SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú hoạt động góc trong trường mầm non
Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm, linh hoạt, sáng tạo hơn khi tổ chức hoạt động góc, tích cực sưu tầm, thu thập các nguyên liệu để làm đồ dùng sáng tạo trong các hoạt động, giúp trẻ biết hợp tác, đoàn kết, chia sẻ, thảo luận nhóm khi chơi, trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt, được tiếp xúc với cuộc sống thực của mình và năng lực hiểu biết của bản thân, qua hoạt động góc giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, thảo luận, chia sẻ và lắng nghe ý kiến của mình và của bạn khi chơi. Khắc phục những khó khăn, vướng mắc và hạn chế của giáo viên và của trẻ trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động góc, từ đó có biện pháp giúp trẻ hứng thú trong hoạt động góc, nhằm phát huy hết khả năng của trẻ để đạt kết quả cao hơn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú hoạt động góc trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú hoạt động góc trong trường mầm non
2/20 phục kịp thời những hạn chế trên. II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Trẻ 4 - 5 tuổi - Phạm vi nghiên cứu: Lớp B1. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm, linh hoạt, sáng tạo hơn khi tổ chức hoạt động góc, tích cực sưu tầm, thu thập các nguyên liệu để làm đồ dùng sáng tạo trong các hoạt động, giúp trẻ biết hợp tác, đoàn kết, chia sẻ, thảo luận nhóm khi chơi, trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt, được tiếp xúc với cuộc sống thực của mình và năng lực hiểu biết của bản thân, qua hoạt động góc giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, thảo luận, chia sẻ và lắng nghe ý kiến của mình và của bạn khi chơi. Khắc phục những khó khăn, vướng mắc và hạn chế của giáo viên và của trẻ trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động góc, từ đó có biện pháp giúp trẻ hứng thú trong hoạt động góc, nhằm phát huy hết khả năng của trẻ để đạt kết quả cao hơn. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận Với trẻ mầm non hoạt động góc là các hoạt động của trẻ được diễn ra tại các góc chơi trong lớp, trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm theo sự hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ, hoạt động góc đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp trẻ được thực hành, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ, nó không chỉ là phương tiện giáo dục trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mỹ và thể lực cho trẻ mà nó còn hình thành cho trẻ một số phẩm chất tốt cần thiết cho hoạt động học tập sau này của trẻ như: tính mục đích, tính s áng tạo, tính vượt kho... Hoạt động góc được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thông qua hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, giúp trẻ ghi nhớ và khác sâu kiến thức, phát triển trí tuệ của trẻ một cách toàn diện. Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, mối quan hệ tốt giữa trẻ với trẻ, trẻ với cô giáo, trẻ với người thân trong gia đình, trẻ biết giao lưu, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau khi chơi, từ đó hình thành các kỹ năng chơi cho trẻ, thông qua các trò chơi: Bán hàng, nấu ăn, bác sỹ, xây dựng... trẻ được tập làm người lớn, được thể hiện vai chơi, thỏa sức sáng tạo khi chơi, đặc biệt giúp trẻ nhận ra cái đẹp và cái xấu của trò chơi, sáng tạo ra nhiều sản phẩm đẹp khi chơi ở góc chơi. 2. Cơ sở thực tiễn Khi tổ chức cho trẻ hoạt động góc, tôi thấy nhiều trẻ trong lớp chưa hứng thú khi chơi, chưa tự chọn góc chơi, chưa tự xung phong nhận vai chơi của mình mà chờ cô giáo Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú hoạt động góc trong trường mầm non 4/20 chơi ở các còn hạn chế, nhiều trẻ chưa hứng thú chơi ở góc trong thời gian dài. - Một số phụ huynh còn chưa hưởng ứng các phong trào của lớp, nên việc tìm kiếm nguyên vật liệu để ủng hộ lớp trong các hoạt động còn hạn chế. Khảo sát đầu năm: 27 trẻ Kếlquả Đạt Chưa đạt STT Nội dung Tỷ lệ Tỷ lệ Số lượng % Số lượng % Trẻ hứng thú tham gia hoạt 1 20 74 7 26 động góc Trẻ lựa chọn góc chơi theo 2 17 62.9 10 37.1 đúng sở thích của mình Trẻ biết hợp tác, chia sẻ trong 3 15 55.5 12 44.5 quá trình chơi Trẻ tạo ra sản phẩm đẹp, 4 15 55.5 12 44.5 phong phú trong góc chơi + Với giáo viên: Tổ chức 2 hoạt động góc để nhà trường đánh giá Khảo sát đầu năm Kết quả TT Xếp loại Số lượng Tỷ lệ % 1 Giỏi 0 0 2 Khá 2 100 3 Đạt yêu cầu 0 0 4 Không đạt yêu cầu 0 0 II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Từ những thực tế trên để giúp trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động góc tôi đã chọn một số biện pháp sau : Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục và bồi dưỡng chuyên môn Biện pháp 2: Xây dựng môi trường và chuẩn bị đồ dùng trực quan. Biện pháp 3: Tạo hứng thú và rèn kĩ năng chơi cho trẻ. