SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình ở trường mầm non
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm cho trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực. Đặc biệt hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em.
- Dạy trẻ hoạt động tạo hình giúp trẻ bước đầu làm quen với phương tiện và ngôn ngữ tạo hình như: Đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục…… thông qua đó phát triển năng lực quan sát phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo.
Người giáo viên mầm non cần có những phương pháp phù hợp với từng độ tuổi, điều kiện của trường, lớp để có một hoạt động đạt kết quả cao, tăng khả năng nhận thức của trẻ. Góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của trường, của ngành ngày càng phát triển hơn. Bản thân tôi là giáo viên lâu năm trực tiếp giảng dạy tôi muốn được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy, nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp cho trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình ở trường mầm non”
Trên cơ sở thực tiễn việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra một số biện pháp rèn kỹ năng cơ bản về hoạt động tạo hình cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi để phát huy tính năng động, óc sáng tạo, tính kiên trì tỷ mỉ, góp phần vào việc nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non.
- Dạy trẻ hoạt động tạo hình giúp trẻ bước đầu làm quen với phương tiện và ngôn ngữ tạo hình như: Đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục…… thông qua đó phát triển năng lực quan sát phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo.
Người giáo viên mầm non cần có những phương pháp phù hợp với từng độ tuổi, điều kiện của trường, lớp để có một hoạt động đạt kết quả cao, tăng khả năng nhận thức của trẻ. Góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của trường, của ngành ngày càng phát triển hơn. Bản thân tôi là giáo viên lâu năm trực tiếp giảng dạy tôi muốn được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy, nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp cho trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình ở trường mầm non”
Trên cơ sở thực tiễn việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra một số biện pháp rèn kỹ năng cơ bản về hoạt động tạo hình cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi để phát huy tính năng động, óc sáng tạo, tính kiên trì tỷ mỉ, góp phần vào việc nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình ở trường mầm non
MỤC LỤC Tên mục lục Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 I. Lí do chọn đề tài 3 II. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 3 III. Mục đích nghiên cứu 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. Cơ sở khoa học 3 1. Cơ sở lý luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 4 3. Khảo sát thực trạng 5 II. Biện pháp thực hiện 6 Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập phong phú, kích thích trẻ 6 hứng thú tham gia hoạt động tạo hình. Biện pháp 2: Rèn các kỹ năng tạo hình cho trẻ 7 Biện pháp 3: Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình 9 Biện pháp 4: Tổ chức tốt hoạt động tạo hình 11 Biện pháp 5: Phối kết hợp và làm công tác tuyên truyền với phụ 16 huynh học sinh III. Kết quả thực hiện (Có so sánh đối chứng) 17 PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ 19 I. Kết luận 19 II. Bài học kinh nghiệm 19 III. Khuyến nghị và đề xuất 20 Tài liệu tham khảo 2 | 23 Hoạt động tạo hình là một hoạt động nằm trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, nhằm cung cấp kiến thức sơ đẳng về tạo hình cho trẻ thông qua đó phát triển khả năng quan sát tri giác, phân biệt, khả năng phân tích tổng hợp các thao tác tư duy trực quan. Góp phần giáo dục toàn diện về các mặt cho trẻ về đạo đức, trí tuệ, lao động, thẩm mỹ. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm cho trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực. Đặc biệt hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em. - Dạy trẻ hoạt động tạo hình giúp trẻ bước đầu làm quen với phương tiện và ngôn ngữ tạo hình như: Đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục thông qua đó phát triển năng lực quan sát phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo. Người giáo viên mầm non cần có những phương pháp phù hợp với từng độ tuổi, điều kiện của trường, lớp để có một hoạt động đạt kết quả cao, tăng khả năng nhận thức của trẻ. Góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của trường, của ngành ngày càng phát triển hơn. Bản thân tôi là giáo viên lâu năm trực tiếp giảng dạy tôi muốn được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy, nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp cho trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình ở trường mầm non” Trên cơ sở thực tiễn việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra một số biện pháp rèn kỹ năng cơ bản về hoạt động tạo hình cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi để phát huy tính năng động, óc sáng tạo, tính kiên trì tỷ mỉ, góp phần vào việc nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non. II. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu - Đối tượng: Trẻ 4-5 tuổi - Phạm vi: Trẻ lớp 4 tuổi B5 - Thời gian nghiên cứu: Với đề tài này tôi thực hiện trong thời gian một năm (từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023) III. Mục đích nghiên cứu: Đề tài giúp giáo viên có những phương pháp hay giúp trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận Hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ ở trường mầm non. 4 | 23 trẻ quan sát trong giờ hoạt động ngoài trời, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh - Được sự quan tâm của ban giám hiệu, phòng giáo dục huyện - Bản thân tôi là một giáo viên trong trường, trong năm học 2022 - 2023 được giao nhiệm vụ phụ trách lớp 4 tuổi B5, tôi luôn có ý thức học hỏi đồng nghiệp, trau dồi đạo đức, học tập từ các phương tiện hiện đại, các tài liệu sách báo ...và luôn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để các hoạt động đạt kết quả cao nhất. - Đã nhiều năm tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo. Tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm từ việc từ việc dạy trẻ hoạt động tạo hình và đây cũng chính là hoạt động mà tôi yêu thích b. Khó khăn - Trình độ nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ riêng cho hoạt động tạo hình còn hạn chế nên ảnh hưởng rất nhiều đến giờ hoạt động của trẻ. - Đồ dùng giảng dạy chưa phong phú và đa dạng về chủng loại nên chưa thu hút và hấp dẫn được trẻ. - Đa số trẻ chưa tích cực và chủ động trong học tập, một số cháu chưa học qua lớp mẫu giáo bé nên các kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, in màu, thổi màu, chắp, gán ghép...vẫn còn yếu. - Bên cạnh những trẻ nhút nhát còn một số trẻ quá hiếu động nên ảnh hưởng rất lớn đến giờ hoạt động của lớp. c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện Đầu năm học 2022-2023 tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng để nắm bắt được khả năng tạo hình của trẻ lớp tôi. Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi do tôi chủ nhiệm với tổng số là 23 trẻ. Trong đó: 12 trẻ nam,11 trẻ nữ Kết quả khảo sát đầu năm: Kết quả STT Nội dung khảo sát Số lượng trẻ Tỷ lệ (%) 1 Có kỹ năng tạo hình đơn giản 5/23 21,7 % (Vẽ, nặn, cắt, xé dán, in màu, thổi màu, gán ghép) 2 Biết sử dụng các nguyên vật 7/23 30,4 % liệu để tạo ra sản phẩm 3 Nói được ý tưởng sản phẩm của 6/23 26 % bản thân 6 | 23 Từ việc trang trí góc tạo hình như vậy tôi đã phát hiện ra trẻ lớp tôi rất thích thú và muốn đến xem, trẻ rất mong muốn được thể hiện ý tưởng của mình để tạo ra những sản phẩm tạo hình đẹp trang trí cho góc thêm nhiều sản phẩm mới và sáng tạo hơn. Không những tạo môi trường học tập cho trẻ trong lớp học, môi trường ở bên ngoài lớp học cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy tôi đã tạo môi trường về tạo hình cho trẻ ở bên ngoài lớp học như: Tôi treo những bức tranh được sưu tầm, cắt, xé dán, in màu, chắp, gán ghép, thổi màumột số bức tranh chủ đề sự kiện đang học để lôi cuốn sự chú ý của trẻ và tạo được nhiều ấn tượng cho trẻ, để trẻ vận dụng vào giờ tạo hình một cách có hiệu quả nhất Hình ảnh 2: Môi trường ngoài lớp học Với việc tạo môi trường học tập phong phú cho trẻ là một trong những biện pháp hỗ trợ đắc lực tạo hứng thú cho trẻ với hoạt động tạo hình và mang lại hiệu quả rất cao * Biện pháp 2: Rèn các kỹ năng tạo hình cho trẻ Chúng ta biết rằng. Con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình những năng khiếu thẩm