớ và thể hiện lại các động tác Trẻ có thể thực hiện được đúng các động tác đều, đẹp và có thể có những động tác sáng tạo cho riêng mình. Đặc biệt trẻ 4 - 5 tuổi đã có thể sử dụng được các loại dụng cụ âm nhạc gõ đệm. Với những đặc điểm tâm sinh lý như vậy, giáo viên cần tạo mọi điều kiện cho trẻ vận động theo nhạc để thỏa mãn nhu cầu vận động và góp phần nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ. Giáo dục âm nhạc là hoạt động mang tính nghệ thuật ở trường mầm non, được tiến hành thông qua các hoạt động: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc Do đó, giáo viên cần tận dụng mọi cơ hội để rèn luyện và nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn: Mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo bốn lĩnh vực. Trong đó, hoạt động giáo dục âm nhạc có các mục tiêu rõ dàng và có minh chứng cụ thể để giáo viên dễ dàng đánh giá trẻ. Trong trường mầm non hiện nay, hoạt động âm nhạc được tiến hành thực hiện thường xuyên, liên tục và được lồng ghép vào các hoạt động của trẻ, là cầu nối giữa hoạt động này và hoạt động khác. Ngoài việc cho trẻ hát đúng giai điệu và thể hiện cảm xúc của mình qua việc thể hiện các tác phẩm âm nhạc thì vận động theo nhạc còn là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tích cực và hứng khởi tham gia vào các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy theo dõi kết quả từ những năm học trước tôi nhận thấy: Khi trẻ tham gia vào vận động theo nhạc, đôi lúc trẻ thực hiện chưa chính xác về kỹ năng múa và cách sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo các bài hát. Vì thế, nó làm giảm đi tính nghệ thuật của hoạt động âm nhạc. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy giáo viên chưa linh hoạt và sáng SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi nâng cao khả năng vận động theo nhạc”. 5 + Đối với giáo viên: Ngay từ đầu năm tôi đã thực hiện 2 tiết dạy về các hoạt động cho trẻ học tiếp cận qua chơi và mời BGH dự giờ đánh giá và kết quả đạt được như sau: STT Phân loại Số tiết Tỷ lệ % Ghi chú 1 Tốt 1/5 20% 2 Khá 4/5 80 % 3 Trung bình 0/5 0% + Đồng thời tôi tiến hành khảo sát với số cháu là 24 trẻ: Kết quả như sau: Kết quả STT Các tiêu chí Tốt TL % Khá TL % TB TL % 1 Trẻ hoạt động tích cực, hứng thú, mạnh dạn, tự tin khi 5/24 21% 8/24 33% 11/24 46% tham gia HĐ. 2 Kỹ năng vận động theo nhịp. 4/24 16,7% 9/24 37,5% 11/24 45,8% 3 Kỹ năng vận động theo 5/24 20,5% 7/24 29,5% 12/24 50% phách. 4 Kỹ năng vận động theo tiết 6/24 25% 9/24 37,5% 9/24 37,5% tấu chậm. 5 Kỹ năng vận động minh họa 4/24 17% 9/24 37,5% 11/24 45,5% theo lời bài hát. 6 Kỹ năng múa. 5/24 20,5% 10/24 42% 7/24 29,5% * Nguyên nhân dẫn đến thực trạng: - Hình thức tổ chức hoạt động chưa linh hoạt. Giáo viên chưa gây được hứng thú với trẻ. Chưa chú trọng đến việc rèn kỹ năng cho trẻ, chưa tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực. Trẻ chỉ dừng lại ở việc làm và bắt trước theo cô. Trẻ ít có cơ hội được hoạt động âm nhạc và ôn luyện vận động theo nhạc ở mọi lúc mọi nơi. - Giáo viên chưa thực sự đầu tư vào nghệ thuật, kỹ năng ca hát và vận động theo nhạc, chưa chịu khó sưu tầm, sáng tác một số động tác vận động minh họa một cách sáng tạo, gần gũi để dạy trẻ. SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi nâng cao khả năng vận động theo nhạc”. 7 Việc xây dựng môi trường học tập là phương tiện thu hút được trẻ hoạt động là một yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ. Để cung cấp những cơ hội cho trẻ được hoạt động âm nhạc cần tạo môi trường hoạt động phong phú với các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc và không gian nghệ thuật lôi cuốn và khơi dậy ở trẻ niềm vui, tự tin và say mê tham gia hoạt động âm nhạc. Chính vì vậy, khi vào đầu năm học mới tôi đã rất chú ý đến việc xây dựng môi trường lớp học, đặc biệt là “Góc nghệ thuật”. Góc nghệ thuật sẽ là nơi để trẻ thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, vận dụng và sáng tạo các kỹ năng âm nhạc trong đó có kỹ năng vận động theo nhạc. Tôi tận dụng diện tích khuôn viên để sắp xếp các góc một cách hợp lý tạo môi trường hoạt động gần gũi, thân thiện với trẻ. Tôi đã xây dựng góc nghệ thuật với cách trang trí sáng đẹp, nhiều đồ dùng, dụng cụ âm nhạc đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu mà cô và trẻ đã làm được. Các đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác. (Minh chứng 2: Hình ảnh góc nghệ thuật) Sau khi trẻ được hoạt động ở góc nghệ thuật hàng ngày kết quả cho thấy: Môi trường lớp