SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động dạy hát

Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ. Là một trong các môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ. Lời ca, giai điệu của các bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng, học nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những mơ ước, những cảm xúc mạnh mẽ. Âm nhạc giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ, trong đó có cái đẹp về cách ứng xử, giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô giáo, bạn bè và những người trong cộng đồng.
Chương trình GDMN yêu cầu phát triển ở trẻ 5 lĩnh vực: Phát triển thể chất; Phát triển nhận thức; Phát triển ngôn ngữ; Phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội; Phát triển thẩm mỹ; trong đó có môn GDAN góp phần không nhỏ vào phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ và giáo viên thường chú trọng hoạt động dạy hát ở trường mầm non. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải có kiến thức về âm nhạc, khả năng ca hát, nắm chắc các phương pháp của hoạt động. Thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức, lựa chọn những bài hát phù hợp với từng độ tuổi của trẻ để đạt được kết quả mong muốn.
Tuy nhiên từ khi tôi được công tác tại trường, tôi thấy giáo viên tổ chức các hoạt động dạy hát còn chưa đạt được kết quả cao; giờ học gò bó, giáo viên còn hạn chế về âm nhạc, chưa đổi mới hình thức tổ chức; phương pháp chưa nắm vững và dập khuôn nên trẻ ít hứng thú tham gia vào hoạt động. Từ những lý do trên, tôi đã quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động dạy hát ở Trường mầm non” nhằm tạo cho trẻ hứng thú trong các HĐAN để nâng cao CLGD trẻ của nhà trường.
doc 23 trang skmamnon 18/09/2024 750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động dạy hát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động dạy hát

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động dạy hát
 2/20
 MỤC LỤC
 Tên mục lục Trang
Mục lục
Danh mục viết tắt
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 2
III. Mục đích nghiên cứu 2
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học 2
1. Cơ sở lý luận 2
2. Cơ sở thực tiễn 3
3. Khảo sát thực trạng 3
II. Biện pháp thực hiện 5
1. Biện pháp 1: Học tập bồi dưỡng chuyên môn 5
2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập để giúp trẻ hứng thú 7
tham gia hoạt động âm nhac.
3. Biện pháp 3: Gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động 8
dạy hát của giao viên
4. Biện pháp 4: Lồng ghép hoạt động dạy hát ở mọi lúc, mọi nơi và 10
hoạt động khác.
5. Biện pháp 5: Làm tốt công tác phối hợp 16 4/20
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết: Âm nhạc là món ăn tinh thần của cuộc sống con 
người. Đối với giáo dục mầm non, âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức 
thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, trao đổi tình 
cảmĐối với trẻ, âm nhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận 
âm nhạc ngay từ khi nằm trong nôi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, 
trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Đặc biệt đối 
với lứa tuổi 4- 5 tuổi, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển 
năng lực cảm xúc, tưởng tưởng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả 
hứng thú của trẻ.
 Khác với những loại hình nghệ thuật khác như: hội họa, văn học, điện ảnh 
âm nhạc không có những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng là giai 
điệu, âm sắc, cường độ hòa âm, tiết tấunó có sức cuốn hút trẻ rất cao.
 Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ. Là một trong các môn nghệ thuật 
giáo dục cái đẹp cho trẻ. Lời ca, giai điệu của các bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ 
tưởng tượng, học nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả 
những ý nghĩ, những mơ ước, những cảm xúc mạnh mẽ. Âm nhạc giáo dục tình 
cảm thẩm mĩ cho trẻ, trong đó có cái đẹp về cách ứng xử, giao tiếp với ông bà, 
cha mẹ, cô giáo, bạn bè và những người trong cộng đồng.
 Chương trình GDMN yêu cầu phát triển ở trẻ 5 lĩnh vực: Phát triển thể chất; 
Phát triển nhận thức; Phát triển ngôn ngữ; Phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội; 
Phát triển thẩm mỹ; trong đó có môn GDAN góp phần không nhỏ vào phát triển 
nhân cách toàn diện cho trẻ và giáo viên thường chú trọng hoạt động dạy hát ở 
trường mầm non. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải có kiến thức về âm nhạc, khả 
năng ca hát, nắm chắc các phương pháp của hoạt động. Thường xuyên đổi mới 
hình thức tổ chức, lựa chọn những bài hát phù hợp với từng độ tuổi của trẻ để 
đạt được kết quả mong muốn. 
