SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình
Hoạt động tạo hình đã giúp trẻ hình thành những kỹ năng ban đầu của thao tác học tập như: Cách ngồi học, cách cầm bút, giúp trẻ nhận ra vẻ đẹp của sự vật hiện tượng trong cuộc sống, trong nghệ thuật tạo hình. Trẻ hiểu và bộc lộ, chia sẻ sự hiểu biết, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ, chất liệu của nghệ thuật tạo hình. Trẻ học cách thể hiện cảm xúc của những người xung quanh được bộc lộ trong những sản phẩm tạo hình. Trẻ học và được trải nghiệm các kỹ năng tạo hình, học cách sử dụng các phương tiện, nguyên vật liệu tạo hình. Hình thành và phát triển các quá trình quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo, hình thành các phẩm chất: Kiên trì, chăm chú, làm việc nhóm, làm việc có chủ động, có mục đích, kỹ năng giao tiếp với những người xung quanh, cô giáo và các bạn. Vì vậy đây là một hoạt động học không thể thiếu và đặc biệt không thể xem nhẹ trong công tác giáo dục mầm non.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình

“Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình” Hoạt động tạo hình đã giúp trẻ hình thành những kỹ năng ban đầu của thao tác học tập như: Cách ngồi học, cách cầm bút, giúp trẻ nhận ra vẻ đẹp của sự vật hiện tượng trong cuộc sống, trong nghệ thuật tạo hình. Trẻ hiểu và bộc lộ, chia sẻ sự hiểu biết, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ, chất liệu của nghệ thuật tạo hình. Trẻ học cách thể hiện cảm xúc của những người xung quanh được bộc lộ trong những sản phẩm tạo hình. Trẻ học và được trải nghiệm các kỹ năng tạo hình, học cách sử dụng các phương tiện, nguyên vật liệu tạo hình. Hình thành và phát triển các quá trình quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo, hình thành các phẩm chất: Kiên trì, chăm chú, làm việc nhóm, làm việc có chủ động, có mục đích, kỹ năng giao tiếp với những người xung quanh, cô giáo và các bạn. Vì vậy đây là một hoạt động học không thể thiếu và đặc biệt không thể xem nhẹ trong công tác giáo dục MN. 2. Cơ sở thực tiễn - Ở trường mầm non không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen nhiều hoạt động khác nhau trong đó hoạt động “tạo hình” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ . Tổ chức cho trẻ hoạt động giáo dục tạo hình từ lâu đã được đưa vào Chương Trình giáo dục mầm non. Trong thực tế, các giáo viên mầm non đã rất quan tâm và đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động tạo hình và đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Đó là không chỉ góp phần nâng cao về thẩm mỹ mà còn góp phần phát triển về mặt tinh thần cho trẻ, từ đó nhiều khả năng để thực hiện những nhiêm vụ giáo dục về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội ,thể lực.Từ đó hình thành nhân cách để giúp trẻ phat triển toàn diện cho trẻ. - Trường mầm non nơi tôi làm việc là ngôi trường luôn quan tâm đến công tác thi đua dạy tốt, chăm sóc giáo dục trẻ tốt của huyện Ba Vì và trường tôi không ngừng phấn đấu để đạt được những thành tích xuất sắc chất lượng giáo dục. -Trong các nội dung giáo dục thì hoạt động tạo hình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, không những thế hoạt động tạo hình còn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ . - Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động tạo hình, là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy chất lượng hoạt động học này chưa được như mong muốn của người làm công tác giáo dục, các phương pháp còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình. Tôi thấy mình cần học hỏi nghiên cứu tài liệu để nắm rõ nội dung chương trình từ đó tổ chức tốt cho trẻ làm quen với hoạt động 2/29 “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình” - Trường có hai khu trung tâm,được xây dựng khang trang hai tầng, rộng rãi có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.Nhà trường có năm năm liền đạt danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp huyện”.Năm 2014 nhà trường vinh dự đón nhận danh hiệu “cơ quan đạt chuẩn văn hóa”. Nhiều năm nhà trường đạt được giải nhất của cụm, huyện ,thành phố trong cuộc thi” tiếng hát thầy và trò nghành giáo dục” .Trong năm học 2016-2017nhà