SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học

Môi trường vật chất cho trẻ hoạt động trong lớp, sắp xếp không gian hợp lý, thân thiện, phù hợp với trẻ, với từng chủ đề. Góc yên tĩnh như góc thư viện thì ở xa hơn các góc ồn ào như góc xây dựng, góc nghệ thuật. Các trang thiết bị. đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo an toàn, vệ sinh. Các góc hoạt động trong lớp mang tính mở, được bố trí thuận tiện, linh hoạt, dễ thay đổi, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và thực hành, trải nghiệm; phù hợp theo lứa tuổi của trẻ, sắp xếp các góc để tôi có thể dễ dàng quan sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Những góc chơi của trẻ có nhiều đồ dùng đồ chơi có nhiều màu sắc sinh động, đa dạng, ngộ nghĩnh, đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất.
doc 12 trang skmamnon 26/02/2025 270
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động khám phá khoa học
 ngôi nhà, ngôi trường, công viên và các công trình khác theo từng chủ đề theo sự 
tưởng tượng của trẻ. 
 + Góc đồ chơi bé yêu: Tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có như bình sữa 
chua, sữa su su, giấy xốp tôi đã tạo nên những con vật, cây cảnh cây hoa phù hợp 
theo chủ đề, và các đồ dùng ở góc chơi này sử dụng được ở góc phân vai.
 + Góc chơi các trò chơi dân gian: Trẻ được trải nghiệm, được khám phá, 
được chơi các trò chơi như: ông làng, ném vòng cổ chai, đổ nước vào chai, thổi 
phao, xoay chong chóng, chồng nụ chồng hoa được tháo gỡ, lắp ghép thay đổi các 
hình ảnh theo từng trò chơi mà trẻ thích
 + Góc phân vai: Bằng các nguyên vật liệu như giấy xốp, nỉ, lon nhựa Tôi 
đã tạo thành nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú, hấp dẫn như: Quần, áo, giày, dép, 
mũ, nón, túi xách, các con vật, rau, củ, quả. Với những đồ chơi đó tôi sắp xếp, 
trang trí thành trung tâm mua bán, mua sắm. Ở đây có các mặt hàng, có rất nhiều 
sản phẩm cho trẻ mua bán, khám phá trải nghiệm bao gồm những mặt hàng bánh 
kẹo, đồ dùng gia đình, cửa hàng thời trang, phương tiện dụng cụ phục vụ chủ đề 
thực vật, động vật, gia đình. 
 + Góc chơi bé khám phá: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, 
trẻ nhỏ học chủ yếu qua chơi, qua tự mày mò, khám phá. Bản thân tôi thật sự cũng 
rất thích góc chơi này. Ở đây có các đồ dùng, đồ chơi như thổi phao, thả banh, thổi 
bong bóng
 *Tự làm đồ dùng, đồ chơi trong lớp:
 Để tạo cho trẻ sự hứng thú trong các giờ học, ngoài những đồ chơi sẵn có tại 
lớp do phụ huynh đóng góp mua sắm, nhà trường cung cấp thì tôi còn tự tìm tòi và 
làm đồ dùng đồ chơi tự tạo mà không kém phần đẹp mắt, hấp dẫn bằng các nguyên 
vật liệu sẵn có tại địa phương như đá, tre, nứa, hạt ngô, hạt đậu, lá cây nguyên 
vật liệu phế thải như nắp chai, các loại chai nhựa, vỏ sò, vỏ nghêu đã sử dụng 
và các nguyên vật liệu từ phụ huynh đóng góp. Tôi đã tận dụng các guyên vật liệu 
đó để làm đồ dùng đồ chơi cho các chủ điểm và đồ dùng trang trí lớp ở các góc rất 
bắt mắt, thu hút trẻ.
 + Ví dụ :
 Chủ đề động vật tôi sử dụng các nắp chai, để làm con cá, con cua, chai nhựa 
vỏ sữa chua, chai lọ làm con gà, con vịt theo từng chủ đề dạy trẻ. Chủ đề thực 
vật thì tôi tận dụng các loại giấy nỉ, giấy xốp, dây ruy băng để làm một số loại hoa, 
rau củ quả, cây xanh các loại. Ở chủ đề phương tiện giao thông tôi sử dụng các loại 
chai nhựa, bình sữa, ống hút để làm các loại xe, máy bay, thuyền.
 * Tự làm đồ dùng, đồ chơi ngoài lớp học Trò chơi "Tìm quả cho cây"
 Cô chuẩn bị một số cây nhựa hoặc cây bằng bìa cứng và một số quả rời. Các 
thẻ số mà trẻ đã học và chuẩn bị cây có các tán nhỏ và gắn thẻ số lên các tán cây. 
