SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động tạo hình tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid 19

Đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi: lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết, hướng dẫn phụ huynh tổ chức giáo dục trẻ em ở nhà phù hợp với điều kiện của gia đình, nhằm chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp Một.
Thực hiện theo sự chỉ đạo và các văn bản hướng dẫn của cấp trên, những hoạt động phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch vẫn được các nhà trường triển khai theo nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời, nhu cầu, mong muốn của phụ huynh là được hướng dẫn, chia sẻ các phương pháp, hình thức tổ chức cho con học tập, vui chơi tại nhà vô cùng lớn. “Trẻ dừng đến trường nhưng không dừng học”. Vì vậy, việc lựa chọn những hoạt động phù hợp để hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ dịch là vô cùng quan trọng.
doc 19 trang skmamnon 07/12/2024 850
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động tạo hình tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid 19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động tạo hình tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid 19

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động tạo hình tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid 19
 2
 - Không tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non, cần duy trì hoạt
động kết nối với gia đình, trẻ em bằng kênh liên lạc phù hợp; tổ chức phối hợp,
hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và 
tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà; hình thành các nhóm qua mạng 
giữa giáo viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng chăm sóc 
giáo dục trẻ em. Yêu cầu giáo viên lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức 
những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại 
nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương 
trình GDMN; các nội dung, hình thức hoạt động cho trẻ em cần đảm bảo an toàn 
và đáp ứng yêu cầu về giáo dục.
 - Đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi: lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần 
thiết, hướng dẫn phụ huynh tổ chức giáo dục trẻ em ở nhà phù hợp với điều kiện 
của gia đình, nhằm chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp Một.
 Thực hiện theo sự chỉ đạo và các văn bản hướng dẫn của cấp trên, những 
hoạt động phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian 
nghỉ dịch vẫn được các nhà trường triển khai theo nhiều hình thức khác nhau. 
Đồng thời, nhu cầu, mong muốn của phụ huynh là được hướng dẫn, chia sẻ các 
phương pháp, hình thức tổ chức cho con học tập, vui chơi tại nhà vô cùng lớn. 
“Trẻ dừng đến trường nhưng không dừng học”. Vì vậy, việc lựa chọn những 
hoạt động phù hợp để hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ trong thời 
gian nghỉ dịch là vô cùng quan trọng. 
 Nói về vấn đề này. thông tư 51/2020 TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình 
Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 
25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, 
bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau “Đối với giáo dục mẫu 
giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, 
khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu 
cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi bằng học, học bằng chơi”. Chú 
trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ 
tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách 
vui vẻ....”
 Bên cạnh đó, trong chương trình giáo dục mầm non, tạo hình là một trong 
những hoạt động rất phù hợp với phương pháp giáo dục mới này. Tài liệu của 
PGS.TS. Lê Thanh Thủy đã nghiên cứu về vai trò của hoạt động tạo hình trong 
việc giáo dục toàn diện cho trẻ em như sau: “Hoạt động tạo hình là một trong 4
tôi muốn chia sẻ nội dung đề tài của mình đến với các bậc phụ huynh và đồng 
nghiệp để cùng phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà đạt hiệu quả cao nhất. 
3. Đối tượng nghiên cứu
 - Nghiên cứu các nội dung liên quan đến hoạt động tạo hình để thấy được 
ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với trẻ mầm non ở độ tuổi 4-5 tuổi
 - Nghiên cứu đối tượng thực nghiệm của đề tài : Trẻ 4-5 tuổi tại trường 
mầm non Tản Hồng.
 - Nghiên cứu các giải pháp để thực hiện thành công các hoạt động tạo 
hình tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 cho trẻ 4-5 tuổi
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 - Trẻ 4 - 5 tuổi lớp B4 trường mầm non Tản Hồng. 
 - Số trẻ: 25 cháu.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
 - Phân tích, tổng hợp, hệ thống và khái quát hóa các tài liệu lý luận, sách, 
tạp chí khoa học, các nghiên cứu của các nhà giáo dục có liên quan đến hoạt 
động tạo hình của trẻ mầm non. 
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
 - Phương pháp quan sát: Thông qua sự tương tác với phụ huynh để quan 
sát, ghi chép, thu thập thông tin liên quan đến hoạt động tạo hình của trẻ 
 - Phương pháp thực hành: Lập kế hoạch, thực hiện nội dung nghiên cứu 
bằng các biện pháp thực tế.
 - Phương pháp tổng hợp phân tích: Tổng hợp, phân tích kết quả đạt được.
 - Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin.
6. Phạm vi nghiên cứu
 - Đề tài thực hiện tại lớp 4 tuổi B4 và tại nhà của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, 
năm học 2021-2022.
7. Kế hoạch nghiên cứu
 - Đề tài thực hiện trên trẻ lớp 4 tuổi B4- Trường mầm non Tản hồng.
 - Tháng 9/2021: Lựa chọn đề tài, nghiên cứu các biện pháp thực hiện. 
 - Tháng 10, 11,12/2021: Xây dựng đề cương sáng kiến.
 - Tháng 1,2,3/2022: Viết nội dung, biện pháp thực hiện sáng kiến và áp 
 dụng tại nhà cho trẻ lớp 4 tuổi- B4
 - Tháng 4/2021: Chỉnh sửa và hoàn thiện sáng kiến 6
 - Tự chọn dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích.
 - Nói lên ý tưởng tạo hình của mình.
2. Cơ sở thực tiễn
 Ngày 27/04/2021 do sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19, trẻ mầm 
non trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành trên cả nước phải tạm 
dừng việc học tập ở trường kể từ ngày 3/05/2021. Tính đến thời điểm này, dịch 
bệnh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống như: 
kinh tế, chính trị - văn hoá, giao thông, y tế, và trong đó có giáo dục. Trong 
thời gian qua, mầm non là cấp học chịu nhiều thiệt thòi nhất vì phải liên tục nghỉ 
học tại nhà. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển về thể chất và 
tinh thần của các con.
 Tình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khiến nhiều hoạt động phải tạm thời 
dừng lại trong đó có việc dừng đến trường học tập trực tiếp nhưng các con vẫn 
cứ phải lớn lên từng ngày, vẫn cần phải phát triển, phải vận động, tương tác 
trong thời điểm hết sức nhạy cảm và quan trọng. Chính vì vậy, việc lựa chọn 
hoạt động tạo hình để phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà 
nhằm duy trì nề nếp, thói quen học tập cho trẻ và bù đắp được phần nào khoảng 
trống kiến thức cho các con là vô cùng cần thiết và quan trọng.
 3. Khảo sát thực trạng.
3.1. Thuận lợi:
 * Yếu tố vật chất:
 - Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng đảm 
bảo các gia đình có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị như: máy tính, ipad, điện 
thoại, tivi kết nối internet thuận tiện cho việc tương tác, trao đổi trực tuyến 
với giáo viên.
 - Các đồ dùng, đồ chơi và các nguyên liệu, vật liệu tại nhà của các con 
cũng vô cùng phong phú, đa dạng (Các loại đồ chơi sẵn có, các nguyên liệu tự 
nhiên, các đồ dùng gia đình) 
* Yếu tố con người:
 - Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, tận tình, tâm huyết với 
nghề, sẵn sàng hỗ trợ các con hết mình. Có năng khiếu về hội họa, thẩm mỹ, tạo 
hình. luôn có tinh thần học hỏi, trau dồi kiến thức, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng 
tiến bộ, hoàn thành nhiệm vụ chung.
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, sát sao trong việc xây dựng, 
thực hiện kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động tương tác với phụ huynh với 
trẻ ở tất cả các nhóm lớp.
 - Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục tạo điều kiện, tổ chức các buổi chuyên đề, 8
mục tiêu không chỉ nghiên cứu để nắm vững mục đích, yêu cầu của hoạt động 
mà cần phải có cách thức tổ chức, biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện 
thực tế tại nhà của trẻ, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng không bị 
gò bó, áp đặt, Để giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình thì tôi đã 
nghiên cứu kỹ tài liệu “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục 
mầm non MGN 4-5 tuổi”. Đặc biệt là các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học 
liên quan đến hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non và văn bản thông tư của Bộ 
GD&ĐT sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non. 
Tài liệu BDTX MODULE MN 5 “ Đặc điểm phát triển thẩm mĩ, những mục tiêu 
và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thẫm mĩ ” của Thạc sỹ Lý Thu Hiền 
chuyên viên giáo dục mầm non.... Từ đó bản thân đã đúc rút được kinh nghiệm, 
vận dụng một cách phù hợp và sáng tạo vào điều kiện thực tế của trẻ tại nhà. 
