SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ Âm nhạc
Ở trường mầm non, giáo dục âm nhạc chính là giúp trẻ biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động phong phú như: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Giáo dục âm nhạc đem lại những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần dần hình thành trong tâm hồn và tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc cho trẻ, tạo cho trẻ lòng yêu âm nhạc, đây chính là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, thưởng thức, biết cách biểu diễn các tác phẩm âm nhạc ở những mức độ đơn giản.
Năm học này, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, đầu năm học qua khảo sát bước đầu, tôi nhận thấy thực trạng ở lớp tôi mức độ cảm thụ âm nhạc của trẻ không đồng đều, trẻ thường hay thờ ơ không hứng thú với hoạt động âm nhạc, chính vì vậy việc tổ chức các hoạt động âm nhạc ở hoạt động chung gặp rất nhiều khó khăn và kết quả mang lại chưa cao.
Vậy làm thế nào để tạo điều kiện cho trẻ có được vốn âm nhạc phong phú. Làm thế nào để trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc? Làm thế nào để nâng cao kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ?... Đó chính là điều mà tôi luôn suy nghĩ và trăn trở. Với mong muốn giúp trẻ yêu thích âm nhạc, phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc, phát triển trí thông minh, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động, khơi dậy ở trẻ niềm yêu thích và đam mê âm nhạc... nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. nên tôi đã chọn đề tài ““Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc” để nghiên cứu, đưa ra các giải pháp và ứng dụng thử nghiệm vào thực tiễn dạy trẻ nhằm nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ một cách hiệu quả nhất.
Năm học này, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, đầu năm học qua khảo sát bước đầu, tôi nhận thấy thực trạng ở lớp tôi mức độ cảm thụ âm nhạc của trẻ không đồng đều, trẻ thường hay thờ ơ không hứng thú với hoạt động âm nhạc, chính vì vậy việc tổ chức các hoạt động âm nhạc ở hoạt động chung gặp rất nhiều khó khăn và kết quả mang lại chưa cao.
Vậy làm thế nào để tạo điều kiện cho trẻ có được vốn âm nhạc phong phú. Làm thế nào để trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc? Làm thế nào để nâng cao kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ?... Đó chính là điều mà tôi luôn suy nghĩ và trăn trở. Với mong muốn giúp trẻ yêu thích âm nhạc, phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc, phát triển trí thông minh, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động, khơi dậy ở trẻ niềm yêu thích và đam mê âm nhạc... nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. nên tôi đã chọn đề tài ““Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc” để nghiên cứu, đưa ra các giải pháp và ứng dụng thử nghiệm vào thực tiễn dạy trẻ nhằm nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ một cách hiệu quả nhất.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ Âm nhạc
2/15 cảm thụ âm nhạc cho trẻ một cách hiệu quả nhất. II. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Trẻ mẫu giáo nhỡ lớp 4 tuổi 2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu và áp dụng với trẻ mẫu giáo lớp 4 - 5tuổi tại lớp B2 trường mầm non... nơi tôi đang công tác. 3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích để tôi chọn đề tài này là để đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ 4-5 tuổi, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc, từ đó trẻ sẽ thấy hứng thú và hoạt động tích cực hơn. PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ( NỘI DUNG SÁNG