Trẻ có nhiệm vụ sẽ đi qua con đường hẹp lên trên bàn lấy quả và dán lên mỗi tán 
của cây. Trẻ gắn xong càng nhanh càng tốt. Thời gian là một bản nhạc kết thúc trò 
chơi. Sau khi trẻ gắn xong, cô sẽ nhận xét: Con có thể cho ba mẹ biết con vừa làm 
gì không? (Gắn quả lên cây) Con đã làm như thế nào? (Gắn quả lên các tán cây 
đúng với số lượng trong thẻ số).
 Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt động thí nghiệm, 
trải nghiệm thực tế.
 Có thể nói trẻ ở độ tuổi mầm non rất hiếu động, thích khám phá, tìm tòi, 
thích được sờ, ngửi, nắnVì vậy một trong những phương pháp giáo dục mang lại 
hiệu quả cao nhất đối với trẻ khi tổ chức hoạt động khám phá là phương pháp thực 
hành và trải nghiệm. Thông qua các thao tác nhìn, sờ, ném, ngửitrẻ dễ dàng lĩnh 
hội nắm bắt và khắc sâu kiến thức. Khi tổ chức hoat động khám phá khoa học thiếu 
những thao tác thực hành trải nghiệm thì trẻ không tập trung, chú ý và sẽ không 
khắc sâu được kiến thức hoặc mau quên. 
 Vì trẻ mẫu giáo có sự tưởng tượng chưa phong phú, kinh nghiệm sống của trẻ 
còn ít nên tôi thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ. Khi cho trẻ được tiếp 
xúc với vật thật thì tôi nhận thấy trẻ hứng thú và nắm bắt kiến thức một cách rõ 
ràng nhất.
 Tạo điều kiện cho trẻ thực hành trải nghiệm với sự vật hiện tượng chính là 
cho trẻ luôn luôn làm quen với sự vật hiện tượng xung quanh một cách trực tiếp 
như nhìn, sờ, nếm, ngửi. 
 Trong qua đó trẻ được bộc lộ tính cách và được hình thành phát triển tâm lý 
và phát triển thêm vốn từ cho trẻ.
 * Nếm: 
 Ví dụ: trong hoạt động khám phá quả xoài, tôi dùng quả xoài thật cho trẻ 
quan sát và trải nghiệm, cho trẻ nếm, ngửi. Đây là quả gì? nhìn xem quả xoài có 
hình gì? Màu gì? Hãy sờ xem vỏ của chúng có đặc điểm gì? muốn biết xoài có 
mùi gì hãy đưa lên mũi ngửi xem nào.
 Tôi bổ xoài và cho trẻ nếm thử vị của xoài sau đó hỏi trẻ về vị của xoài (có 
trẻ xoài chín có vị ngọt” khi được trải nghiệm thực tế thì trẻ đã nắm vững những 
kiến thức tôi muốn truyền đạt. Qua bài về quả xoài tôi không những đã cho trẻ tìm 
hiểu một cách tổng quát về quả xoài mà còn dạy trẻ kĩ năng bổ xoài và vứt rác 
đúng nơi quy định. 
 *Ngửi: * Thí nghiệm nước bắp cải tím và xà phòng
 Tiếp theo mời nhóm thí nghiệm nước bắp cải tím và xà phòng. Kết quả sẽ 
cho ra màu xanh
 Ví dụ: Trẻ trải nghiệm Bé làm bộ đội 
 Cô chuẩn bị quần áo bộ đội, vũ khí khi chiến đấu, đồ dùng khi hành quân, 
chướng ngại vật.
 Cô cho đội bộ binh lên thực hiên ( diễn trên nền nhạc chiến tranh, trẻ thực 
hiện bắn súng)
 Cô cho đội hải quân lên thực hiện (biểu diễn với các động tác con 
sóng ..nhạc sóng biển )
 Trẻ không chỉ biết được nhiệm vụ và công việc của các chú bộ đội mà còn 
được trải nghiệm tất cả các công việc đó.
 Không chỉ tập luyện trong chiến đấu mà cô chú bộ đội còn tham gia giúp 
dân trong lúc khó khăn( Gặt lúa, làm đường...)
 Thông qua các hoạt động trải nghiệm được làm chú bộ đội, trẻ nhận biết và 
phân biệt được nơi làm việc, quân phục, công việc, nhiệm vụ của bộ đôi bộ binh 
và bộ đội hải quân. Nhờ đó phát triển khả năng tư duy, hứng thú cho trẻ khi tham 
gia hoạt động học 
 Việc cho trẻ thí nghiệm, trải nghiệm thực tế ngoài việc tạo điều kiện cho trẻ 
tiếp xúc các sự vật hiện tượng và môi trường xung quanh tôi thấy nhận thức của trẻ 
được mở rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển tốt, đa số trẻ thể hiện 
được tính tích cực chủ động khi quan sát đối tượng trong quá trình quan sát trẻ tỏ 
ra nhanh nhẹn linh hoạt và phát triển nhiều vốn kinh nghiệm, vốn từ của trẻ trở nên 
phong phú hơn khả năng diễn đạt tốt hơn.
