SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi khám phá, trải nghiệm môi trường thiên nhiên

Thông qua hoạt động khám phá trải nghiệm môi trường thiên nhiên giúp trẻ có những suy nghĩ, tưởng tượng đa dạng, phong phú và tích cực hơn về mọi thứ xung quanh. Những điều mà trẻ quan sát, tìm hiểu và được trải nghiệm sẽ mang lại cho trẻ những nội dung, ý nghĩa, màu sắc khác nhau giúp trẻ tiếp thu nhiều cái đẹp, yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Từ đó bồi đắp cho trẻ những xúc cảm tích cực và lòng yêu thương giữa con người với con người, con người với thiên nhiên giúp nhân cách của trẻ ngày càng được hoàn thiện. Việc tổ chức cho trẻ tích cực khám phá trải nghiệm môi trường thiên nhiên còn giúp trẻ hình thành, củng cố và phát triển những tri thức sơ đẳng về sự vật, hiện tượng thiên nhiên, nhằm giúp thỏa mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới khách quan: Phát triển các quá trình tâm lí nhận thức (như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng...) phát triển trí tuệ cho trẻ (như năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh...) và phát triển ngôn ngữ. Lứa tuổi mẫu giáo nhỡ nói riêng và trẻ mẫu giáo nói chung là giai đoạn mà các quá trình tâm lý, sinh lý của trẻ phát triển mạnh nhất. Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của trẻ mẫu giáo, quá trình trẻ được chơi ở môi trường thiên nhiên được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm, theo phương thức chơi mà học, học bằng chơi”.
docx 14 trang skmamnon 02/02/2025 881
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi khám phá, trải nghiệm môi trường thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi khám phá, trải nghiệm môi trường thiên nhiên

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi khám phá, trải nghiệm môi trường thiên nhiên
 2
thiên nhiên, tôi luôn trăn trở nghiên cứu, tìm tòi một số phương pháp nhằm tạo 
hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động khám phá trải nghiệm thiên nhiên một cách 
tốt nhất. Để đạt được mục đích đó bản thân tôi đã đầu tư nghiên cứu đề tài: “Một 
số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi khám phá, trải nghiệm môi trường thiên nhiên” 
nhằm giúp bản thân và đồng nghiệp có thêm được nhiều giải pháp thiết thực trong 
quá trình hướng dẫn cho trẻ thực hành, trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá về môi 
trường thiên nhiên.
 * Điểm mới của đề tài 
 Đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi khám phá, trải nghiệm môi trường 
thiên nhiên” là đề tài mới lần đầu tiên tôi nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thiết 
thực và có hiệu quả giúp trẻ được quan sát, khám phá, trải nghiệm thiên nhiên qua 
các hoạt động. Trong quá trình thực hiện ngoài những mặt mạnh vẫn còn bộc lộ một 
số hạn chế, chính vì vậy cần tiếp tục đi sâu vào việc nghiên cứu các giải pháp mới có 
tính hệ thống để giúp trẻ có khả năng khám phá, trải nghiệm. Và giải pháp mà tôi 
lựa chọn nguyên cứu đó là: Lập kế hoạch, thiết kế các hoạt động khám phá, trải 
nghiệm gần gũi với thiên nhiên; Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm và tạo cơ hội cho trẻ thực hành khám phá trải nghiệm theo hướng đưa môi 
trường thiên nhiên đến gần với trẻ; Tạo môi trường lớp học lôi cuốn trẻ tham gia 
khám phá trải nghiệm; Lồng ghép tích hợp các trò chơi vào hoạt động thực hành 
khám phá, trải nghiệm môi trường thiên nhiên; Trẻ được khám phá, trải nghiệm môi 
trường thiên nhiên qua các thí nghiệm; Công tác phối kết hợp giữa giáo viên và phụ 
huynh.
 Qua việc nghiên cứu và áp dụng các giải pháp này, giúp cho giáo viên nắm 
vững các kiến thức, kỹ năng, phương pháp khi lên lớp tạo cho trẻ sự hứng thú với 
hoạt động khám phá, trải nghiệm với thiên nhiên. Giúp cho trẻ hứng thú, tích cực 
chủ động sáng tạo khi tiếp xúc hoạt động khám phá, trải nghiệm.