trường giữ vững anh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp huyện và cơ quan dạt chuẩn văn hóa. Trường có bề dày thành tích, nhiều năm đạt trường tiên tiến cấp huyện, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn là 83%, phụ huynh đa số làm nghề nông. - Năm học 2017– 2018 nhà trường giao cho tôi phụ trách lớp 4-5 tuổi B3 với sĩ số là 24 cháu trong đó: Nam 14 cháu, nữ 10 cháu. - Lớp có 2 cô với trình độ Đại học sư phạm mầm non b. Thuận lợi - Được sự quan tâm, giúp đỡ của UBND xã, các cấp lãnh đạo, được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường. - Cơ sở vật chất: Trường lớp khang trang sạch sẽ, thân thiện, bàn ghế đầy đủ đúng quy cách cho trẻ ngồi học, các giá để đồ dùng đồ chơi, giá vẽ, giá treo sản phẩm có nhiều kiểu dáng phù hợp. Đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 của Bộ GD&ĐT. - Khuôn viên nhà trường rộng rãi, thoáng mát, có nhiều cây xanh, có vườn hoa, cây cảnh, góp phần rất lớn trong việc làm giàu các biểu tượng cũng như là giàu cảm xúc tạo hình cho trẻ. Không gian lớp học rộng, thoáng dễ tạo các góc mở. - Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyên đưa đón con em mình đến lớp và trao đổi với GV về tình hình sức khỏe, khả năng tiếp thu bài của các cháu để cùng kết hợp với nhà trường có phương pháp giáo dục các cháu tốt hơn. - Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề, dự giờ thăm lớp bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn. - Đa số trẻ rất thích học hoạt động tạo hình do vậy việc dạy rất thuận tiện. - Tôi được đứng lớp với 1 cô giáo rất khéo tay và có óc thẩm mĩ cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ cũng như việc học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. 4/29 “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình” 3 Trẻ có khả sắp xếp bố cục 8 trẻ = 33% 16 trẻ = 67% trong 4 Trẻ có khả năng nhận xét bài 10trẻ = 41% 14 trẻ = 59% của trẻ, của bạn và đặt tên cho sảm phẩm II. CÁC BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập, tăng cường đồ dùng, đồ chơi, kích thích hứng thú và làm giàu các biểu tượng tạo hình cho trẻ. Để trẻ có thể tạo ra được các sản phẩm tạo hình đẹp, có sự sáng tạo thì điều quan trọng người giáo viên phải tạo được hứng thú hoạt động tạo hình với trẻ. Một trong các cách tạo hứng thú tạo hình cho trẻ đó là tạo môi trường trong và ngoài lớp học đẹp, nhiều đồ dùng đồ chơi sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Vì vậy để cho trẻ hoạt động tạo hình được tốt thì môi trường trong lớp học là một trong những yếu tố quan trọng. Tôi thường xuyên cùng trẻ tạo môi trường lớp học theo chủ đề để trẻ không bị nhàm chán bằng chính những sản phẩm của trẻ trong hoạt động học nên trẻ rất có hứng thú và thích được hoạt động. Trang trí góc tạo hình bằng cách trưng bày tranh vẽ, xé dán, vật mẫu nặn đẹpvà sắp xếp đẹp mắt để trẻ có thể sử dụng và tạo cảm giác hứng thú mong muốn được làm ra những sản phẩm đẹp. Môi trường tạo hình cần phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ (đẹp, màu sắc tươi sáng, các hình ảnh phải ngộ nghĩnh, và phải đa dạng về chủng loại). Góc tạo hình trong lớp VD: Ngoài lớp học tôi dành một mảng tường để trưng bày những bức tranh vẽ 6/29 “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình” VD: Từ những mảnh xốp, hộp sữa, lõi giấy tôi đã tạo ra được rất nhiều những con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu.Việc sưu tầm nguyên vật liệu đa dạng phong phú tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn, khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ. Ảnh đồ dùng đồ chơi tự tạo Để đảm bảo tính an toàn và đạt hiệu quả cao khi sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có tôi đặt ra những yêu cầu sau: + An toàn cho trẻ (Không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại) + Rẻ tiền (Những nguyên vật liệu mua ở địa phương) + Dễ kiếm (Vỏ hến, lõi giấy, vỏ hộp sữa chua) + Dễ cầm (Phù hợp với tầm tay trẻ) Vì từng đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế tôi luôn huy động trẻ tìm kiếm nguyên vật liệu phế liệu có sẵn ở địa phương giúp trẻ biết tiết kiệm nguyên vật liệu, mang lại hiệu quả tận dụng đồ dùng, vật liệu được