 Biện pháp 4: Khám phá khoa học qua ứng dụng công nghệ thông tin
 Đây là hình thức rất hấp dẫn và thu hút trẻ. Qua hình thức ứng dụng công 
nghệ thông tin giúp trẻ biết trước một số thông tin cần truyền đạt trong hoạt động 
học. Khi vào họat động trẻ sẽ tự tin hơn, tự mình nói lên suy nghĩ, hiểu biết khi 
tiếp cận thông tin.
 Khi xem băng hình, cả thế giới thật như hiện ra trước mắt trẻ rất sinh động và 
nhiều màu sắc. Hình thức này không tốn kém nhiều thời gian, sử dụng đơn giản, 
bảo quản gọn nhẹ. Nếu chúng ta biết tận dụng một cách hợp lý, phù hợp với độ 
tuổi của trẻ thì tôi tin rằng đây chính là hình thức giúp trẻ khám phá khoa học theo 
chiều hướng tích cực nhằm phát triển các kỹ năng tư duy cho trẻ như: quan sát, so 
sánh, dự đoán... 
 * Trò chơi đàm thoại: “Ai thông minh hơn”.
 Cách chơi: Trẻ chia thành 3 đội, trên màn hình cô chuẩn bị các câu hỏi, yêu 
cầu mỗi đội chọn 1 đội trưởng lên oẳn tù tì, đội nào thắng thì đại diện đội đó lên 3. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, đồ dùng 
phục vụ chế biến và ăn uống đảm bảo.
 + Hiệu quả mang lại:
 a.Kết quả trên trẻ:
 Qua một thời gian thực hiện và theo dõi, tôi nhận thấy những biện pháp trên 
rất có hiệu quả, học sinh lớp tôi có chuyển biến rất rõ rệt. Kết quả đạt được như 
sau :
 Trẻ rất ham muốn học hỏi, khám phá, có hiểu biết, tích cực học tập, vui chơi, 
hứng thú tham gia vào hoạt động khám phá khoa học, trẻ thích khám phá trải 
nghiệm, trẻ tích cực nói lên ý kiến của mình cũng như nắm được kiến thức, trẻ chú 
ý vào luật chơi, cách chơi, kỹ năng tham gia trò chơi tạo không khí sôi nổi, hào 
hứng khi tham gia vào hoạt động khám phá. Từ đó, hoạt động giáo dục đạt kết quả 
rất cao, trẻ mạnh dạn tự tin phát biểu ý kiến của mình hơn. Từ kiến thức trò chơi 
khoa học trừu tượng đã dần cụ thể hóa, trực quan hóa giúp các trẻ tiếp thu dễ dàng 
hơn.
 Trẻ chủ động khi tham gia, khả năng giải quyết vấn đề nhanh và chính xác hơn, 
nhiều cách suy luận đơn giản. Đã biết phối hợp cùng nhau (làm việc theo nhóm) để 
cùng giải quyết vấn đề.
 Các hình thức trên đã kích thích được sự tìm tòi khám phá ở trẻ, giúp phát 
triển các thao tác tư duy (quan sát, so sánh, phân loại, suy luận, dự đoán, phân tích 
tổng hợp...). Nhận biết được các mối quan hệ đơn giản của các sự vật, hiện tượng 
từ đó trẻ có cách ứng xử phù hợp.
 Phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau. Nhận xét, thảo luận 
về đặc điểm, sự giống nhau, khác nhau của các đối tượng được quan sát. Nhận xét 
được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng. Thu thập thông tin về đối tượng 
bằng nhiều cách khác nhau như xem sách, tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo 
luận. Giải quyết các vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau. Thể hiện hiểu biết về 
đối tượng qua hoạt động vui chơi, âm nhạc và tạo hình
 Kiến thức trẻ lĩnh hội được đầy đủ một cách toàn diện và chặt chẽ. Đồng 
thời ngôn ngữ của trẻ diễn đạt mạch lạc hơn, trẻ nói trọn vẹn câu và có nghĩa vốn 
từ phong phú.
 b. Kết quả từ phía các bậc phụ huynh:
 Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở lớp.
 Phụ huynh đã liên kết, phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ qua 
các hoạt động khám phá khoa học, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức 
thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ trẻ, bảng đánh giá trẻ ở lớp, qua zalo 
nhóm lớp.
 Cha mẹ rất hài lòng với sự phát triển toàn diện của trẻ và tin tưởng vào kết 
quả giáo dục của giáo viên của nhà trường, cha mẹ thông cảm, chia sẻ những khó 3 Lê Thi Lan Anh Giáo viên ĐHSP Giảng dạy 
4 Nguyễn Thị Tắm Giáo viên ĐHSP Giảng dạy 
 *Hồ sơ kèm theo

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hung_thu_trong_hoat.doc