 Tuy nhiên từ khi tôi được công tác tại trường, tôi thấy giáo viên tổ chức các 
hoạt động dạy hát còn chưa đạt được kết quả cao; giờ học gò bó, giáo viên còn 
hạn chế về âm nhạc, chưa đổi mới hình thức tổ chức; phương pháp chưa nắm 
vững và dập khuôn nên trẻ ít hứng thú tham gia vào hoạt động. Từ những lý do 
trên, tôi đã quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp 
trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động dạy hát ở Trường mầm non” nhằm tạo 
cho trẻ hứng thú trong các HĐAN để nâng cao CLGD trẻ của nhà trường.
II. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu.
1. Đối tượng: Trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 Tuổi) 6/20
quan thính giác, phương pháp dùng lời nói, phương pháp thực hành nghệ thuật 
và sử dụng các thủ thuật gây hưng thú.
2. Cơ sở thực tiễn
 Năm học 2020 – 2021 được BGH nhà trường đã phân công tôi chủ nhiệm 
lớp MGN trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy giờ tổ chức hoạt động âm 
nhạc, đặc biệt là trong hoạt động dạy hát là trọng tâm, trẻ chưa tích cực hứng 
thú, mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt động, đôi lúc trẻ hát có phần không chính 
xác về giai điệu hoặc lời ca. Mặt khác khả năng âm nhạc của trẻ còn hạn chế về 
giọng hát, về hơi chính vì thế làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra 
cơ quan phát âm của trẻ chưa hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, đặc biệt 
là sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có 
tính nghệ thuật và không tích cực tham gia hoạt động. Đó là nguyên nhân chính 
để tôi lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú trong 
hoạt động dạy hát ở trường Mầm non”
3. Khảo sát thực trạng.
a. Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm của nhà trường và sự phối hợp với các bậc phụ huynh luôn 
chăm lo đến cơ sở vật chất của nhà trường và đặc biệt luôn quan tâm đến trang 
thiết bị cho lớp học, có tivi, quạt trần, có nhiều đồ đùng, dụng cụ âm nhạc, trang 
phục...
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề để giáo viên học 
hỏi trao đổi chuyên môn; thường xuyên dự giờ góp ý bồi dưỡng cho giáo viên.
- Bản thân và đồng chí giáo viên cùng lớp được đào tạo bài bản, có trình độ 
chuyên môn vững chắc, có lòng yêu nghề, mến trẻ, luôn luôn tìm tòi và tự làm 
một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy và hoạt động vui chơi của trẻ. 
- Đa số trẻ đi lớp đạt chuyên cần cao.
b, Khó khăn: 
 Bên cạnh những mặt thuận lợi đã giúp tôi dạy tốt môn âm nhạc, tôi cũng gặp 
không ít khó khăn như:
- Về CSVC:
+ Phòng học trật hẹp, môi trường âm nhạc cho trẻ chưa phong phú cho, còn hạn 
chế.
+ Chưa có phòng âm nhạc cho trẻ hoạt động, đồ dùng phục vụ hoạt động âm 
nhạc còn nghèo nàn. 
- Về bản thân và đồng chí cùng lớp: Chưa qua đào tạo về chuyên ngành âm nhạc 
(Đàn organ, hát...). Hạn chế về năng khiếu âm nhạc.
- Về trẻ: 8/20
 Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật giáo dục cho trẻ cái đẹp cái hay trong 
cuộc sống, đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên đổi mới, cải tiến phương pháp 
cũng như hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ở trên tiết dạy và ở mọi lúc 
mọi nơi sao cho tất cả các trẻ đều được tham gia một cách thoải mái, hứng thú 
và lĩnh hội kiến thức trọn vẹn. Vì vậy bản thân tôi đã không ngừng học hỏi. 