tái sử dụng và bảo vệ môi trường. Đây là nguyên vật liệu hết sức phổ biến trong hoạt động tạo hình ở trường mầm non. Trên tiết học, cô giáo đóng vai trò là người hướng dẫn, củng cố kỹ năng cũ và cung cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình mới. Đồ chơi mẫu của cô làm và sự dẫn dắt bằng tình huống có vấn đề sẽ kích thích trẻ hứng thú tham gia vào quá trình hoạt động. GV tổ chức hoạt động này như một tiết học tạo hình bình thường, trẻ được học thông qua việc chơi. Tuy nhiên, trong quá trình trẻ thực hiện, cô phải quan sát giúp đỡ trẻ yếu, kịp thời khích lệ, động viên trẻ khá. Như vậy, trong quá trình dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi trên tiết học, trẻ sẽ dần dần hoàn thiện những kỹ năng tạo hình từ đơn giản đến phức tạp, tư duy, sự vật tưởng tượng và nhận thức của trẻ ngày càng được nâng cao dần. 8/29 “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình” sản phẩm của các bạn gái và ngược lại, đồng thời cho trẻ tự đánh giá nhận xét về sản phẩm của mình. Ví dụ 2: Trong giờ dạy trẻ xé dán thuyền trên biển (Tiết đề tài). Vào bài tôi cho trẻ xem một số hình ảnh các loại tàu, thuyền đang lưu thông trên biển qua màn hình ti vi, sau đó thông báo sắp tới có một chương trình thi xé dán về biển, ban tổ chức chương trình có giấy mời lớp tham dự (Giáo viên đọc nội dung giấy mời cho trẻ nghe) để tạo hứng thú cho trẻ -> Tiếp đó giáo viên đặt các câu hỏi để trẻ nói lên lời nhận xét của mình về các hình ảnh mà trẻ vừa được quan sát trên màn hình như: Các con thấy biển như thế nào? trên biển có phương tiện giao thông gì? Để xé dán được thuyền trên biển thì các con phải làm những gì? Sau khi gợi ý để trẻ nói lên nhận xét của mình tôi cho trẻ quan sát một số bức tranh xé dán thuyền trên biển đã chuẩn bị rồi mới tiến hành cho trẻ thực hiện các hoạt động tiếp theo. Ảnh tranh mẫu xé dán thuyền trên biển VD: Với bài “Xé dán những bông hoa” tôi hướng dẫn trẻ: Cô lấy giấy làm mẫu, cô nói chậm, nói rõ để trẻ nghe: Trước tiên, cô lấy tờ giấy hình tròn, cầm bằng tay trái. Cô dùng ngón cái và ngón trỏ của tay phải xé những đường thẳng từ ngoài vào trong gần với nhị hoa để làm cánh hoa tua. Cứ như vậy cô xé khoảng 4 đường để tạo thành bông hoa có 4 cánh. Khi đã xé được 3, 4 bông hoa cô phết hồ và dán vào vở thủ công. Sau đó, chúng mình phải gắn nhị vào cho đẹp. Cô dùng hồ bôi vào hình tròn nhỏ, rồi nhẹ tay cô dán hình nhị hoa vào. Nếu trẻ vẫn chưa làm được cô có thể cầm tay và hướng dẫn trẻ xé. 10/29 “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình” đã nắm bắt được kiến thức trong chương trình một cách logic và phát huy một cách hiệu quả, rèn luyện cho trẻ phát triển được khả năng hoạt động tạo hình. Để trẻ có được những kỹ năng, kỹ xảo, có sự hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động tạo hình và thể hiện sự sáng tạo trong khi tạo ra các sản phẩm thì điều trước tiên cần phải giúp trẻ có được các biểu tượng, có được những xúc cảm về các đối tượng mà trẻ cần phải tái tạo. VD: Trước khi cho trẻ vẽ "Vẽ cây", thì trong các buổi hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động chiều các ngày trước đó tôi dành thời gian cho trẻ quan sát một số loại cây có trong khuôn viên nhà trường, khi cho trẻ quan sát cây, tôi đàm thoại với trẻ về loại hoa gì? thân cây, hình dáng của cây, màu sắc thân cây, lá cây...từ đó trẻ có biểu tượng về cây. Đồng thời tôi sưu tầm và tự làm các loại tranh về cây để cho trẻ quan sát trong các giờ đón và trả trẻ. Trẻ quan sát cây *VD: Qua bài vẽ con thỏ Tôi cho trẻ quan sát con thỏ trên ti vi, qua giờ khám phá khoa học trẻ quan sát thực tế về con thỏ. Khi vẽ trẻ biết kết hợp các kỹ năng như vậy kết quả quan sát và ghi nhớ đã tạo cho trẻ vẽ được sản phẩm đẹp. Để tạo hứng thú cho tiết học tôi cho trẻ đội mũ Thỏ hát và vận động bài “Trời nắng, trời mưa” hoặc cô dùng một câu đố hay một câu truyện có nội dung về con thỏ để gây hứng thú, sự tập trung của trẻ về con thỏ, sau đó cho trẻ quan sát các bộ phận của chúng, hướng dẫn cho trẻ nhận xét được các bộ phận của con thỏ theo những hình khối đơn giản để khi trẻ vẽ sẽ dễ dàng hơn. 12/29
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc_tot_mon_tao_hinh.docx