 Mặt khác, tôi tích cực, chủ động tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn, 
bồi dưỡng chuyên đề do sở, phòng GD&ĐT, nhà trường tổ chức để cập nhật, bổ 
sung, áp dụng các phương pháp giáo dục mới tiên tiến hiện đại như STEM, 
MONTESSORI... vào hoạt động tạo hình. Tập huấn chuyên đề về công nghệ 
thông tin như: thiết kế, định dạng bài giảng video, thiết kế truyện tranh, sản xuất 
phim hoạt hình cho trẻ mầm non bằng phần mềm Canva, Camtasia, Stop 
Motion, thiết kế bài tập tương tác trực tuyến cho trẻ mầm non bằng phần mềm 
Quizizz, Live worksheets, Wordwall, Edpuzzle để áp dụng vào việc quay video 
các hoạt động gửi cho trẻ.
 Kết quả: Bản thân nắm vững được phương pháp, hình thức tổ chức hoạt 
động tạo hình, tích lũy được những kinh nghiệm quý báu để phục vụ thiết thực 
cho các hoạt động đổi mới dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện cho trẻ, giúp trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập và 
vui chơi tại nhà cùng cha mẹ.
 Minh chứng 1: Hình ảnh giáo viên tham gia tập huấn chuyên đề.
 4.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch, lựa chọn các hoạt động tạo hình phù 
hợp để hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại nhà.
 Hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ không chỉ phụ 
thuộc vào các phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với yêu cầu của giáo dục 
mà còn phụ thuộc vào các nguyên tắc lựa chọn, cách sắp xếp nội dung của 
chương trình mà giáo viên xây dựng trong kế hoach. Nội dung của chương trình 
hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non phải đảm bảo một số nguyên tắc quan trọng 
sau đây: 
 - Tính khoa học: Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà 
chương trình giáo dục phải đảm bảo. Theo nguyên tắc này thì nội dung của hoạt 10
hoàn thiện, bổ sung các kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ như: Vẽ, tô màu, cắt, xé, 
dán, gấp, nặn...Đồng thời áp dụng thử ngiệm phương pháp giáo dục STEM trong 
hoạt động trải nghiệm . Ví dụ:
Chủ đề - sự kiện Hoạt động học Hoạt động trải ngiệm
Tết Trung thu Vẽ đèn ông sao. Làm đồ chơi Trung thu
 (Thể loại: Tiết mẫu) (Mặt lạ, đèn ông sao, đèn lồng..
Bản thân Vẽ nét mặt Trang trí đĩa giấy
 (Thể loại: Tiết mẫu)
Gia đình Vẽ chiếc cốc Làm đồ dùng gia đình
 (Thể loại: Tiết đề tài) (Tủ, giường, bàn ghế...)
Nghề nghiệp Vẽ quà tặng chú bộ đội Trang trí thiệp mừng ngày 22/12
 (Thể loại: Tiết đề tài)
Động vật Cắt, gấp dán con gà Làm con vật bằng lá cây
 (Thể loại: Tiết mẫu)
Thực vật Trang trí cành hoa đào Nặn rau, củ, quả.
 (Thể loại: Tiết đề tài)
Giao thông Tạo hình thuyền trên biển Làm phương tiện giao thông 
 (Thể loại: Tiết đề tài) bằng các nguyên vật liệu khác 
 nhau(Ô tô, thuyền, tàu thủy, bè..)
Nước, hiện tượng Vẽ mưa Gấp trang phục mùa hè
tự nhiên (Thể loại: Tiết đề tài) (Quần, áo, mũ, ô, kính...)
Quê hương, đất Cắt, dán hình bé thích Trang trí thiệp mừng sinh nhật 
nước, Bác Hồ (Thể loại: Tiết đề tài) Bác Hồ
 *Kết quả: Trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình, 
các kỹ năng cơ bản của trẻ có tiến bộ rõ rệt, thực hiện tương đối thành thạo. Một 
số trẻ có 2, 3 sản phẩm trong một đề tài: Bảo An, Minh Quân, Thu Uyên....
 Minh chứng 2: Sản phẩm “Tạo hình thuyền trên biển” của bé Bảo An.
4.3. Biện pháp 3: Sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên, tái chế sẵn có trong 
gia đình để tạo ra sản phẩm.
 Các hoạt động tạo hình sử dụng nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu 
thiên nhiên là một trong những biện pháp hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi trong 
việc chuẩn bị đồ dùng để phụ huynh hướng dẫn các con học tập và vui chơi tại 
nhà trong thời gian nghỉ dịch covid-19. Đồng thời, tao cơ hội cho trẻ được thỏa 
sức sáng tạo trong học tập và nâng cao ý thức bảo vê môi trường.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hung_thu_tich_cuc_th.doc