SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động giáo dục Âm nhạc

Ý thức rõ tác dụng của âm nhạc đối với trẻ nên hoạt động học có chủ đích "Giáo dục âm nhạc"đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong Trường Mầm non. Đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. Bên cạnh đó giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường như : Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong giờ thể dục buổi sáng, trong hoạt động tạo hình, hoạt động làm quen văn học... Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên.
Bản thân tôi là một giáo viên được phân công dạy trẻ 4- 5 tuổi. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi luôn trăn trở, tìm tòi sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trong tất cả các hoạt động của trẻ đặc biệt là hoạt động Giáo dục âm nhạc.Với tôi, âm nhạc là một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường. Tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt, cảm thụ thật tốt âm nhạc. Tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ.
Vì tất cả những lý do này, tôi đã quyết định chọn đề tài " Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú với hoạt động Giáo dục âm nhạc " góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
doc 24 trang skmamnon 16/07/2024 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động giáo dục Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động giáo dục Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động giáo dục Âm nhạc
 2/15
 Đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu vui tươi 
mượt mà, trong trẻo của những tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa mẹ ngọt ngào 
nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của 
mình.Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác giáo dục thẩm mỹ ngoài ra 
nó còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.
 Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo viên Mầm non sử dụng một 
cách có mục đích, phù hợp, sáng tạo sẽ giúp trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và 
tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn Oocgan hay bật nhạc 
không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác của trẻ 
(hoạt động góc,giờ tạo hình, trẻ làm bài tập theo nhóm...) Ca hát và nghe nhạc giúp 
trẻ duy trì tập trung,phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ thích hát theo nhạc, đung 
đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi hay nhộn nhịp. Ngoài ra 
giáo viên Mầm non có thể sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển 
tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để 
tạo sự hứng thú, thư giãn, gây chú ý với trẻ.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
 Ý thức rõ tác dụng của âm nhạc đối với trẻ nên hoạt động học có chủ đích 
" Giáo dục âm nhạc"đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong 
Trường Mầm non. Đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âm nhạc không chỉ 
dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới 
nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. Bên cạnh đó giáo 
dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường 
như : Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong giờ thể dục buổi sáng, trong hoạt động 
tạo hình, hoạt động làm quen văn học... Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, 
hồn nhiên.
 Bản thân tôi là một giáo viên được phân công dạy trẻ 4- 5 tuổi. Tôi nhận 
thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật 
nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì 
điều đó tôi luôn trăn trở, tìm tòi sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những 
phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trong tất cả các hoạt động của trẻ 4/15
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 Do khả năng và điều kiện có hạn nên tôi chỉ tìm hiểu thực trạng và đưa ra 
một số biện pháp nhằm giúp trẻ hứng thú với hoạt động Giáo dục âm nhạc trong 
trường Mầm non.
 Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 09/2020 đến tháng 4/2021
 II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận
 Giáo dục âm nhạc là hoạt động mang tính nghệ thuật. Ở trường Mầm non, 
giáo dục âm nhạc được tiến hành thông qua các dạng hoạt động: Ca hát, vận động 
theo nhạc,nghe nhạc,nghe hát, trò chơi âm nhạc.
 Hát múa, đó là hoạt động chủ yếu trong chương trình giáo dục âm nhạc ở lứa 
tuổi mầm non. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như : nghe cô hát, trẻ 
tự ca hát,nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc.. sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của 
một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mĩ, tình 
cảm - xã hội, nhận thức và thể chất, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
 Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ.Trước hết, âm 
nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe. Tính chất đa dạng của âm 
nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. 
việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập 
phối hợp các động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng, mà tất cả vận động của 
tay, chân, thân hình, nhờ có sự phụ họa âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng 
hơn. Tư thế hát đúng sẽ tạo điều kiện điều hòa hoạt động hô hấp, thở sâu hơn, tạo 
cho trẻ có dáng dấp uyển chuyển, phong thái đẹp.
 Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức... nó đòi hỏi 
trẻ phải chú ý quan sát, nhạy bén. Trẻ tập chung nghe nhạc, so sánh âm thanh, làm 
quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của 
hình tượng âm nhạc.
 Âm nhạc dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống giúp 
trẻ hình thành sự liên tưởng. Trẻ biết cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, 
loài vật ....trong các tác phẩm. 6/15
2.3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài
 Lúc đầu khi chưa thực hiện đê tài thì chất lượng hoạt động Giáo dục âm 
nhạc của lớp tôi cho kết quả còn thấp. Cụ thể thực trang thông qua bảng số liệu 
sau:
 Minh chứng 1: Số liệu điều tra
2.4. Nguyên nhân thực trạng
 - Có nhiều trẻ chưa qua học lớp nhà trẻ và mẫu giáo bé nên còn nhút nhát, 
khả năng hòa đồng với các bạn còn kém.