* Nội dung BDCM:
- Khả năng âm nhạc: tôi đã tận dụng thời gian nghiên cứu, tập luyện giọng, hát 
đúng, hát hay, biểu diễn tự tin, thể hiện sắc thái biểu cảm của bài hát.
- Bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức chuyên ngành của hoạt động dạy hát: 
+ Các phương pháp tổ chức hoạt động
+ Hình thức tổ chức
+ Lựa chọn bài hát phù hợp với lứa tuổi trẻ.
- Bồi dưỡng kỹ năng UDCNTT.
* Hình thức bồi dưỡng: 
- Nghiên cứu tìm tòi tài liệu có liên quan như: các loại sách giáo dục âm nhạc 
của trẻ mầm non, các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, tham khảo trên internet. 
Đặc biệt không ngừng nghiên cứu sách “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương 
trình giáo dục mầm non” cho trẻ 4-5 tuổi của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 
Khi đã có tài liệu nghiên cứu giúp tôi có kiến thức vững vàng hơn trong việc tổ 
chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.
- Học tập qua các buổi chuyên đề của PGD, của trường:
+ Tham dự đầy đủ các chuyên đề do nhà trường tổ chức để nắm bắt kịp thời đổi 
mới hình thức. (Hình ảnh 1)
- Học tập kinh nghiệm từ các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn: như dự giờ các 
đồng nghiệp, thảo luận về hoạt động dạy hát. (Hình ảnh 2)
- Ngoài ra tôi còn tích cực tham gia các hoạt động biểu diễn văn nghệ của 
trường, của lớp để từ đó tôi có thể vận dụng vào các giờ học âm nhạc. Để giờ 
học không bị nhàm trán, mà sẽ sôi nổi hơn, trẻ hứng thú hoạt động hơn.
 Sau khi thực hiện biện pháp này, bản thân tôi thấy tự tin hơn khi tổ chức hoạt 
động dạy hát cho trẻ, tôi nắm chắc được các kiến thức, kỹ năng, hình thức tổ 
chức. Nhờ sự luyện tập chăm chỉ giọng hát, phong thái biểu diễn của tôi được 
cải thiện. 10/20
- Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ âm nhạc, tranh ảnh phong phú để gây hứng thú cho 
trẻ tích cực tham gia, cung cấp cho trẻ từ nhiều nguồn âm thanh khác nhau từ 
các loại nguyên vật liệu đó. (Hình ảnh 3)
- Tận dụng vỏ bìa cát tông, mảnh vải màu sắc để trang trí thành sân khấu mini 
cho trẻ biểu diễn trong các giờ hoạt động âm nhạc và hoạt động góc. Có thể sử 
dụng những loại giấy báo để trẻ sáng tạo ra những bộ trang phục theo ý tưởng cá 
nhân, phục vụ chơi vũ hội hóa trang, múa hát tự do.
 Ngoài những đồ dùng mua sẵn tôi luôn gợi ý để trẻ sưu tầm và cùng cô làm 
đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho hoạt động. Tất cả những đồ dùng đồ chơi trên 
trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và được sử dụng. Khi sắp xếp góc âm nhạc cần 
chú ý để làm sao góc âm nhạc không ảnh hưởng, làm phiền đến các góc khác. 
(Hình ảnh 4)
 Tôi cũng làm nhiều đồ dùng dụng cụ âm nhạc sáng tạo từ nguyên vật liệu tự 
nhiên sẵn có để trẻ hoạt động như đàn, dùng các vật liệu trai lọ, các loại lon, các 
loại đá, dụng cụ nhà bếp, các hoạt hột hạt để cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm 
thanh khác nhau. Hay lõi của ống chỉ loại to, tôi dùng giấy bóng kính bịt 2 đầu 
để tạo thành chiếc trống cơm, không những đẹp về bề ngoài mà nó vẫn tạo ra 
được âm thanh khi trẻ sử dụng. Như sử dụng vải dạ, đề can bọc xung quanh hộp 
sữa để làm chiếc đàn organ và làm loa.
