SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn làm quen văn học
Tiếp nhận tác phẩm của trẻ là tiếp nhận gián tiếp, trẻ 4-5 tuổi chưa thể tự đọc được, trẻ tiếp nhận qua khâu trung gian là cô giáo.Vì vậy việc đọc một tác phẩm diễn cảm, sống động, sáng tạo của cô giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự cảm thụ và việc thể hiện lại tác phẩm của trẻ. Để có thể giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong thơ người giáo viên phải biết cảm thụ tác phẩm. Sự khác biệt rõ nét giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi là nhịp điệu. Muốn xác định đúng nhịp điệu bài thơ cũng như cảm nhận nội dung tác phẩm tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần, tập đọc cho diễn cảm, chuẩn bị hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu mang tính gợi mở để kích thích suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của trẻ.Để đạt được kết quả cao trong giờ làm quen văn học tôi đã không ngừng tìm tòi tài liệu học hỏi qua sách báo, ti vi, tranh ảnh và trên mạng Intenet… giúp tiết học hứng thú, gây sự chú ý của trẻ.
Việc tiếp nhận thơ của trẻ còn chịu sự tác động của các yếu tố tâm lý, trẻ dễ nhạy cảm, dễ xúc động trước tác động bên ngoài, vì vậy khi tổ chức hoạt động, giáo viên cần tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, tự nhiên không áp đặt.
Việc tiếp nhận thơ của trẻ còn chịu sự tác động của các yếu tố tâm lý, trẻ dễ nhạy cảm, dễ xúc động trước tác động bên ngoài, vì vậy khi tổ chức hoạt động, giáo viên cần tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, tự nhiên không áp đặt.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn làm quen văn học
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC 1. Mô tả bản chất sáng kiến: Trong thời đại đất nước ta hiện nay, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng là nền giáo dục một cách toàn diện nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người. Bộ môn văn học nói chung và hoạt động văn học trẻ thơ nói riêng là kho tàng quý báu được khai thác không ngừng để phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ. Văn học còn giúp trẻ yêu thích hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động nghệ thuật góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ Ngoài ra, các tác phẩm văn học góp phần hình thành ở trẻ tâm hồn trong sáng, cởi mở, nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, củng cố kiến thức trẻ qua hoạt động vui chơi. Đặc biệt là các tác phẩm thơ truyện dành cho trẻ mầm non với hình tượng nghệ thuật gần gũi phù hợp với nhận thức của trẻ được áp dụng cho từng lứa tuổi, từng bước chấp cánh cho trẻ vươn tới bao ước mơ, bao điều tốt đẹp. Xuất phát từ vấn đề trên, hơn nữa bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp chăm sóc giáo dục các cháu 4-5tuổi nên tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn Làm quen văn học " 1.1. Các biện pháp thực hiện, các bước và biện pháp thực hiện: Biện pháp 1: Tự rèn luyện nâng cao nhận thức chuyển tải tác phẩm văn học cho trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên, qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng môn làm quen văn học cho trẻ Mẫu giáo đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức, hiểu biết, kiên trì, chịu khó và biết vận dụng tác phẩm linh hoạt, sáng hoạt trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội được nội dung mà mỗi tác phẩm mang lại cho trẻ. Để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý, thực sự hứng thú, ghi nhớ có chủ định trong học tập, hình thành ở trẻ những thái độ đúng đắn, phân biệt được đúng sai, tốt, xấu, thiện ác có những hành vi phù hợp với cuộc sống xung quanh trẻ. Việc truyền thụ các bài thơ, câu chuyện tới trẻ của giáo viên giữ vai trò quan trọng trong kết quả tiếp nhận các bài thơ câu chuyện của trẻ. Để sử dụng các phương pháp, hình thức dạy thơ cho trẻ đạt kết quả như mong muốn trước tiên giáo viên phải là người hiểu trẻ.Vì vậy tôi đã tìm hiểu về đặc điểm tiếp nhận bài thơ, câu chuyện của trẻ. Tiếp nhận các thơ, câu chuyện của trẻ phụ thuộc vào sự lớn khôn, vào kinh nghiệm sống của trẻ. Vì vậy khi tổ chức dạy thơ chuyện giáo viên phải chú nhận thức của trẻ. Khi giải thích từ mới, từ khó cần kết hợp hình ảnh và lời giải thích. (H.4) Ví dụ: Khi giải thích từ “bay vội” trong bài thơ “Ong và bướm” của tác giả Nhược Thủy, tôi cho trẻ quan sát hình ảnh bạn bướm gặp bạn ong đang bay, cùng với lời giải thích của cô giúp trẻ dễ hiểu từ “bay vội” một cách dễ dàng. Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng kiến thức văn học, giúp giáo viên hiểu rõ và truyền thụ tác phẩm văn học đến với trẻ có hiệu quả hơn.Trước đối tượng là trẻ em giáo viên phải hết sức khéo léo trong việc sử dụng cử chỉ, nét mặt để trẻ không bị phân tán bới các yếu tố bên ngoài tác phẩm. Ví dụ : Với nghệ thuật nhân cách hóa, nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến đã viết lên bài thơ “Em yêu nhà em” Chẳng đâu bằng chính nhà em Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo Có nàng gà mái hoa mơ Cục ta cục tác như vừa đẻ xong Có bà chuối mật lưng ong Có ông ngô bắp râu hồng như tơ Có ao muống với cá cờ Em là chị Tấm đợi chờ Bống lên Có đầm ngào ngạt hoa sen Ếch con học nhạc Dế mèn ngâm thơ Dù đi xa thật là xa Chẳng đâu vui được như nhà của em Bài thơ nói lên một vẻ đẹp thật sinh động, ngộ ngĩnh đáng yêu vây xung quanh ngôi nhà em bé, làm cho người nghe bài thơ cảm thấy như mình được xích gần đến với những gì viết trong thơ. Ngoài yếu tố ngôn ngữ, tôi còn chú ý tới trang phục của mình và cố gắng tạo môi trường giàu chất thẩm mĩ gắn với các bài thơ câu chuyện. (H.5) Biện pháp 3: Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm, kỹ năng sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong hoạt động làm quen với văn học thông qua các bài thơ câu chuyện. Nâng cao kỹ năng đọc thơ diễn cảm, kỹ năng sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ sẽ giúp trẻ cảm thụ các bài thơ, câu chuyện một cách có hiệu quả. Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm là phát triển ở trẻ khả năng biểu hiện các bài thơ phù hợp với khả năng của mình. Việc đọc của cô giáo cần phải tạo ra cho trẻ sự yêu thích các bài thơ.Trước khi cho trẻ làm quen với các bài thơ, câu chuyện tôi sử dụng thủ thuật như tạo tình huống hay thu hút sự chú ý của trẻ bằng một điều bí mật sau đó cho trẻ giải quyết tình huống, khám phá điều bí mật (tình huống, sự vật cần khám phá hướng vào nội dung đề tài), dẫn dắt trẻ tới bài thơ, câu chuyện. Sau đó tôi đọc bài thơ, kể câu chuyện thật diễn cảm, kết hợp tư thế, nét mặt , ánh mắt, cử chỉ, hành động gợi cảm xúc thẩm mĩ, hướng trẻ vào ghi nhớ, học thuộc lòng và mong muốn được thể hiện bài thơ(H.6). Tiếp theo, tôi hướng dẫn trẻ cách đọc thuộc lòng diễn cảm. Tôi chú ý sửa sai cho trẻ, những câu trẻ đọc sai tôi đọc lại, yêu cầu trẻ thể hiện lại cho đúng hơn. Thường trẻ hay đọc đều đều, đôi khi còn Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ làm quen với các bài thơ, câu chuyện theo hướng tích hợp. Tổ chức cho trẻ làm quen với các bài thơ, câu chuyện theo hướng tích hợp sẽ tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện, vận dụng những hiểu biết mới vào các hoàn cảnh, tình huống mới góp phần hình thành kĩ năng, thói quen cũng như hình thành cho trẻ kĩ năng thích ứng nhanh với môi trường, phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo của trẻ. Vì vậy tôi cố gắng lựa chọn các hình thức đa dạng nhằm đạt được kết quả cao trong quá trình cho trẻ làm quen với bài thơ, câu chuyện. Ví dụ: Sau khi trẻ được làm quen với bài thơ “Làm bác sĩ” tôi cho trẻ củng cố bài thơ qua trò chơi “Bé tập làm bác sĩ”. Tôi cho trẻ nhận vai theo ý thích, hai hoặc ba trẻ vào vai bác sĩ, số trẻ còn lại đóng vai bệnh nhân hay người nhà đưa bệnh nhân đi khám bệnh. Qua chơi trẻ làm quen với xã hội của người lớn, học cách ứng xử giao tiếp của người lớn. Mặt khác trẻ dần dần nắm được một số kĩ năng đơn giản như: Nếu là bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân cần phải đặt ra những câu hỏi như thế nào, cách khám bệnh ra sao,...