SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt nội dung môi trường thiên nhiên trong lĩnh vực phát triển nhận thức
Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá hay con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất. khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên. khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. ở giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà chủ yếu là giúp trẻ suy nghỉ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh và thào luận chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghỉ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc.
Các quá trình khám phá khoa học thích hợp với trẻ nhỏ và cần được trau dồi khi trẻ thăm dò khám phá thế giới...quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, thử nghiệm, dự đoán, suy luận...giáo viên cần chủ động, linh hoạt tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kỹ năng quan sat, so sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, thảo luận...cho thích hợp với tình huống cụ thể.
Khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên cần: cho trẻ khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của vật sống, đồ vật và những sự vật, hiện tượng quan sát được bằng cách sử dụng các giác quan một cách thích hợp; cho trẻ xem xét những nét giống nhau va khác nhau của các sự vật, hiện tượng; cho trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh; dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trãi nghiệm và chia sẽ, bày tỏ ý kiến của mình; khích lệ trẻ suy nghỉ về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm và phát triển những suy nghỉ, ý tưởng của mình và quan tâm đến môi trường xung quanh; sử dụng câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát triển suy nghỉ của mình; cho phép trẻ được hoạt động và làm những công việc phục vụ cho bản thân trẻ vì những công việc đó có thể sẽ là những bài học và trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học; tạo cho trẻ môi trường hoạt động khám phá khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau.
Các quá trình khám phá khoa học thích hợp với trẻ nhỏ và cần được trau dồi khi trẻ thăm dò khám phá thế giới...quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, thử nghiệm, dự đoán, suy luận...giáo viên cần chủ động, linh hoạt tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kỹ năng quan sat, so sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, thảo luận...cho thích hợp với tình huống cụ thể.
Khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên cần: cho trẻ khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của vật sống, đồ vật và những sự vật, hiện tượng quan sát được bằng cách sử dụng các giác quan một cách thích hợp; cho trẻ xem xét những nét giống nhau va khác nhau của các sự vật, hiện tượng; cho trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh; dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trãi nghiệm và chia sẽ, bày tỏ ý kiến của mình; khích lệ trẻ suy nghỉ về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm và phát triển những suy nghỉ, ý tưởng của mình và quan tâm đến môi trường xung quanh; sử dụng câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát triển suy nghỉ của mình; cho phép trẻ được hoạt động và làm những công việc phục vụ cho bản thân trẻ vì những công việc đó có thể sẽ là những bài học và trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học; tạo cho trẻ môi trường hoạt động khám phá khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt nội dung môi trường thiên nhiên trong lĩnh vực phát triển nhận thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt nội dung môi trường thiên nhiên trong lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt nội dung Môi trường thiên nhiên trong lĩnh vực phát triển nhận thức B . Nội dung 1.Cơ sở khoa học : Như chúng ta đã biết, thế giới xung quanh trẻ chứa đựng biết bao nhiêu điều mới lạ hấp dẫn. Ngay trong những điều tưởng như bình thường, giản dị ấy thì đối với trẻ mẫu giáo là phát hiện ra những điều hết sức lý thú và mới mẽ. Con người và cảnh vật xung quanh trẻ đều khoác lên mình một màu sắc xúc cảm mạnh mẽ đối với trẻ. Trẻ dễ ngạc nhiên, dễ bị lôi cuốn vào những bài thơ, câu đố, những trò chơi, những vật thật ...Chính môi trường tự nhiên đã mang lại cho trẻ những điều tốt đẹp và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Giúp trẻ phát triển về mọi mặt như thẫm mỹ, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm, đạo đức. Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá hay con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất. Khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên. Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. ở giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà chủ yếu là giúp trẻ suy nghỉ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh và thào luận chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghỉ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc. Các quá trình khám phá khoa học thích hợp với trẻ nhỏ và cần được trau dồi khi trẻ thăm dò khám phá thế giới...quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, thử nghiệm, dự đoán, suy luận...giáo viên cần chủ động, linh hoạt tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kỹ năng quan sat, so sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, thảo luận...cho thích hợp với tình huống cụ thể. Khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên cần: Cho trẻ khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của vật sống, đồ vật và những sự vật, hiện tượng quan sát được bằng cách sử dụng các giác quan một cách thích hợp; Cho trẻ xem xét những nét giống nhau va khác nhau của các sự vật, hiện tượng; Cho trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh; Dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trãi nghiệm và chia sẽ, bày tỏ ý kiến của mình; Khích lệ trẻ suy nghỉ về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm và phát triển những suy nghỉ, ý tưởng của mình và quan tâm đến môi trường xung quanh; Sử dụng câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát triển suy nghỉ của mình; Cho phép trẻ được hoạt động và làm những công việc phục vụ cho bản thân trẻ vì những công việc đó có thể sẽ là những bài học và trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học; Tạo cho trẻ môi trường hoạt động khám phá khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau. 2. Cơ sở thực tiễn : Năm học 2009 - 2010, bản thân tôi được BGH nhà trường phân công đứng lớp 4-5 tuổi. Là năm thứ nhất trường MN Hoa Mai thực hiện chương trình GDMN mới. Qua quá trình thực hiện bản thân tôi nhận thấy rằng ở lớp có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn sau: Trường Mầm non Hoa Mai - Giáo viên: Nguyễn Thị Tư 2 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt nội dung Môi trường thiên nhiên trong lĩnh vực phát triển nhận thức bảng tranh lô tô, mô hình, đèn chiếu.Vật mẫu cần phải đầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt động. Đồ dùng của trẻ phải đẹp, hấp dẫn phong phú sinh động nhằm kích thích sự hứng thú tò mò của trẻ. Tôi thường sử dụng vật thật, đồ vật hoặc tranh ảnh, mô hình, đèn chiếu sinh động cho tiết học. Dựa vào thực tế ở lớp, đầu năm học tôi chủ động kiểm kê tài sản, đồ dùng tận dụng được trong lớp học. Qua đó tôi nắm bắt được những đồ dùng đồ chơi còn thiếu để bổ sung cho năm học mới. Từ những nắm bắt trên tôi mạnh dạn đề nghị với BGH nhà trường trang cấp thêm thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ như: Đèn chiếu, tranh ảnh, mô hình, tranh lô tô ... đầy đủ để phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. 