SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc

- Xu thế đổi mới mạnh mẽ của nền Giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động nhằm phát huy những năng lực chung cho trẻ, đáp ứng với việc bước đầu hình thành những con người mới cho xã hội hiện đại và không ngừng phát triển.
- Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất ngây thơ, hồn nhiên, nhưng cũng rất ham thích được học hỏi những cái mới lạ, vậy, người giáo viên phải làm thế nào để giúp trẻ vừa có thể vui chơi một cách hồn nhiên, nhưng cũng có thể tiếp nhận được những kiến thức mà cô giáo muốn truyền đạt đến trẻ?
- Để trẻ không những tiếp nhận những kiến thức đó một cách thụ động mà phải tích cực, chủ động, thích được khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh- những yếu tố rất quan trọng giúp cho việc hình thành ở trẻ những kỹ năng ban đầu giúp trẻ sẵn sàng tiếp nhận tri thức của loài người sau này.
- Qua các trò chơi, trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. Trẻ luôn muốn được thể hiện cái tôi của mình, muốn được làm những hành động của người lớn, và không gì có thể giúp trẻ học làm người lớn tốt hơn đó là những trò chơi đóng vai theo chủ đề.
- Qua chơi các góc, trẻ được hòa mình vào thế giới của người lớn, một thế giới thật trong trí tưởng tượng của trẻ.Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được.
docx 12 trang skmamnon 05/01/2025 780
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc
 Đồng thời còn rèn luyện kỹ năng vô cùng quan trọng đó là kỹ năng giao tiếp. 
- Đơn giản là vì khi chơi trẻ tiếp xúc với nhau chủ yếu bằng ngôn ngữ từ đó đã 
hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. 
- Chúng ta đều biết trẻ lứa tuổi mẫu giáo rất ham học hỏi thích hoạt động với đồ 
vật, việc tạo môi trường thân thiện thông qua hoạt động góc sẽ đem lại kết quả giáo 
dục tốt nhất cho trẻ.Trẻ được học, được hoạt động trong môi trường thân thiện lành 
mạnh an toàn .Các đồ dùng đều gần gũi thân thiện với trẻ, từ đó sẽ phát triển một 
cách toàn diện cả về nhân cách và trí tuệ. 
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận: 
- Xu thế đổi mới mạnh mẽ của nền Giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói 
riêng là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt 
động nhằm phát huy những năng lực chung cho trẻ, đáp ứng với việc bước đầu 
hình thành những con người mới cho xã hội hiện đại và không ngừng phát triển. 
- Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất ngây thơ, hồn nhiên, nhưng cũng rất ham thích được 
học hỏi những cái mới lạ, vậy, người giáo viên phải làm thế nào để giúp trẻ vừa có 
thể vui chơi một cách hồn nhiên, nhưng cũng có thể tiếp nhận được những kiến 
thức mà cô giáo muốn truyền đạt đến trẻ?
- Để trẻ không những tiếp nhận những kiến thức đó một cách thụ động mà phải 
tích cực, chủ động, thích được khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh- 
những yếu tố rất quan trọng giúp cho việc hình thành ở trẻ những kỹ năng ban đầu 
giúp trẻ sẵn sàng tiếp nhận tri thức của loài người sau này. 
- Qua các trò chơi, trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. Trẻ 
luôn muốn được thể hiện cái tôi của mình, muốn được làm những hành động của 
người lớn, và không gì có thể giúp trẻ học làm người lớn tốt hơn đó là những trò 
chơi đóng vai theo chủ đề.
- Qua chơi các góc, trẻ được hòa mình vào thế giới của người lớn, một thế giới 
thật trong trí tưởng tượng của trẻ.Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của 
giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ 
sở ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong 
những giai đoạn tiếp theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục 
tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay 
còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động - Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp 
trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các 
nhóm chơi của trẻ. 
 - Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn 
khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần 
tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ 
dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc.
- Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp 
trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp. 
- Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ 
năng phân biệt, so sánh, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội 
dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. 
- Việc nghiên cứu thực trạng của báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến 
nhằm mục đích: 
- Xác định rõ thực trạng về tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động góc của trẻ 
4-5 tuổi trong lớp nói riêng và của trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non Đông 
Quang nói chung. 
- Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, 
làm cơ sở cần thiết để áp dụng thực nghiệm đề tài nghiên cứu. 
Với đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt 
động góc” khi tiến hành nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến tôi tiến hành như sau: 
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng, đồ 
chơi và tính tích cực ở các góc của trẻ 4-5 tuổi ở lớp MGN B2, từ đó đưa ra các 
biện pháp nhằm giúp trẻ tích cực, chủ động và sáng tạo hơn khi hoạt động góc. 
 + Việc điều tra thực trạng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho việc 
nghiên cứu. Điều tra thực trạng sẽ giúp bản thân tôi thấy được những ưu điểm và 
những tồn tại của những vần đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó giúp tôi 
định hướng được những vấn đề cần làm để có biện pháp cụ thể, phù hợp với thực 
tế và để thực hiện có hiệu quả. 
- Chính vì vậy để thực thi đề tài này tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về quả 
trình chơi của trẻ và việc sử dụng đồ dùng đồ chơi ở các góc, hứng thú của trẻ 
trong khi chơi. 
 + Đầu năm học 2019- 2020, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu 
giáo nhỡ B2 ( 4 – 5 tuổi) theo chương trình đổi mới hiện hành. Trước khi đưa ra - Lên kế hoạch hoạt động góc cho trẻ theo ngày, tuần, tháng. 
- Việc lên kế hoạch hoạt động góc cụ thể cho từng ngày, từng tuần và tháng là một 
việc rất quan trọng. Từ đó giúp giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung và 
hình thức ở mỗi chủ đề, chủ điểm nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất ở trẻ. 
Ví dụ: Trong tháng 9,tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động góc cụ thể như sau: 
Kế hoạch: Hoạt động góc 
* Góc trọng tâm: Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non(T1); Lắp ghép đồ 
chơi trong sân trường( T2). Góc phân vai:Bác đầu bếp tài ba(T3). 
- Góc phân vai: Chơi lớp mẫu giáo, phòng khám, nấu ăn, siêu thị 
- Góc xây dựng: Xây trường mầm non, lắp ghép các đồ chơi ngoài trời, xây dựng 
khu vui chơi, tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích 
- Góc tạo hình: Tô, vẽ, cắt dán các hình ảnh trang trí tranh cảnh trường mầm non, 
bánh trung thu, cắt dán đồ chơi trung thu. 
- Góc văn học: Trẻ đọc thơ, kể chuyện “ Nghe lời cô giáo, Bé tới trường, Em luôn 
nhẹ nhàng, Cảm ơn, Rửa tay Món quà của cô giáo” 
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, nhặt lá vàng cho cây. 
- Góc kỹ năng thực hành cuộc sống: Kỹ năng cất, lấy ba lô, cách đi và cất dép, biết 
tết sợi đôi 
- Góc học tập: Cắt dán đồ dùng theo số lượng, phân nhóm đồ dùng, đồ chơi, tách 
một nhóm đối tượng thành 2 nhóm nhỏ.Tìm 2 đồ vật có chiều cao khác nhau xung 
quanh lớp.Hướng dẫn trẻ biết cách diễn đạt và nói rõ để người khác có thế nghe 
hiểu 
3.2. Biện pháp 2:
- Bố trí các góc chơi hợp lý, khoa học. 
- Vị trí của các góc chơi cũng cần phải sắp xếp hợp lý, có như vậy sẽ giúp cho trẻ 
thuận tiện hơn trong khi chơi. Cụ thể: tôi đã trang trí 5 góc chơi chính của lớp mình 
theo hướng mở với những hình ảnh, đồ chơi khác nhau đa dạng và phong phú kích 
thích trẻ tham gia hoạt động đó là: 
+ Góc phân vai 
+ Góc học tập 
+ Góc xây dựng 
+ Góc nghệ thuật 
+ Góc bé yêu thiên nhiên 
- Trong lớp việc bố trí sắp xếp nhóm lớp theo dạng mở gây hứng thú cho trẻ là rất 
cần thiết. “ Môi trường như là người giáo viên thứ hai của trẻ” nhằm tạo điều kiện 
3.5 Biện pháp 5: 
- Trang trí các góc chơi thân thiện thẩm mỹ. 