mỹ, mà phải thông qua giáo dục và hoạt động, từ đó những khả năng và tài năng mới được bộc lộ và thể hiện. Để giúp trẻ có thể nắm được các kỹ năng tạo hình và biết được khả năng tạo hình của từng trẻ như thế nào thì ngay từ đầu năm học tôi đã rèn cho trẻ các kỹ năng tạo hình theo các nội dung như sau: + Dạy trẻ vẽ: Tôi đã hướng dẫn trẻ hiểu và nắm được cách vẽ các nét cơ bản như: Nét cong, nét thẳng, nét cong tròn, nét xiên và cách sử dụng về màu sắc, kích thước, hình dạng, bố cục của hình vẽ sao cho hợp lý. Tôi đã giúp trẻ hiểu được 8 | 23 + Dạy trẻ cách in, thổi màu: Cô dạy trẻ hiểu được kỹ năng này cần có sự khéo léo để in, thổi màu nước thành những bức tranh đẹp, cách chấm màu sao cho bố cục tranh hợp lý, in màu như thế nào để không bị nhòe và có được bức tranh đẹp, sáng tạo. + Dạy trẻ chắp, gán ghép: Với kỹ năng này trẻ sẽ phải chắp, gán ghép các sản phẩm tạo hình từ lá cây, que diêm, cúc áo thành những sản phẩm tạo hình cô đã yêu cầu như: Làm thành con vật, cái cây, bông hoa, phương tiện giao thông, ngôi nhà......, tùy theo từng bài dạy. Cô cần dạy trẻ kỹ năng tư duy, sáng tạo, bố cục hợp lý, kết hợp hài hòa các nguyên liệu để làm ra sản phẩm tạo hình đẹp. Với biện pháp rèn cho trẻ các kỹ năng tạo hình ngay từ đầu năm học, xuyên suốt đến cuối năm học như vậy, tôi đã rất tự tin để tiến hành cho trẻ lớp tôi tham gia vào các hoạt động tạo hình một cách logic, phù hợp và cuối năm tôi thấy việc rèn các kỹ năng tạo hình cho trẻ đã mang lại được những kết qủa không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy trẻ học tốt môn tạo hình. * Biện pháp 3: Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình Để thực hiện được hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc sử dụng nguyên vật liệu là việc không thể thiếu được, nó vô cùng quan trọng vì từ đó sẽ kích thích sự sáng tạo của trẻ. Nguyên vật liệu tạo hình là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể tự trẻ kiếm được như: Vỏ hộp sữa chua, quần áo cũ, bìa các tông, bông, vải vụn, lá cây, hột, hạt...hay những nguyên vật liệu được sản xuất như: Giấy, hồ dán, kéo. Sự đa dạng, phong phú của nguyên vật liệu tạo hình sẽ giúp trẻ sáng tạo hơn trong sản phẩm của mình. Nguyên vật liệu tạo hình được thể hiện qua màu sắc, hình dáng, kích thước khác nhau nhưng: + Phải an toàn đối với trẻ: Không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại. + Dễ bảo quản, cất giữ, sử dụng được bền. + Dễ cầm, phù hợp với tầm tay của trẻ. 10 | 23 Hình ảnh 5: Sản phẩm tạo hình được làm từ phế liệu Với việc sử dụng các nguyên vật liệu cho các hoạt động tạo hình cô và trò chúng tôi đã tạo ra được nhiều sản phẩm tạo hình đẹp, phong phú, hấp dẫn với trẻ, nên trẻ lớp tôi rất thích thú và ham mê học hơn, các giờ học tạo hình cũng mang lại kết quả rất cao. Như vậy nguyên vật liệu tạo hình là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động tạo hình để trẻ có thể tạo ra những sản phẩm đẹp, đa dạng, phong phú và hấp dẫn khi cho trẻ tham gia vào họa động. * Biện pháp 4: Tổ chức tốt hoạt động tạo hình - Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp. Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt đông nghệ thuật. Tôi đã rèn luyện nề nếp bằng cách: Xếp xen kẽ cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát, cháu nam xen cháu nữ. Chia tổ, đặt tên cho tổ và bầu ra tổ trưởng để quán xuyến, nhắc nhở thành viên của mình. Với những biện pháp trên trẻ 12 | 23 nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt...Từ đây tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn được tái tạo. - Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm: Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn. - Khi tổ chức HĐTH bước nhận xét sản phẩm cũng rất quan trọng. Việc nhận xét sản phẩm giúp trẻ nêu được cảm nhận của bản thân về đề tài mà trẻ thực hiện. Từ đó trẻ sẽ rút kinh nghiệm cho bài học lần sau. Hình ảnh 7: Nhận xét sản phẩm - Nhận xét sản phẩm: Cho trẻ để bài theo tổ, theo bàn và làm đoàn tầu đi quanh quan sát, nhận xét để trẻ chọn bức tranh mà trẻ thích nhất: Con thích bài nào nhất? Vì sao con thích? Sau đó cô phân tích ưu điểm của từng bức tranh ở từng nét vẽ, màu sắc, bố cục, hình dáng, cho trẻ đếm phương tiện đã vẽ được, những bài đã vẽ được. 14 | 23
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hung_thu_voi_hoat_do.docx