3.2. Làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy học và vui chơi cho trẻ. Việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ là một việc làm thường xuyên của mỗi một cô giáo mầm non. Vì vậy đòi hỏi cô giáo cần phải khéo tay sáng tạo để tạo ra những đồ dùng đồ chơi hấp dẫn lôi cuốn trẻ trong từng tiết học. Được nhà trường mua sắm đồ dùng đồ chơi các góc đầy đủ, như tranh lô tô, băng đĩa, đèn chiếu ..Ngoài những đồ dùng đó bản thân tôi còn tự làm một số đồ dùng bằng cách cắt các con vật, hoa quả, cây xanh .. bằng những tấm xốp, tận dụng những lốc lịch cũ, vỏ chai nhựa, lá cây, vải vụn ...Vừa trang trí đẹp vừa phù hợp với chủ đề vừa rẽ tiền và dễ kiếm. Không những thế mà tôi còn tận dụng những vỏ cây khô cắt những con vật ngộ ngĩnh làm bằng dây dật để gây được sự hứng thú của trẻ trong việc điều khiển bằng tay qua đó trẻ biết được các con vật này có chân, có cánh. Ví dụ: Có chân thì biết đi, biết nhảy, có cánh thì biết bay ... Bên cạnh đó tôi còn cho trẻ tự làm một số sản phẩm như vẽ tranh, bồi đắp các con vật, cây xanh, hoa lá ...hoặc nặn những con vật gần gũi từ các sản phẩm mà trẻ cùng tham gia làm giúp trẻ thể hiện được vốn hiểu biết của mình về MT tự nhiên được khắc sâu hơn. Tôi còn sưu tầm những bài thơ, bài hát, câu đố, câu ca dao về MT tự nhiên có liên quan đến chủ đề. Sau đó dùng hình ảnh minh hoạ và có chữ viết đi cùng vừa giúp trẻ cũng cố hình ảnh vừa để rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ từ đó mà ngôn ngữ của trẻ phát triễn. Với những đồ chơi được nhà trường trang cấp cũng như bản thân tôi tự làm đã đưa vào sử dụng trong tiết dạy MT tự nhiên. Tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng thú học tập, trẻ hiểu biết nhiều hơn, quan sát tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu cô đề ra, trẻ so sánh và phân nhóm cũng rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ phát triển. Bên cạnh đó trẻ còn đọc thuộc các bài thơ, ca dao, tục ngữ. Đặc biệt các câu đố về các con vật, cây xanh, hoa quả. Tôi nhận thấy tư duy của trẻ nhanh nhẹn và chính xác hơn. 3.3. Xây dựng góc thiên nhiên phong phú. Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động sống của cây cối, vật nuôi..Ngoài ra các hình ảnh về thế giới tự nhiên càng thêm sống động làm cho trẻ hứng thú, thích khám phá, sáng tạo. Qua đó tư duy của trẻ cũng được phát triển. Cho nên năm học vừa qua bản thân tôi cũng đã chú trọng sắp xếp, bố trí góc thiên nhiên với nhiều loại cây, chậu hoa, cây cảnh phong phú nhưng lại rất gần gủi với trẻ. Ví dụ như: cây hoa giấy, cây vạn niên, cây dừa nước, cây trường sinh ...Tôi sắp xếp, bố trí khoa học, cân đối, cây chậu to để ở phía dưới hành lang, cây chậu nhỏ để ở phía trên ngang tầm với của trẻ để trẻ dễ dàng trong công việc chăm sóc cây. Trường Mầm non Hoa Mai - Giáo viên: Nguyễn Thị Tư 4 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt nội dung Môi trường thiên nhiên trong lĩnh vực phát triển nhận thức những câu đố, bài hát, các con vật được hiện lên sóng động qua máy chiếu đa năng làm cho trẻ rất hứng thú. Qua đó trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô. Và hiển nhiên sự hiểu biết của trẻ, vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ sẽ được sẽ được khắc sâu hơn, phát triển hơn. Ví dụ : Cho trẻ làm quen với con cua : Tôi đọc câu đố "Con gì tám cẳng hai càng . Chẵng đi mà lại bò ngang suốt đời " ( Là con gì?) Trẻ đoán ngay đó là con cua nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con cua được chính xác là con cua có hai càng to, có tám chân, lại bò ngang ... Sau khi trẻ trả lời xong tôi trình chiếu hình ảnh con cua bằng PP cho trẻ quan sát được rõ hơn và hấp dẫn hơn, gây được sự tập trung chú ý của trẻ cao hơn. Ví dụ: Tôi cho trẻ "làm quen con cá chép, tôi cho trẻ hát và vận động bài " Cá vàng bơi " sau đó tôi hỏi trẻ các con vừa hát bài hát nói về con gì ? Sau khi trẻ trả lời xong tôi đưa bể cá ra cho trẻ quan sát, qua việc được quan sát vật thật giúp trẻ hiểu về các bộ phận của cá và môi trường sống của chúng. Sau đó tôi cho trẻ lấy thức ăn cho cá ăn. Qua đó trẻ biết được cách đớp mồi, cách vận động và môi trường sống của con cá.. Ví dụ: cho trẻ LQ với hiện tượng tự nhiên "Mưa từ đâu mà có " Tôi đã sử dụng PP vào tiết học thêm sinh động. Tôi tạo bầu trời âm u, Những đám mây đen, sấm chớp, sau đó tạo những giọt mưa rơi xuống đất để trình chiếu