 Tôi luôn chú ý đồ dùng phải đẹp, đủ và đa dạng để đủ mỗi trẻ có ít nhất một 
đồ dùng đồ chơi để trẻ không tranh giành nhau. Dần dần trẻ bị thu hút bởi đồ 
dùng đó, trẻ sẽ hứng thú hoạt động hơn.
 Từ việc thực hiện biện pháp này lớp học của tôi được trang trí hấp dẫn đẹp 
mắt, có nhiều đồ dùng, đồ chơi không chỉ thu hút trẻ thích đến lớp mà còn tạo 
hứng thú say mê hoạt động, là cơ sở giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ 
nhàng có hiệu quả. 12/20
mình có một giọng hát nhẹ nhàng truyền cảm, hát đúng nhạc, đúng nhịp, đúng 
giai điệu, cao độ và trường độ và thể hiện sắc thái biểu cảm theo bài hát. 
 Trong một giờ học tôi luôn cố gắng tạo cho trẻ một tâm thế thoải mái, khiến 
trẻ vui và thích khám phá. Trước khi dạy trẻ hát, tôi đã sưu tầm các bài hát mới, 
nghiên cứu và tìm hiểu về giai điệu, nhịp điệu, sắc thái tình cảm, nội dung lời ca, 
hình tượng âm nhạc. Và cho trẻ làm quen với bài hát ở mọi lúc mọi nơi để nắm 
bắt được mức độ bài hát dễ hay khó, xem trẻ biết bài hát hay chưa nhằm xác 
định mức độ cảm nhận âm nhạc của trẻ.
- Để trẻ hứng thú khi học hát tôi phải có một giọng hát hay, có đàn, nhạc... và 
trang trí một sân khấu mới lạ cho trẻ hoạt động, bởi trẻ luôn thích khám phá 
những điều mới lạ xung quanh. (Hình ảnh 5)
- Mỗi khi dạy trẻ hát, tôi chuẩn bị hình thức giới thiệu mới mang tính sáng tạo 
phù hợp với yêu cầu của giờ học mà vẫn không lặp lại. Và luôn mang đến lớp 
học một khuôn mặt vui vẻ, tươi cười để trẻ cảm thấy không bị gò bó khi tham 
gia vào hoạt động.
VD1: Dạy trẻ hát bài “Rước đèn dưới trăng” tôi sẽ mang đến cho trẻ một hộp 
quà (chiếc đèn ông sao) để kích thích sự tò mò của trẻ và từ đó dẫn dắt vào bài 
học.
VD2: Dạy trẻ hát bài “Màu hoa”, cô làm một số loại hoa tươi (nhiều màu sắc sặc 
sỡ) và trò chuyện với trẻ để dẫn dắt vào bài học.
- Với nhiều hình thức vào bài khác như: dung tranh ảnh, video, câu đố, rối tay, 
trò chơi, tạo tình huống bất ngờ và trang phục phù hợp với nội dung bài hát để 
thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học.
- Cô hát phải thể hiện tình cảm bài hát. Cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung để 
trẻ hát cùng cô, cô phải chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ như: phách tre, xắc xô, trống 
cơm, đàn.....
- Trong giờ học tôi tuyên dương kịp thời những cháu hát đúng hát hay, vận động 
thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê 
trẻ, tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai dối với trẻ thực hiện chưa đúng. Vì vậy tôi 
luôn quan sát nhận xét xem trong quá trình học trẻ có hoạt động không? Trẻ có 
thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hòa đồng cùng bạn để 
có hướng tìm cách đưa trẻ hòa nhập với bạn bè, dần dần tôi thấy trẻ rất thích học 
âm nhạc.
- Bên cạnh đó tôi luôn quan tâm đến những trẻ cá biệt .Đặc biệt đối với trẻ yếu 
,tự ti thì ngoài giờ trên lớp trong các hoạt động khác tôi thường xuyên quan tâm 
động viên trẻ tham gia cùng cô .Tôi cũng có kế hoạch để kết hợp với phụ huynh 
chăm sóc cho con thêm ở nhà 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hung_thu_trong_hoat.doc