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh và lan tỏa trong tổ chuyên môn. 1. Xây dựng kế hoạch giáo dục và bồi dưỡng chuyên môn Vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, vì trẻ được thỏa sức khi chơi, trẻ được hóa thân vào các nhân vật mình thích, được giao lưu, chia sẻ, được thử nghiệm, phán đoán. Vì vậy để xây dựng một kế hoạch hoạt động góc phù hợp với từng lứa tuổi và khả năng nhận thức của từng trẻ, thì đòi hỏi giáo viên không chỉ nắm vững được phương pháp và hình thức tổ chức mà còn phải biết lên ý tưởng để xây dựng những vai chơi phù hợp với từng chủ đề và nhu cầu chơi của trẻ có như vậy mới tạo hứng thú cho trẻ vào các Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú hoạt động góc trong trường mầm non 6/20 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC Tháng Góc Nguyên vật liệu cần Nội dung và kỹ năng Ghi trọng tâm chuẩn bị chơi chú Chủ oL sự kiện \ Góc Khối gỗ vuông, tam giác, - Dự án làm ngôi nhà STEAM chữ nhật, bìa catton. - Trẻ biết nêu lên ý tưởng, (góc trọng Màu nước, bút vẽ, giấy xi lựa chọn nguyên liệu để tâm) măng làm ngôi nhà Góc tạo Trẻ biết gói hoa, gói quà, - Làm hoa, gói quà, trang hình xé dán, gắn đính để làm trí bưu thiếp tặng cô giáo Tháng (góc trọng bưu thiếp. - Trẻ biết gói hoa, gói quà, 11/2022 Chủ tâm) xé dán, gắn đính để làm đề bưu thiếp. Gia đình (Chủ đề sự Góc học Hình tròn, vuông, tam - Chắp ghép hình hình học kiện Ngày tập giác, chữ nhật bằng bìa tạo thành hình mới Nhà giáo (góc toán) catton hoặc bằng xốp - Sử dụng các hình để Việt Nam màu... chắp ghép thành hình mới 20/11) như hình tròn làm đầu, hình vuông làm thân, hình chữ nhật làm chân - tay. Góc nấu Các loại rau củ: Rau ngỏ, - Sơ chế một số món ăn, ăn mồng tơi, mướp, dưa vắt cam, nhặt rau chuột, cam. Dao, thớt, - Trẻ biết cách gọt củ, quả, cốc vắt cam, cốc đựng, nhặt bỏ lá già, lá úa thìa Góc Cốc, chai nhựa, thìa, tấm - Làm thí nghiệm về nước khám meka. và sự đổi màu phá Bắp cải tím, backingsoda, - Có kỹ năng rót nước, dấm, nước lọc, dao, máy thái rau, say bắp cải tím say - Phát hiện được sự bốc hơi của nước, sự đổi màu của bắp cải khi pha cùng nguyên liệu gì Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú hoạt động góc trong trường mầm non 8/20 Khi đã có kiến thức về chuyên môn, bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục hoạt động góc cho từng tháng và cả năm học tôi thấy bản thân đã có thêm kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch hoạt động góc và có kiến thức làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động, trẻ được hoạt động một cách chủ động, tích cực, định hình cho hoạt động góc vào các giờ hoạt động, đặc biệt có sự điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp hơn với những tháng sau. 2. Xây dựng môi trường và chuẩn bị đồ dùng trực quan * Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm. Môi trường học tập có vai trò rất quan trọng tạo nên sự thành công trong việc hiện tốt chuyên đề “Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm” nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ trong lớp và là điều kiện cần thiết để cho trẻ hoạt động góc đạt kết quả cao nhất. Ngay từ đầu ănm học tôi đã định hướng xây dựng môi trường lớp theo tứng tháng, từng chủ đề sự kiện, phù hợp với diện tích lớp học, khả năng và nhận thức của trẻ . Khi bố trí các góc chơi, khu vực chơi cần chú ý màu sắc trang nhã, tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với trẻ như trẻ đang ở nhà. Các góc chơi được bố trí phù hợp, hài hòa, tạo danh giới giữa các góc chơi bằng các giá đồ chơi không che tầm nhìn của giáo viên, để giáo viên quan sát và bao quát trẻ tốt. Các góc hoạt động cần yên tĩnh tôi bố trí xa góc ồn ào. Hình ảnh 1 Ví dụ 1: Góc tạo hình, góc