- Việc trang trí góc chơi sẽ góp phần tạo nên sự thành công tổ chức hoạt 
động. 
- Mỗi chủ điểm bố trí góc chơi khác nhau sao cho phù hợp các góc sẽ thay đổi theo 
từng chủ điểm. Ở mỗi góc chơi sẽ được đặt giá để trưng bày đồ chơi giúp trẻ dễ 
dàng quan sát nhận biết góc chơi. 
- Bố trí góc chơi cũng được sắp xếp khoa học: 
- Góc thiên nhiên được bố trí ở gần lối ra vào, chậu hoa cây cảnh đặt ở hiện 
- Khi lựa chọn tên các góc sao cho thân thện gần gũi và dễ hiểu với trẻ. Các ban nghành đoàn thể địa phương xây dựng một môi trường xã hội trong 
lành vững mạnh đẩy lùi các tệ nạn, thường xuyên quan tâm đến trẻ nhỏ vào ngày lễ 
tết để tạo ra sự gần gũi thân thiện từ đó sẽ là động lực thúc đẩy có việc làm tố và 
phát triển toàn diện nhân cách trẻ. 
- Tuyên truyền với phụ huynh hiểu rõ vai trò của việc tạo môi trường thân thiện 
thông qua hoạt động góc, kêu gọi phụ huynh thu góm phế liệu đóng góp để làm đồ 
dùng phục vụ đầy đủ cho hoạt động, từ đó giúp hoạt động góc thêm sinh động, 
phong phú. 
4.Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm : 
 Qua một năm thực hiện đề tài tôi luôn không ngừng học hỏi phấn đấu, từ những gì 
vốn có của bản thân cùng tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức của bạn bè đồng nghiệp. 
Cá nhân tôi đã được tập thể nhà trường nhìn nhận đầu tư để tôi giảng dạy tiết dạy 
mẫu và tổ chức giờ hoạt động góc, tôi đã hoàn thành tốt. Bên cạnh đó trong cuộc 
thi giáo viên giỏi cấp trường tôi đã đạt tiết dạy tốt. Khi khảo sát chất lượng cuối 
năm trên trẻ đã có sự thay đổi rõ nét.
- Tỉ lệ trẻ tham gia vào giờ hoạt động góc đã tăng lên 100%. thiện còn sẽ được áp dụng thông qua nhiều giờ hoạt động khác đặc biệt là hoạt 
động chủ đích. 
2. Bài học kinh nghiệm 
- Qua thực hiện đề tài tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm như: 
- Tìm rõ hơn về phong trào “ trường học thân thiện sinh tích cực”. từ đó tạo ra môi 
trường học thân thiện phục vụ cho việc giảng dạy đem lại kết quả cao. 
- Lập kế hoạch hoạt động góc cho cả năm học hệ thống hồ sơ sổ sách : giáo án, sổ 
theo dõi nhóm lớp,sổ họp, sổ nhật ký phải hoàn thành một cách khoa học, thường 
xuyên làm đồ dùng, đò chơi sáng tạo gần gũi, thân thiện với trẻ.Tạo ra môi trường 
học an toàn, than thiện xây dựng nhiều góc mở để trẻ phát huy được tính sáng tạo 
giữ vững mỗi quan hệ giữa nhà trường – phụ huynh – xã hội. 
3. Khuyến nghị : 
- Với nhà trường: 
- Tạo điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ - môi trường lớp học nhằm tạo 
nhiều cơ hội cho trẻ lĩnh hội tốt các nội dung giáo dục. 
- Tổ chuyên môn xây dựng các chuyên đề tập huấn nội dung giáo dục bảo vệ môi 
trường cho trẻ lứa tuổi mầm non để giáo viên cùng học tập, trao đổi kinh nghiệm 
và để làm tốt hơn công tác giáo dục trẻ. 
- Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc tổ chức " Một số biện 
pháp giúp trẻ 4 -5 tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góc ". Rất mong được 
sự đóng góp của hội đồng khoa học để tôi có kinh nghiệm hơn trong công tác giáo 
dục trẻ. 
 Xin chân thành cảm ơn ! 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hung_thu_tich_cuc_th.docx