KIẾN) I.CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận: Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm đối với âm nhạc. Trẻ em rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Giáo dục âm nhạc cho trẻ còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Tính tổ chức kỉ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức cho trẻ thông qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trẻ 4- 5 tuổi đã có những biểu hiện ổn định về mặt cảm xúc, trẻ biết hưởng ứng vui vẻ, mạnh mẽ với giai điệu manh tính chất vui vẻ, rộn rã. Bước đầu trẻ có những biểu hiện quan tâm tới nội dung bài hát với những câu hỏi “ về ai?”, “ về cái gì?”. Trẻ có biểu hiện về trí nhớ âm nhạc, bắt đầu có ấn tượng về những tác phẩm âm nhạc đã được nghe. 2. Cơ sở thực tiễn Năm học 2022 - 2023, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4-5 tuổi B2, lớp Một sổ biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc 4/15 Khả năng ca hát 16 47 % 11 32,3% 5 14,7% 2 6 % Khả năng vận động 13 38,2% 9 26,5% 7 20,6% 5 14,7% theo nhạc Khả năng nghe hát 11 32,3% 9 26,5% 8 23,5% 6 17,7% Khả năng chơi trò 12 35,2% 10 29,5% 7 20,6% 5 14,7% chơi âm nhạc Trẻ có khả năng biểu diễn tự tin, mạnh dạn 11 32,3% 9 26,5% 8 23,5% 6 17,7% Sau khi khảo sát trẻ tôi thây mức độ tốt khá thâp, nhiêu trẻ vẫn còn chưa đạt được những mục tiêu để cảm thụ được âm nhạc, từ thực trạng trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp thiết thực mang hiệu quả tích cực nhằm nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi. *Nguyên nhân dẫn đến thực trạng: - Do khả năng ca hát và cảm thụ âm nhạc của trẻ còn hạn chế. - Do trẻ chưa được thường xuyên tiếp xúc với âm nhạc trẻ nhút nhát, không chú ý lắng nghe khi cô dạy hát. - Khả năng nghe hát, nghe giai điệu, chơi các trò chơi âm nhạc của trẻ còn hạn chế III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường cảm thụ âm nhạc cho trẻ. Môi trường hoạt động âm nhạc của trẻ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ cảm thụ âm nhạc. Ở trường mầm non góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình nhiều nhất, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, cũng cố các vận động và phát triển những kĩ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo, chính vì thế tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường lớp học thân thiện gần gũi với trẻ, tạo cho trẻ luôn cảm thây thoải mái, thích được hoạt động. Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh khác nhau như: Các loại lon, hột hạt, các loại đá,...để trẻ gõ và tạo ra âm thanh. Có thể để giấy báo hay các loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các bộ trang phục biểu diễn âm nhạc, các kiểu váy.... theo ý tưởng cá nhân, phục vụ các buổi biểu diễn vũ hội hóa trang của trẻ. Tôi còn sưu tầm các loại băng nhạc dành cho thiếu nhi, dân ca các miền, nhạc không lời, nhạc cổ điển, các đoạn nhạc có giai điệu, âm thanh, tiết tấu Các loại nhạc cụ âm nhạc khác nhau để trẻ sử dụng và cảm nhận tiếng âm thanh và phân biệt sự khác nhau của chúng. Một sổ biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc 6/15 hình thức mới vào trong hoạt động chính như: Hát nối tiếp, hát bè, hát đuổi, hát hợp xướng, đọc rap, hát rock...