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài
 Đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi khám phá, trải nghiệm môi trường 
thiên nhiên” được thực hiện trong năm học 2021- 2022, được áp dụng ở lớp mẫu 
giáo 4-5 tuổi mà tôi phụ trách và có thể áp dụng rộng rãi trong trường mầm non ở 
mọi vùng miền.
 2. Phần nội dung
2.1: Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
 Năm học 2021-2022, được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ 
bản thân tôi xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Qua tổ chức cho trẻ hoạt 
động ngoài trời và khi tổ chức cho trẻ khám phá về môi trường thiên nhiên tôi nhận 
thấy được trẻ còn bỡ ngỡ chưa mạnh dạn tự tin để làm những việc mà trẻ thấy. Để 
làm được điều đó tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 4
động thực hành trải nghiệm với môi 10 37% 17 63%
trường tự nhiên.
 Với những thuận lợi, khó khăn và số liệu khảo sát như trên bản thân tôi đã suy 
nghĩ, trăn trở xem mình phải làm gì và làm như thế nào để tìm ra những giải pháp tốt 
nhất nhằm giúp trẻ khám phá, trải nghiệm môi trường thiên nhiên cho trẻ 4-5 tuổi trong 
trường mầm non được tốt hơn và điều quan trọng hơn là giúp cho trẻ hứng thú hơn 
trong quá trình hoạt động, thúc đẩy các quá trình tâm lý của trẻ phát triển như: tư duy, 
tưởng tượng. Cho nên tôi đã lựa chọn và đưa ra một số giải pháp như sau:
2.2: Các giải pháp
 2.2.1. Giải pháp 1: Lập kế hoạch, thiết kế các hoạt động khám phá, trải 
nghiệm gần gũi với thiên nhiên.
 Căn cứ kế hoạch giáo dục năm học của lớp, khả năng của trẻ, điều kiện thực tế 
của lớp, của phụ huynh, tôi lập kế hoạch dự kiến hoạt động cho trẻ năm học 2021-
2022, sau đó cụ thể hóa nội dung, hoạt động trong kế hoạch giáo dục từng chủ đề. Tôi 
tập trung tổ chức hướng dẫn trẻ vào các hoạt động: Hoạt động góc, hoạt động ngoài 
trời, hoạt động chiều, hoạt động ngoại khóa. Về lựa chọn nội dung hoạt động cần phù 
hợp với chủ đề, kỹ năng thực hiện từ dễ đến khó, phù hợp với khả năng của trẻ từng 
thời điểm, phù hợp với đặc trưng của hoạt động.
 Việc lập kế hoạch tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm môi trường 
thiên nhiên cho trẻ trong năm học giúp cho bản thân tôi hoạch định được công 
việc, kịp thời làm công tác tuyên truyền, huy động sự hỗ trợ của phụ huynh, giúp 
trẻ rèn luyện đa dạng các kỹ năng, phát huy tính sáng tạo cho trẻ, tăng hiệu quả 
công tác tuyên truyền tới cộng đồng. 
 Trẻ mầm non vui chơi hoạt động với thiên nhiên mang lại một mối liên hệ với 
trí não giúp thúc đẩy quá trình học tập cho trẻ. Trẻ em cần gần gũi với thiên nhiên 
có khả năng tập trung cao hơn và tinh thần tự lập tốt hơn, khi trẻ gần gũi với các 
yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí trong lành giúp trẻ tăng cường hệ miễn 
dịch để chống lại mệt mỏi, ốm đau. Như vậy thế giới thiên nhiên không chỉ tốt cho 
sức khoẻ mà còn có tác dụng to lớn trong giáo dục, hình thành trí tuệ và nhân cách 
của trẻ. Chính vì thế khi thiết kế các hoạt động giáo dục tôi thường tổ chức các tiết 
học gắn liền với thiên nhiên.