cho trẻ xem. Vừa trình chiếu cho trẻ xem đồng thời tôi và trẻ cùng nhau thảo luận có những điều mà trẻ chưa hiểu tôi giải thích kịp thời cho trẻ rõ. Qua tiết học đó trẻ rất hứng thú và cũng mang lại cho trẻ một số kiến thức về hiện tượng tự nhiên để trẻ hiểu được khi trời sắp mưa thì bầu trời âm u và có những đám mây, trời nỗi sấm chớp thì bắt đầu mới có mưa. Và trẻ biết được mưa rất cần thiết cho cuộc sống con người và cỏ cây, các vật nuôi Ví dụ trong tiết: "Làm quen một số động vật sống trong gia đình " Tôi cho trẻ thi "Đố vui " Hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố của đội bạn bằng cách Đội 1 : Ra câu đố : Con gì ăn no Bụng to mắt híp Mồm kêu ụt ịt Nằm thở phì phò. (Là con gì) Đội 2: Có câu đố: Con gì mà có bốn chân Bé về nó chạy tới gần vẫy đuôi ( Là con gì?) Như vậy trẻ được đố vui trẻ hào hứng, kích thích tư duy làm giàu phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc.Trong tiết dạy tôi còn lồng ghép các tiết học, về lĩnh vực nhận thức (LQVtoán) lĩnh vực phát triển thẩm mỹ (Âm nhạc, tạo hình). Tôi xen kẽ các phần chuyển tiếp trong tiết dạy để tiết dạy thêm sinh động hơn. Trong tiết dạy tôi cũng kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật trẻ bằng cách gắn dán các bức tranh hoàn thiện theo yêu cầu của cô. Tôi tổ chức các trò chơi trong tiết học, động tĩnh xen kẽ gây được sự hứng thú, tiết dạy vui hơn, trẻ thêm phần hoạt bát và nhanh nhẹn hơn . Trường Mầm non Hoa Mai - Giáo viên: Nguyễn Thị Tư 6 Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt nội dung Môi trường thiên nhiên trong lĩnh vực phát triển nhận thức Được phụ huynh tín nhiệm và tin yêu * Đối với trẻ: Tổng số trẻ là 37: Đa số trẻ mạnh dạn, tự tin, có khả năng diễn đạt và giao tiếp với bạn bè và mọi ngời xung quanh. Trong đợt thi "Bé khỏe, bé ngoan" cấp trường lớp chúng tôi có 5 cháu tham gia, kết quả có 01 cháu đạt giải nhất, 3 cháu đạt giải ba, 01 cháu đạt BKBN. Trong đợt nhà trường thanh tra toàn diện chất lượng lớp tôi đạt 100% trung bình trở lên, khá giỏi 75%. Đầu Năm Khả năng QS, Cuối năm Tăng nhận biết, So Số sánh % Số lượng % Số lượng % lượng Tốt 4 10,8 15 40,5 11 Khá 7 18,9 17 45,9 10 TB 18 48,6 5 13,5 Giảm 13 Yếu 9 24,3 Giảm 9 * Đối với phụ huynh: Đa số phụ huynh có nhận thức cao trong việc CSGD trẻ, tích cực hưởng ứng, ủng hộ nhiều chậu hoa cây cảnh, phế liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương. 4.2. Bài học kinh nghiệm. Qua một năm thực hiện các biện pháp nói trên bản thân tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: 1. Giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, có năng lực sư phạm, nắm chắc phương pháp, có sáng tạo trong mỗi tiết dạy,có sự đổi mới trong phương pháp GDMN mới hiện nay,có sự hiểu biết về kỹ năng dạy trẻ LQMTXQ. Bản thân thường xuyên tự học tập và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 2.Tích cực tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường mua sắm cơ sở vật chất đầy đủ cho trẻ được hoạt động. 3.Tích cực làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy học và vui chơi cho trẻ. 4. Bố trí, sắp xếp, xây dựng góc thiên nhiên phong phú và đa dạng các loại chậu hoa, cây cảnh, con vật gần gủi với trẻ. 5. Tăng cường vốn biểu tượng, làm giàu vốn hiểu biết về môi trường tự nhiên cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 6. Tổ chức tốt các hoạt động học trên lớp bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia. 7. Phối kết hợp với phụ huynh chặt chẽ, tạo sự đồng thuận giữa phụ huynh - nhà trường - giáo viên. C. kết luận Như vậy việc cho trẻ LQMTXQ nói chung và MT tự nhiên nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ một cách toàn diện. Để đạt đạt được kết quả đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải nắm chắc phương pháp dạy học và không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Hiểu được đặc điểm tâm lý của từng trẻ để áp dụng vào Trường Mầm non Hoa Mai - Giáo viên: Nguyễn Thị Tư 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc_tot_noi_dung_moi.doc