 - Gia đình chỉ cho trẻ xem điện thoại hoặc ti vi mà không dạy trẻ lời bài hát, 
giai điệu và nội dung cụ thể.
 - Hình thức tổ chức hoạt động còn dập khuân theo các bước chưa có sự sáng 
tạo, linh hoạt trong hoạt động.
3. Những biện pháp thực hiện.
 a. Học hỏi nâng cao trình độ giáo viên.
 b. Lồng ghép các trò chơi mới, sinh động.
 c. Các biện pháp giúp trẻ vận động.
 d.Sửa sai cho trẻ.
 e. Ứng dụng công thông tin.
 f. Kết hợp với phụ huynh.
4. Biện pháp thực hiện ( Biện pháp thực hiện từng phần)
 Để khắc phục những tồn tại trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp 
nhằm giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú với hoạt động Giáo dục âm nhạc. Cụ thể là lớp 4 
tuổi B7 do tôi chủ nhiệm.
a) Học hỏi và nâng cao trình độ bản thân.
 Giáo viên không nhất thiết phải có năng khiếu trong việc múa hát mới thành 
công trong việc dạy nhạc, vận động cho trẻ. Bởi vì đức tính quan trọng nhất của 
một cô giáo là có một thái độ tích cực biết công nhận và trân trọng các biểu hiện 
của trẻ. Mỗi trẻ khi đến lớp cần được thấy trẻ có thể thỏa sức sáng tạo, các sáng tạo 
của trẻ luôn được người khác công nhận đặc biệt là cô giáo. Giáo viên phải biết 
động viên, khen ngợi trẻ kịp thời. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan 8/15
nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi 
nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục 
của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo 
dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn 
đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Tất cả những nội dung trên cần tiến hành 
thường xuyên đối với trẻ. Để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ 
bản thân tôi đã tìm tòi và tạo ra nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, thích hợp 
giáo dục âm nhạc. Để trẻ được sử dụng các nhạc cụ và được hoạt động một cách 
sáng tạo nhất dưới sự hướng dẫn của cô.
 Minh chứng 2: Dụng cụ âm nhạc cô tự tạo.
b. Lồng ghép các trò chơi mới, sinh động.
 Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một 
trong số các biện pháp rất hữu hiệu. Trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến 
cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng 
lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Hiện nay trò chơi âm nhạc được coi 
là một trong các hình thức vận động theo nhạc của giáo dục mầm non. Nó có vai 
trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, 
phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần giúp trẻ cảm thụ âm nhạc. 
Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những 
phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung 
giáo dục. Chính vì vậy bản thân tôi đã luôn tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò 
chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.
+ VD1: Trò chơi " Ô cửa kì diệu". Trò chơi giúp trẻ ôn luyện những bài hát đã 
được học, rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn văn nghệ trước cả lớp. 
Cùng có tên là trò chơi " Ô cửa kì diệu " nhưng những điều kì diệu đằng sau ô cửa 
sẽ được thay đổi để trẻ không bị nhàm chán và làm tăng tính tò mò thích khám phá 
ở trẻ.
 Minh chứng 3: Trẻ tham gia chơi trò chơi “ Ô cửa kỳ diệu”
+ VD 2: Trò chơi " Gương mặt thân quen". Trò chơi này giúp trẻ học cách biểu 
diễn văn nghệ và tăng khả năng quan sát và ghi nhớ ở trẻ. 10/15
giai điệu vui tươi, có cấu trúc cân đối tôi có thể lựa chọn hình thức kết hợp với 
dụng cụ âm nhạc. Với những bài có hình tượng nghệ thuật đẹp, có giai điệu tình 
cảm tha thiết, tôi lựa chọn hình thức múa, những bài hát đoạn nhạc sôi động tôi có 
thể cho trẻ tập những bài thể dục nhịp điệu hay các động tác Oerobic khỏe khoắn. 
Việc lựa chọn loại hình vận động và các động tác phù hợp với tính chất âm nhạc sẽ 
giúp cho quá trình lĩnh hội các kỹ năng vận động của trẻ sẽ thuận lợi hơn, mang lại 
hiệu quả cao hơn.
 Vận động theo nhạc là hoạt động mang tính sáng tạo nên trước khi định 
hướng các động tác vận động tôi thường tạo cơ hội để trẻ được bộc lộ khả năng 
sáng tạo của mình và cho trẻ thực hiện thử. Với những bài vận động theo nhịp, 
phách, tiết tấu trẻ đã biết tôi để trẻ nhớ lại hình thức vận động và để trẻ thử ghép 
vào lời bài hát. Sau đó tôi chính xác lại bằng cách thực hiện động tác cho trẻ quan 
sát giúp trẻ nắm vững kỹ năng vận động.Việc chính xác hóa động tác khó cũng rất 
quan trọng. Sau khi tôi thực hiện vận động xong cả bài thì tôi có thể phân tích và 
giải thích vận động khó, phức tạp giúp trẻ nắm vững các kỹ năng vận động, khắc 
sâu ấn tượng, tạo cảm xúc tốt với bài vận động, góp phần nâng cao khả năng vận 
động theo nhạc cho trẻ.