học được xây dựng dưới dạng góc mở sáng tạo và hấp dẫn trẻ lớp tôi đã rất tích cực tham gia vào các hoạt động âm nhạc, kỹ năng vận động của trẻ được rèn luyện, củng cố. Trẻ tin tin và mạnh dạn tham gia hoạt động. Từ đó, hoạt động vận động theo nhạc đạt hiệu quả cao. * Môi trường học tiếp cận qua chơi cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh việc xây dựng môi trường cho trẻ ở trong lớp, để kỹ năng vận động theo nhạc đạt kết quả cao. Tôi còn tận dụng để tạo môi trường cho trẻ hoạt động âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi một cách tự nhiên và tích cực nhất như: Trong phòng nghệ thuật: Trẻ hoạt động âm nhạc với một không gian nghệ thuật đầy màu sắc, thoáng rộng với gương soi, bục sân khấu biểu diễn với rất nhiều đồ dùng, dụng cụ âm nhạc được sắp xếp gọn gàng. Phù hợp cho trẻ dễ tìm, dễ lấy và dễ sử dụng. Không những vậy trong những giờ hoạt động, ở đây tôi còn thường xuyên chuẩn bị chu đáo, đa dạng các bài bài hát trong chủ đề đặc biệt là các bài hát mà trẻ có thể vận động được để trẻ được tham gia hoạt động vận động theo nhạc. Ngoài ra, tôi còn tận dụng khuôn viên sân trường hay sảnh, cầu thang để bày các dụng cụ gọ đệm cho trẻ chơi. Qua đó, đem lại niềm vui cho trẻ, giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động theo nhạc, khả năng sáng tạo và quan tâm hơn đến hoạt động âm nhạc một cách tự nhiên nhất. (Minh chứng 3: Hình ảnh phòng nghệ thuật) Qua các buổi các con được hoạt động ở phòng nghệ thuật, tôi nhận thấy các con rất hứng thú tham vào gia hoạt động một cách tích cực. SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi nâng cao khả năng vận động theo nhạc”. 9 khôi phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự các động tác. Tùy thuộc vào hình thức vận động dễ hay khó và phụ thuộc vào khả năng nhận thức của từng trẻ mà tôi linh hoạt số lần làm mẫu. Tôi hướng dẫn các con thực hiện động tác cùng với âm nhạc. Trong khi trẻ thực hiện tôi luôn chú ý quan tâm, sửa sai cho trẻ kịp thời. Trẻ thực hiện thành thạo các động tác đơn lẻ sau đó phối hợp các động tác và cuối cùng là có sự nâng cao. Tôi cho trẻ sử đa dạng các dụng cụ âm nhạc nhưng có sự hướng dẫn của cô để trẻ sử dụng đồ dùng âm nhạc đúng cách, phát huy được tối đa hiệu quả sử dụng của đồ dùng. Ví dụ: Dạy vận động gõ đệm theo nhịp bài “Nhà của tôi”: Tôi cho trẻ cầm dụng cụ âm nhạc và sử dụng để gõ đúng nhịp điệu, đúng động tác. Sau khi được ôn luyện thành tạo tôi tăng dần độ khó, trẻ không những thực hiện đúng nhịp điệu và động tác mà trẻ có thể phối hợp các động tác như: nhóm nhún chân theo nhịp, nhóm gõ đệm theo nhịp, nhóm vận động minh họa. Trẻ thể hiện được sự vui tươi, hồn nhiên khi vận động. (Minh chứng 6: Hình ảnh hoạt động âm nhạc) Đối với những bài múa có động tác khó, tôi linh hoạt để trẻ được tập luyện trong phòng có gương để trẻ theo dõi được động tác và làm theo chính xác. Khi dạy múa tôi luôn chú ý dạy trẻ múa nối tiếp từng động tác từ đầu đến hết. Tôi luôn tích hợp cho trẻ hoạt động nhóm, cá nhân để giúp trẻ thực hiện tốt hoạt động vận động theo nhạc. Tạo cho trẻ không gian hoạt động nghệ thuật thoải mái, không bị áp đặt để phát huy tối đa năng lực của cá nhân trẻ. Trẻ được tự do thể hiện các cách vận động khác nhau. Qua đó, khả năng vận động theo nhạc của trẻ cũng được rèn luyện một cách hiệu quả nhất. Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động theo nhạc bài “Cháu thương chú bộ đội” của tác giả Hoàng Văn Yến tôi cho trẻ làm quen với một số hình thức vận động theo nhạc. Tôi cho trẻ thể hiện dưới nhiều cách khác nhau như trẻ hội ý theo ba nhóm theo nhóm mình vận động theo cách nào, sau đó ba nhóm sẽ cùng lên thực hiện vận động cùng một lúc. Có thể gõ theo tiết tấu chậm, có nhóm thì bước kết hợp đá chân, nhóm thì vận động minh họa. => Sau khi thực hiện biện pháp này, tôi thấy đa số trẻ đều nắm chắc được các cách vận động theo nhạc và trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động. 4. Biện pháp 4: Nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ thông qua các hoạt động khác và mọi lúc mọi nơi. Xác định cần phải dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi một cách thường xuyên liên tục để giúp trẻ ôn luyện củng cố những kiến thức, kỹ năng vận đông theo nhạc mà trẻ đã được học. Tôi đã tích hợp dạy trẻ vận động theo nhạc ở các hoạt động như: SKKN: “Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi nâng cao khả năng vận động theo nhạc”.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_nang_cao_kha_nang_va.doc