 Ví dụ: Giờ học tạo hình “Cắt dán ngôi nhà” 
 Tôi đã mạnh dạn chuẩn bị các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như cắt dán ngôi 
nhà bằng vật lá khô. Cho trẻ sử dụng cuống lá cây sắn để làm thân nhà, sử dụng 
những cánh hoa giấy bị rụng xếp làm mái ngói hay những sợi rơm hay lá to được 
xé nhỏ để tạo thành mái nhà tranh.
 Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời
 Cho trẻ sử dụng cuống lá sắn làm những chiếc vòng xinh xắn để tặng cho các 
bạn hay làm những chiếc tong đơ để cắt tóc, dùng lá bưởi làm con trâu, lá chuối 6
 Muốn trẻ được trải nghiệm với môi trường thiên nhiên không chỉ bó buộc 
trong lớp học mà tôi còn cho trẻ đi tham quan trải nghiệm vườn rau, đồng lúa cạnh 
trường.Để trẻ được khám phá và trải nghiệm qua quan sát thực tế.
 Hiện nay ở trên thị trường mọi người thường dùng túi ni lông đựng đồ ăn tôi 
giải thích cho trẻ biết tác hại của túi ni lông ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ 
con người vì vậy tôi đã tích hợp trong giờ khám phá một số loại rau tôi cho trẻ chơi 
trò chơi “Cửa hàng rau sạch” và tuyên truyền tới trẻ “Thay túi ni lông bằng lá 
chuối”. Tôi đã hướng dẫn cho trẻ cách gói rau bằng lá chuối chứ không sử dụng túi 
ni lông với mục đích chung tay bảo vệ môi trường.
 Bên cạnh đó thì đồ dùng đồ chơi cũng là một yếu tố quan trọng giúp trẻ phám 
phá, trải nghiệm. Đồ dùng đồ chơi là sách giáo khoa của trẻ thông qua đồ dùng đồ 
chơi phát triển tính sáng tạo, nhận thức, thẩm mỹ, ham hiểu biết, tò mò, thích khám 
phá vì vậy để hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi một cách có hiệu quả thì trước hết 
cần phải nắm được những kiến thức cơ bản sau:
 Ví dụ: Ở góc bé vui khám phá, ở đó tôi chuẩn bị đồ dùng khá phong phú: Các 
loại chai to nhỏ, màu nước, các loại đá, sỏi, cát, vật chìm nổi, có các loại kính lúp 
to nhỏ để cho trẻ thoả sức khám phá,trải nghiệm chẳng hạn như chơi với vật chìm 
nổi để khám phá ra lý do tại sao vật đó nổi? Tại sao vật đó chìm? Hoặc dùng kính 
lúp phát hiện ra sự thay đổi của con côn trùng khác thường so với khi mình nhìn 
bằng mắt thường.
 Ví dụ: Ở chủ đề: Động vật nuôi trong gia đình.
 Dùng rơm tạo thành một cột rơm bên cạnh đó là một ổ gà có gà mẹ cùng với 
trứng gà và một số con gà con được làm bằng xốp và lông gàđể trẻ quan sát và 
khi được khám phá tìm hiểu, cô tạo cơ hội cho trẻ thảo luận tại sao lại có những 
quả trứng, tại sao lại xuất hiện chú gà con ở đó?...
 Ví dụ:Ở chủ đề bản thân.
 Góc kĩ năng của bé tôi trang trí làm nổi bật góc kĩ năng với rơm, dây lác, len 
để cho trẻ tết tóc, lá cọ để trẻ chơi đan lát
 Riêng ở góc học tập tôi trang trí bằng những chiếc túi nhỏ bên trong có chứa 
nhiều loại hột hạt, sỏi đá, vỏ hến trẻ có thể dùng để xếp chữ số, các hình học với 
hình ảnh minh hoạ đẹp mắt cho trẻ khám phá, tìm tòi.Tôi thấy khi tham gia các 
hoạt động chơi ở các góc trẻ rất thích thú với các vật liệu từ thiên nhiên từ đó trẻ có 
điều kiện để phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng của bản thân. 
 Ví dụ: Hoạt động hướng dẫn trẻ “Làm chong chóng”
 Tổ chức cho trẻ quan sát cái chong chóng do cô làm. Hỏi trẻ về đặc điểm, 
màu sắc, cách làm, cách chơi. Sau đó hướng dẫn nhóm trẻ làm chong chóng. 8
 Mỗi chủ đề tôi luôn tạo các hình ảnh và các đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác 
nhau ở các góc chơi. Như chủ đề bản thân tôi luôn sưu tầm các nguyên vật liệu như: 
Báo, lá, xốp... làm các đồ dùng đồ chơi khác nhau kích thích sự hứng thú, tò mò của 
trẻ. Từ những nguyên vật liệu đóa trẻ sẽ được học gì và làm gì.
 Đối với góc chơi “Bé yêu thiên nhiên”, tôi thiết kế những hình ảnh có màu 
sắc bắt mắt, nội dung sáng tạo, phù hợp, chứa đựng những nội dung học tập, giúp 
trẻ hoạt động khám phá một cách tích cực và hiệu quả.
 Góc chơi có rất nhiều hình ảnh kích thích tính tư duy tìm hiểu khám phá cho 
trẻ như quá trình về sự phát triển của cây giúp trẻ hình thành những hiểu biết về sự 
sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Bảng pha màu giúp trẻ hiểu biết về cách pha 
trộn màu sắc từ hai màu hay ba màu có thể tạo ra màu mà trẻ yêu thích. Hay những 
hình ảnh mang tính chất giáo dục giúp trẻ có những thái độ đúng đắn với thiên nhiên 
và sự vật xung quanh. Để phát triển toàn diện nhận thức cho trẻ thông qua góc chơi 
thì ngoài những hình ảnh mang tính lý thuyết, giáo viên cần cho trẻ được thực hành 
để trẻ được trải nghiệm và giải quyết tình huống một cách sáng tạo. Trong những 
giờ hoạt động góc tôi thường xuyên chuẩn bị chu đáo các đồ dùng để trẻ được chơi 
và tham gia hoạt động thực tế nhằm đem lại niềm vui cho trẻ, giúp trẻ phát triển tư 
duy, óc sáng tạo và quan tâm hơn đến khoa học một cách tự nhiên.
 Ví dụ: Với chủ đề: “Nước và hiện tượng tự nhiên” 
 Chuẩn bị các loại chai, lọ, các loại bột màu hoặc một số đồ dùng khác như: 
Sỏi, đá, xốp, muối, đường, cát, vỏ sò
 Tổ chức khám phá về “Sự kỳ diệu của cát”, tại đây tôi đã sử dụng khu vực trải 
nghiệm cho trẻ khám phá, chơi với cát, đi trên đường có cát khô, cát ướt, bốc cát, 
xoa cát, xây lâu đài, pha màu.
 Qua các hoạt động đó, tôi thấy trẻ rất hứng thú, tham gia tích cực vào hoạt
động và đạt kết quả cao.
 Như vậy, tại góc này trẻ thường xuyên được vui chơi, được làm những thí 
nghiệm thú vị để thỏa mãn tính tò mò, ham hiểu biết của mình. Qua đó tôi cũng 
thấy được rằng việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất bổ ích nhằm bổ trợ và 
giúp cho việc tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành khám phá, trải nghiệm với 
môi trường thiên nhiên trên tiết học được dễ dàng hơn.
 Hàng ngày tôi rất vui vì bắt gặp và kịp thời ghi lại hình ảnh trẻ tự chăm sóc 
cây. Từ những khoảnh khắc trên khiến tôi cảm thấy có động lực hơn khi xây dựng 
môi trường nhóm lớp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh trang trí 
nhóm lớp thu hút trẻ thì việc tạo niềm vui vào hoạt động khám phá, trải nghiệm là 
rất quan trọng. 
 2.2.4. Giải pháp 4: Lồng ghép tích hợp các trò chơi vào hoạt động thực 
hành khám phá, trải nghiệm môi trường thiên nhiên.
 Hoạt động vui chơi là phương tiện để giáo dục phát triển trí tuệ, đạo đức, thể 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_kham_pha_trai_nghiem.docx