sách truyện (góc yên tĩnh) tôi để xa góc ồn ào như góc xây dựng, góc phân vai. Góc xây dựng hay góc Steam cần không gian rộng để trẻ hoạt động. Góc sách truyện cần nhiều ánh sáng, góc tạo hình, góc nấu ăn cần để gần nguồn nước để thuận tiện cho trẻ hoạt động. Hoặc góc thiên nhiên tôi để phía bên ngoài hành lang để thuận lợi cho cây khi cần ánh sáng và nước. Hình ảnh 2,3,4,5 Vì trẻ mầm non chưa biết chữ nên khi đưa ra nội quy riêng cho từng góc chơi tôi đều đưa ra hình ảnh nội quy rõ ràng, tên góc gần gũi với trẻ, nội quy góc chơi được viết bằng chữ theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành và có hình ảnh biểu tượng để trẻ dễ hiểu, số lượng bạn chơi được thể hiện rõ ràng bằng số, theo yêu cầu của cô và thể hiện bằng thẻ kí hiệu khi trẻ đăng kí số lượng bạn chơi, khi nhìn vào góc chơi trẻ sẽ biết đây là góc gì, quy định của góc chơi như thế nào, có mấy bạn chơi. Ví dụ 2: Nội quy góc tạo hình tôi đưa ra yêu cầu như sau: Trẻ tập trung chú ý tạo ra sản phẩm Lấy cất đồ dùng đúng nơi quy định Ngồi ngay ngắn khi hoạt động. Hoặc nội quy góc xây dựng tôi đưa ra yêu cầu sau: Cất đồ dùng đúng nơi quy đinh Đoàn kết, chia sẻ khi chơi Phối hợp với bạn khi chơi Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú hoạt động góc trong trường mầm non 10/20 Nguyên liệu: khối gỗ, vải, len, bông, xốp, lõi chỉ, bìa catton, giấy báo, giấy gói hoa, tôi đã tận dụng để cô và trẻ cùng làm đồ chơi phục vụ các góc như: Làm hoa bằng giấy nhăn, gói hoa để phục vụ góc bán hàng, gói quà để tặng người thân, làm cây xanh hay cây hoa, rau củ làm bằng vải để choi ở góc xây dựng hoặc góc bán hàng.Hay với những bộ màu nước tôi cho trẻ sáng tạo với màu nước. Hình ảnh 8 Ví dụ 5: Ở góc xây dựng Nguyên liệu: Các loại cây xanh, cây hoa, rau củ thì tôi cho trẻ mang sang góc xây dựng để hoạt động, trẻ được trồng và xếp cây trong công trình xây dựng của trẻ, ngoài ra tôi tận dụng hạt gấc để trẻ xếp làm đường đi, xếp thành ao cá, hay bìa catton để làm hàng rào, những ống chỉ lõi to để làm trụ cổng, hay những khối gỗ vuông, chữ nhật, trụ để trẻ xếp thành những hình trẻ thích theo định hướng của cô giáo. Ví dụ 6: Góc Steam Tôi chuẩn bị các khối gỗ vuông, khối gỗ hình chữ nhật, khối tam giác hoặc những hộp bìa catton, lõi chỉ,.để trẻ được vẽ, thiết kế, sáng tạo ra ngôi nhà theo ý riêng của mình để lựa chọn nguyên vật liệu, hoặc những nguyên vật liệu tạo hình như bút sáp màu, màu nước, hồ dán, giấy màu, keo sữa, kéo, băng dính, băng dính 2 mặt, băng dính xốp.. .tôi đã sắp xếp đồ dùng nguyên vật liệu phù hợp để thuận lợi cho trẻ dễ lựa chọn, dễ lấy, dễ cất, dễ sử dụng. Hoặc chuẩn bị những chiếc Ipad, máy tính, điện thoại thông minh để trẻ tìm kiếm thông tin, lên ý tưởng cho dự án của nhóm mình. Hình ảnh 9 Ngoài ra tôi còn làm rất nhiều đồ dùng đồ chơi hay sưu tầm những tờ lịch cũ để trẻ cắt những chữ số, từ những tấm bìa catton tôi đã cắt ra thành những hình học quen thuộc đối với trẻ. Từ những hình học đơn giản đó đã kích thích trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo ở trẻ, khi đó trẻ sẽ sáng tạo ra những hình mới theo ý của mình. * Ví dụ 7: Góc học tâp Tôi chuẩn bị rất nhiều các nguyên vật liệu khác nhau như que gạc lưỡi, que tính, bìa catton, giấy màu, kéo. Trong các giờ hoạt động chiều tôi cho trẻ cắt các hình theo yêu cầu của cô như hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Đến giờ hoạt động góc tôi tổ chức cho trẻ chơi với các hình đó bằng cách chắp ghép, sắp xếp các hình đó để tạo thành hình mới, từ đó phát triển trí tưởng tượng, tư duy, sự sáng tạo của trẻ. Hoặc khi cho trẻ ôn số 3 tôi cho trẻ xếp các hột hạt hoặc chọn số lượng tương ứng trong phạm vi 3. Hình ảnh 10 Từ những nguyên liệu đồ dùng mà giáo viên đã chuẩn bị, trẻ say sưa khi hoạt động, tạo ra những sản phẩm ở góc chơi đẹp, sáng tạo, phong phú, với những chất liệu đơn giản, dễ kiếm tìm, dễ sưu tầm, tôi đã tạo ra các đồ dùng, đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ. Cũng từ những nguyên vật liệu đó, trẻ sử dụng trong giờ hoạt động góc và trẻ Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú hoạt động góc trong trường mầm non
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hung_thu_hoat_dong_g.docx
- SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú hoạt động góc trong trường mầm non.pdf