Ở những thể loại này yêu cầu trẻ phải có kĩ năng hát, biểu diễn, kết hợp nhiều hình thức, tạo nên 1 sân khấu mới lạ để trẻ biểu diễn. Vì vậy tôi luôn chú trọng đến chất lượng các tiết học sao cho đạt hiệu quả để trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt nhất. Với nội dung trọng tâm là dạy hát: Với mỗi bài hát khi dạy trẻ, tôi cho trẻ nghe bài hát với các hình thức khác nhau. Với lợi thế về giọng hát của mình, tôi cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát mà không đệm nhạc để trẻ cảm thụ được cái đẹp trong ca từ của các bài hát. Sau đó ở lần 2 tôi vừa hát vừa đệm đàn cho trẻ nghe để trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát. Ví dụ: Dạy trẻ bài hát “Nắng sớm”, tôi cho trẻ cảm thụ được ca từ của bài hát rất hay “Em bé mỗi sáng mở cửa để đón nắng sớm và múa hát vui đùa trong nắng, có con chim khuyên cũng hát cùng em bé vào mỗi buổi sáng” đó là một khung cảnh thật bình yên. Tôi hỏi trẻ về giai điệu của bài hát để trẻ cảm thụ được giai điệu vui tươi, trong sáng của bài hát. Ngoài việc dạy trẻ thuộc các bài hát thông thường thì trong hoạt động dạy hát nâng cao cũng được tôi quan tâm. Trong các hoạt động dạy hát nâng cao, tôi cho trẻ cảm thụ giai điệu của bài hát qua từng thể loại nhạc như nhạc Rock thì nhanh và sôi động đặc trưng của nhịp 4/4, nhạc Ballad êm dịu và chậm, nhạc Tango giai điệu nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần sôi động với nhịp điệu nhộn nhịp và tình cảm luôn đong đầy, nhạc Cha cha cha sôi động phù hợp với các bài hát có giai điệu vui tươi trong sáng... Ví dụ: Khi dạy trẻ hát bài “Chú ếch con” theo hình thức nhạc “Rock” và “Cha cha cha”, sau khi cho trẻ nghe cô hát mẫu các hình thức nhạc khác nhau, tôi hỏi trẻ con thấy hát theo phong cách nhạc Rock thì âm nhạc như thế nào? Theo phong cách nhạc cha cha cha thì âm nhạc sao nhỉ? Qua các hoạt động dạy hát là trọng tâm, tôi thấy khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ về giai điệu, ca từ được nâng lên rõ rệt. Khi nghe một bài hát mới, trẻ chú ý lắng nghe hơn, nhanh thuộc bài hát hơn và hát đúng giai điệu của bài hát. Với nội dung trọng tâm là dạy vận động: Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo nhạc nhằm tạo cho trẻ có được sự cảm nhận về nhịp điệu. Để đạt được kết quả cao trong hoạt động, trước tiên tôi lựa chọn những bài hát phù hợp với trẻ, bài hát mà trẻ đã thuộc lời, bài hát có giai điệu, nhịp rõ ràng trẻ sẽ dễ dàng thực hiện hơn trong quá trình vận động: Sau khi lựa chọn được bài hát tôi sẽ lựa chọn đến các động tác sao cho vừa sức đối với trẻ, không quá dễ, không quá khó, động tác không rườm rà. Một sổ biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc 8/15 * Giáo dục âm nhạc cho trẻ thông qua hoạt động khác: - Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động phát triển thể chất Hoạt động giáo dục thể chất khi có âm nhạc sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. Tôi sử dụng các bài hát phù hợp với tiết tấu nhanh, sôi động cho trẻ khởi động, các bài với nhịp 2/4 để trẻ tập bài tập phát triển chung, những bài êm dịu khi cho trẻ hồi tĩnh... - Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động làm quen với văn học Trong giờ LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau. Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàn toàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học đó như Ví dụ: Dạy trẻ đọc bài thơ “Bó hoa tặng cô ” của Ngô Quân Miện Sau khi dạy trẻ đọc thơ kết hợp cho trẻ hát bài: “Mừng ngày 8/3” (Tân Huyền) giúp trẻ cảm thụ và hiểu thêm nội dung bài thơ. Đồng thời thể hiện tình cảm của trẻ thông qua tiết học đó. - Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động tạo hình Tạo hình là một hoạt động rất trầm bởi trong suốt quá trình hoạt động chủ yếu trẻ nghe cô hướng dẫn và sau đó tự làm ra sẩn phẩm của mình. Vây để giờ học thêm sôi động ngay từ phần đầu tiên vào bài tôi đã lựa chọn âm nhạc Ví dụ: Hoạt động Vẽ hoa trước khi vào dạy tôi cho trẻ hát bài hát Màu Hoa nhạc và lời của Hoàng Văn Yến sau đó dẫn dắt trẻ vào hoạt động. Khi trẻ thực hiện tôi mở nhạc beat bài Hoa trong vườn cho trẻ nghe (Mở với âm lương nhỏ nhẹ) trẻ vừa nghe nhạc cộng với trí tương tượng phong phú là điều kiện thuận lợi cho trẻ thực hiện tốt bài của mình. * Giáo dục âm nhạc cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. - Giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. Biết rằng biện pháp này rất bình thường đối với tất cả giáo viên ở hầu hết các trường, nhưng một số giáo viên chưa biết chọn những ca khúc nào cho phù hợp và tôi đã suy nghĩ, đưa ra một số bài hát rất lôi cuốn trẻ như: Ca khúc “Em đi Mau giáo ” bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca. Rồi những bài “Cháu đi Mâu giáo” bài “Trường chúng cháu là trường Mầm non ” của Phạm Tuyên. Hoà với khung cảnh thiên nhiên, niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát “Con chim hót trên cành Một sổ biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc 10/15 trẻ biểu diễn và xem biểu diễn văn nghệ. (Hình ảnh 6: Trẻ tham biểu diễn văn nghệ qua các ngày hội ngày lễ) =>Như vậy ở trường lớp mẫu giáo từ lúc đến trường cho đến khi bố mẹ đến đón âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí vui tươi, làm cho trẻ thêm linh hoạt vui vẻ. Âm nhạc thực sự là người bạn thân thiết của trẻ thơ. 4. Biện pháp 4: Sử dụng các loại nhạc cụ, trang phục và các trò chơi âm nhạc dạy trẻ cảm thụ âm nhạc. * Sử dụng các loại nhạc cụ Nhạc cụ và trang phục rất cần thiết đối với âm nhạc. Nó giúp trẻ hứng thú hơn khi hát, múa và vận động minh họa biểu diễn các bài hát. Những tiết tấu giai điệu, nhịp điệu đem âm thanh đến cho trẻ thì trang phục sẽ mang đến cho trẻ những hình ảnh đẹp qua đó trẻ sẽ say mê và thích thú với các bài hát. Trong các hoạt động âm nhạc, tôi tận dụng để giới thiệu cho trẻ một số loại đàn mà trẻ biết. Bên cạnh việc sử dụng thành thạo đàn organ, tôi còn tự tìm hiểu và học thêm đàn bầu, đàn ghi ta, kèn melodica, đàn cốc. Cho trẻ sử dụng đàn xylophone... để trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt nhất thông qua các loại nhạc cụ này Ví dụ: Khi cho trẻ nghe hát bài “Cò lả” dân ca đồng bằng Bắc bộ, lần 1 tôi hát kết hợp đàn organ cho trẻ nghe, lần 2 tôi hát kết hợp sử dụng đàn bầu, lần 3 cho trẻ nghe giai điệu của bài hát qua băng với các nhạc cụ dân gian như sáo trúc, đàn tranh... Trẻ rất thích thú cảm thụ làn điệu dân ca đồng bằng Bắc bộ thông qua các loại nhạc cụ trên, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ cũng tăng lên rõ rệt. Hay khi dạy trẻ làm quen với nốt “Mi”, tôi cho trẻ nghe nốt “Mi” qua đàn organ, qua tiếng kèn melodica, cho trẻ sử dụng đàn xylophone để trẻ cảm thụ được rõ nhất nốt “Mi” mà trẻ được làm quen. Tôi sử dụng các nguồn vật liệu đa dạng mở như: muỗng, gỗ, thanh tre, ly nhựa, nắp thiếc, hộp sữa, vung xoong .............để làm các nhạc cụ. Ngoài ra còn cho trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa, gõ những ly, cốc thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một tổ khúc âm thanh hài hòa rất hay và lạ. Trẻ biết các nguyên vật liệu khác nhau sẽ tạo ra các âm thanh khác nhau. Từ đó khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ cũng tốt hơn (Hình ảnh 7: Trẻ sử dụng đàn xylophone) (Hình ảnh 8: Trẻ sử dụng đàn cốc) Để trẻ biết được những hình tượng về con người của từng vùng miền trên khắp đất nước Việt nam, khi cho trẻ múa hát hoặc cô giáo múa hát thì cô phải chuẩn bị những bộ trang phục đặc trưng của từng vùng miền. Ví dụ: Với dân ca Bắc Bộ thì váy đụp và áo tứ thân, áo yếm, khăn mỏ quạ. Đạo cụ hay nhạc cụ đi kèm sẻ tùy theo các bài hát “Bà còng đi chợ” chuẩn bị gậy và Một sổ biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_nang_cao_kha_nang_ca.docx
- SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc.pdf