 Vận động theo nhạc là quá trình trẻ thực hành, trải nghiệm và cảm thụ nghệ 
thuật, để quá trình vận động không bị đơn điệu, gây mệt mỏi và sự chán nản cho 
trẻ. Tôi tổ chức cho trẻ vận động dưới nhiều hình thức thi đua có lồng yếu tố vui 
chơi. Qua việc tổ chức thi đua sôi động như vậy, trẻ lớp tối rất hứng thú vận động 
và rất mạnh dạn tự tin thể hiện khả năng của mình. Và để giúp trẻ hứng thú hơn tôi 
còn sử dụng đa dạng các dụng cụ âm nhạc và trang phục biểu diễn trong quá trình 
trẻ vận động.Tạo không khí âm nhạc thật sôi động, phát huy tích cực vận động của 
trẻ từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình vận động.
 Minh chứng 6: Trẻ sử dụng trang phục và các dụng cụ đa dạng khi vận động
 Trong trường Mầm non thường tổ chức các ngày hội, ngày lễ, các hội thi, 
hội diễn, đây cũng là những cơ hội để trẻ thể hiện khả năng vận động theo nhạc 
của mình Trẻ có thể tham gia các tiết mục múa, erobic, các bài tập thể dục nhịp 
điệu với những động tác đòi hỏi có tính nghệ thuật. Việc biểu diễn các tiết mục 12/15
VD: Khi cho trẻ hát bài " Cháu yêu bà" tôi trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. 
Từ đó giúp trẻ thể hiện được phong cách khi biểu diễn phải tình cảm trìu mến vì đó 
là tình cảm của trẻ dành cho người bà yêu quí của mình.
e. Ứng dụng công nghệ thông tin.
 Sống trong thời đại công nghệ 4.0 thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào 
giảng dạy là việc làm không thể thiếu.
 Giờ học sẽ trở nên sinh động hơn nếu như có sự góp mặt của các bài giảng 
điện tử, các giai điệu của tiếng đàn oocgan, ti vi, loa, máy chiếu, hình ảnh minh 
họa sống động...Tất cả những thứ đó đều là những ứng dụng của công nghệ thông 
tin vào hoạt động giảng dạy.
 Sự kết hợp của việc “ mắt thấy, tai nghe” là rất cần thiết. Những hình ảnh 
lung linh, sinh động tạo cảm giác ngạc nhiên, hứng thú, kích thích sự tò mò của trẻ. 
Dẫn dắt trẻ nhẹ nhàng vào với hoạt động. Đó cũng là những ứng dụng tuyệt vời 
của công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tôi có thể lên mạng tìm kiếm các hình ảnh 
phong phú, phù hợp với nội dung bài hát mà tôi định dạy để trẻ có thể được quan 
sát trực quan thì điều đó hỗ trợ trẻ khắc sâu kiến thức rất tốt. Việc làm này đã giúp 
trẻ hứng thú với hoạt động hơn cách làm cũ rất nhiều.
 Đối với hoạt động ca hát: Cô hát lần hai cho trẻ nghe có thể kết hợp với nhạc 
của đàn, nhạc không lời mở bằng đĩa CD trên ti vi,nhạc không lời mở trên máy 
tính, mở bằng loa kết nối với điện thoại thông minh...sẽ tạo cho trẻ một cảm giác 
thú vị và mới lạ. Ngoài ra cô có thể cho trẻ nghe ca sĩ hát để chính xác hóa nhịp 
điệu, giai điệu đối với những bài hát khó vì giáo viên không phải ai cũng hát hay 
và có năng khiếu đối với âm nhạc.
 Đối với hoạt động vận động theo nhạc: Cô mở nhạc trên đàn, trên ti vi, cho 
trẻ xem video múa để trẻ làm phong phú thêm vận động của bản thân...
 Đối vơi hoạt động nghe nhạc, nghe hát: cô cho trẻ xem video clip bài hát 
trên ti vi, máy tính..
 Đối với trò chơi âm nhạc: Trẻ rất thích chơi các trò chơi trên máy tình: Ô 
cửa bí mật, giai điệu thân quen.... Những tiếng “ Tinh Tinh” hoặc những tiếng vỗ 
tay, tiếng nhạc báo hiệu trẻ trả lời đúng được vang lên trên máy tính. Những hình 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hung_thu_voi_hoat_do.doc
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú với hoạt động giáo dục Âm nhạc.pdf