Được trải nghiệm trẻ rất húng thú và khắc sâu hơn nội dung tác phẩm.Cũng từ đó trẻ có tình cảm với nghề bác sĩ, thêm kính trọng những người làm nghề bác sĩ, làm nhen nhóm nảy sinh ở trẻ những ước mơ thầm kín. (H.8) Các ngày lễ, ngày hội góp phần không nhỏ trong việc giáo dục làm giàu tâm hồn trẻ thơ với những tình cảm đẹp đẽ, yêu thương. Trong dịp này tôi thường tổ chức cho trẻ đọc thơ diễn cảm. (H.9) Ví dụ: Ngày 20/10, 20/11, 8/3 tôi khuyến khích trẻ đọc các bài thơ tặng bà tặng mẹ và cô giáo như bài: “Yêu mẹ”, “Bó hoa tặng cô”, “Bàn Tay cô giáo”... Bầu không khí vui tươi của ngày lễ hội cùng với việc trang trí đẹp, lộng lẫy và thể hiện bài thơ bằng chính cảm xúc của mình sẽ giúp trẻ cảm nhận sâu sắc hơn nội dung tư tưởng của tác phẩm. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và phối hợp với phụ huynh để nâng cao nghệ thuật đọc thơ cho trẻ Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, ngay từ đầu năm học trong hội nghị họp phụ huynh tôi đã tuyên truyền tới phụ huynh tầm quan trọng của thơ ca đến sự phát triển về nhận thức, đạo đức, thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giới thiệu cho phụ huynh một số tài liệu giúp trẻ phát triển các kĩ năng đọc thơ diễn cảm, kĩ năng cảm thụ tác phẩm. (H.10) Trong giờ đón trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về việc giúp trẻ đọc thơ diến cảm, củng cố nội dung bài, đặc biệt coi trọng việc chuẩn bị ở nhà cho các bé(H.11). Sau mỗi giờ làm quen với thơ ở trên lớp tôi dặn dò trẻ về đọc lại bài thơ cho bố mẹ nghe, trao đổi với phụ huynh giành thời gian nghe trẻ đọc, sửa ngọng, sửa nói lắp, giúp trẻ có cách diễn đạt câu rõ ràng, mạch lạc. Việc chuẩn bị đọc diễn cảm ở nhà có tác dụng giúp trẻ bớt ngại ngùng, nhút nhát. Ngoài ra tôi nhờ phụ huynh giúp trẻ làm một số bài tập nhỏ ở nhà: Yêu cầu trẻ đọc diễn cảm bài thơ mới được làm quen, với những bài thơ trẻ đã đọc thuộc, đọc diễn cảm và hiểu được nội dung các bậc phụ huynh sẽ cho trẻ vẽ tranh theo sự ghi 1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp đã được áp dụng tại lớp và hoạt động làm quen văn học của lớp đã được cải thiện đáng kể. Các biện pháp trên cũng có thể áp dụng cho các lớp có cùng độ tuổi và điều kiện để nâng cao hoạt động làm quen văn học tại cơ sở. 1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Bản thân luôn học hỏi, đúc kết, rút kinh nghiệm để tìm ra các biện pháp áp dụng vào giảng dạy sáng tạo và phù hợp với lứa tuổi và tình hình thực tế ở lớp; tích cực tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn do phòng, nhà trường tổ chức; thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân - Môi trường lớp học phải khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, cơ sở vật chất đầy đủ an toàn, lành mạnh, tạo cho trẻ luôn có cảm giác hứng thú đi học. Trẻ đi học chuyên cần cao luôn đảm bảo quá trình dạy và học của cô và trò không bị gián đoạn. - Tuyên truyền tới phụ huynh tầm quan trọng của thơ ca đến sự phát triển về nhận thức, đạo đức, thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng đồng hành với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại: Qua thực hiện một số biện pháp trên tôi đã thu được kết quả như sau: * Về phía trẻ: - Trẻ tham hoạt động tự nhiên, thoải mái và rất sáng tạo. - Trẻ đọc thơ diễn cảm, mở rộng vốn từ, sử dụng câu rõ ràng mạch lạc, bước đầu đã biết sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật. - Trẻ tiếp thu bài nhanh, nhớ lâu. - Trẻ giao tiếp mạnh dạn tự tin. - Có ý thức học tập cao * Về bản thân: - Bản thân tôi có được những kiến thức kinh nghiệm rèn trẻ các kĩ năng đọc thơ diễn cảm, kĩ năng sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ, nâng cao được nghệ thuật giảng dạy, các hình thức sử dụng trong hoạt động đa dạng, phong phú thu hút được trẻ. - Nhận được sự tin tưởng của đông đảo phụ huynh và chị em đồng nghiệp * Đối với phụ huynh: - Nhận thức sâu sắc được việc phối kết hợp cùng cô giáo trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Có trách nhiệm cao trong việc rèn các kĩ năng đọc thơ diễn cảm, kĩ năng cảm thụ văn học 2. Những thông tin cần được bảo mật: Không 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu - nếu có: TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc_tot_mon_lam_quen.docx