SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt lĩnh vực Âm nhạc

Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.Trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc. Trẻ hiểu âm nhạc, nắm được một số kĩ năng cơ bản, thường xuyên ca hát, vận động theo nhạc không những phastv triển tích cực, sáng tạo mà có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng khiếu của trẻ. Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi với những âm sắc réo rắt, tiết tấu sôi nổi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi… Bài hát êm dịu, trầm lắng sẽ đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng có khi cảm giác lại buồn…..Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc, giáo viên phải có khả năng âm nhạc, kiến thức âm nhạc.Bên cạnh đógiáo viên cũng cần phải hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ trong mới quan hyệ với âm nhạc, đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ… để có phương pháp dạy thích hợp. Đặc biệt giáo viên phải biết truyền đạt, biết thể hiện âm nhạc hấp dẫn và phù hợp với trẻ. Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ, học tập và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được.
doc 24 trang skmamnon 08/01/2025 590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt lĩnh vực Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt lĩnh vực Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt lĩnh vực Âm nhạc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI HỌC TÔT LĨNH VỰC ÂM 
 NHẠC 
 SƠ YẾU LÝ LỊCH
 Họ và tên : Quách Thị Thanh Huyền
 Ngày sinh : ngày 09 tháng 11 năm 1979 
 Năm vào ngành : Tháng 11 năm 1999
 Chức vụ : Giáo viên 
 Đơn vị công tác : Trường Mầm Non Cam Thượng
 Trình độ chuyên môn : Đại học 2. Lý do về mặt thực tiễn:
 Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện tạo nên sự hình thành và 
phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
 Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ ngoài ra nó 
còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.Trẻ có khả năng trải 
nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc. Trẻ hiểu âm nhạc, 
nắm được một số kĩ năng cơ bản, thường xuyên ca hát, vận động theo nhạc không những 
phastv triển tích cực, sáng tạo mà có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng khiếu 
của trẻ. Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng 
những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với 
những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu 
rắn rỏi với những âm sắc réo rắt, tiết tấu sôi nổi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, 
hào hứng phấn khởi Bài hát êm dịu, trầm lắng sẽ đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng, sâu 
lắng có khi cảm giác lại buồn..Muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc, giáo viên 
phải có khả năng âm nhạc, kiến thức âm nhạc.Bên cạnh đógiáo viên cũng cần phải hiểu 
đặc điểm tâm sinh lí của trẻ trong mới quan hyệ với âm nhạc, đặc điểm cơ quan phát âm 
của trẻ để có phương pháp dạy thích hợp. Đặc biệt giáo viên phải biết truyền đạt, biết 
thể hiện âm nhạc hấp dẫn và phù hợp với trẻ. Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn 
mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không 
ngừng suy nghĩ, học tập và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi 
trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần 
nào ý nguyện của mình đã thực hiện được.
III. Đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi. 
 - Thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 9/2019 đến tháng 6/2020.
- Phạm vi nghiên cứu: Tại lớp Mẫu giáo 4 tuổi B2 Trường Mầm non Cam Thượng 
- Sĩ số: 30 trẻ
 2, Địa bàn nghiên cứu: 
Các cháu lớp mẫu giáo nhỡ trường mầm non Cam Thượng- Ba Vì- Hà Nội
* Đặc điểm tình hình lớp:
 Năm học 2019 - 2020 lớp tôi có 30 cháu và 2 cô là:
 + Giáo viên 1: Quách Thị Thanh Huyền
 +Giáo viên 2: Nguyễn Thị Minh Trang
* Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
 a. Thuận lợi:
 Trẻ được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của nhà trường, giúp trẻ được thể 
hiện và nâng cao tính tự tin. Những hoạt động này vô cùng ý nghĩa với trẻ, nó giúp trẻ có 
cơ hội rèn luyện và thỏa sức thể hiện, vì thế mà trong các tiết học trẻ mạnh dạn và nhiệt 
tình hơn. 1. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
Nghiên cứu: “ Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn âm nhạc”. 
2.Biện pháp nghiên cứu: 
 Quan điểm , mục đích của hướng đổi mới là để có một tiết học sôi nổi và hào hứng 
ngay từ đầu thì giáo viên là người hướng dẫn, phải luyện đàn, luyện giọng hát để giúp trẻ 
cảm thụ âm nhạc một cách tốt nhất, tạo cơ hội để trẻ hoạt động vui chơi, tìm tòi, khám 
phá để giúp trẻ có hứng thú và tham gia học tốt môn âm nhạc, bản thân tôi để nghiên cứu 
đề tài này tôi đã sử dụng các biện pháp sau: 
*Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập 
*Biện pháp 2 :Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt 
* Biện pháp 3:Đưa ứng dụng CNTT vào các tiết học 
* Biện pháp 4 :Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng 
* Biện pháp 5:Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ 
* Biện pháp 6 :Kết hợp âm nhạc với các môn học khác 
* Biện pháp 7 :Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng cho trẻ
 * Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập: 
 Âm nhạc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần thế nhưng không 
phải lúc nào trẻ cũng được sống và đắm chìm trong môi trường âm nhạc. Ở địa phương nơi 
tôi công tác là một vùng nông thôn nơi các gia đình đa số làm nông nghiệp nên việc tạo 
cho trẻ tiếp cận với âm nhạc còn rất hạn chế vì vậy để giúp trẻ học và cảm thụ âm nhạc tốt 
nhất chính là trường mầm non và giáo viên mầm non là người tạo ra môi trường âm nhạc 
ngay xung quanh trẻ, giúp trẻ hình thành các biểu tượng âm nhạc, khơi dậy lòng ham thích 
âm nhạc.
 Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có 
thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các 
trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tôi luôn chú ý 
tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắp xếp các 
dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ. 
 Về thiết bị đồ dùng dạy học, ngoài thiết bị của giáo viên: Băng đài, đĩa nhạc,tôi 
còn trang bị cho trẻ các nguồn âm thanh khác nhau như: Các loại lon, thùng thiếc, thùng 
giấy chứa đậu, hột hạt, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, phách tre, chén bằng sành để tạo 
điều kiện phát triển tai nghe chính xác, cảm thụ âm nhạc được đồng bộ. Tôi còn tận dụng 
giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ lớn, để làm ra những chiếc mũ, 
áo...phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảy múa tự do. - Cô dạy trẻ hát nâng cao để tạo sự hứng khởi cho trẻ : Hát nối tiếp, hát nhanh, hát 
chậm, hát to, hát nhỏ theo yêu cầu của cô với điều kiện trẻ phải thuộc bài hát.
 b,Tổ chức các hoạt động vận động theo nhạc: Vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu
 ( nhanh, chậm, kết hợp), vận động minh họa, múa.
 + Ví dụ: Ở chủ đề động vật dạy vận động minh họa bài hát “Đố bạn” cô dùng các 
câu đố về các loại động vật, sử dụng mũ minh họa của các con vật được nhắc tới trong 
bài hát cho trẻ đội, dưới hình thức tổ chức một cuộc thi để trẻ được thể hiện.
 -Dạy vân động minh họa bài “ Đố bạn” Cô cho trẻ chia nhóm và trẻ tự sáng tác 
động tác minh họa. Sau khi trẻ chia nhóm sáng tác động tác minh họa thì cô đi đến từng 
nhóm xem trẻ sáng tác động tác gì và nhận xét nhóm đó , cô cho từng nhóm lên biểu 
diễn, nhóm còn lại nhận xét về các nhóm ( ảnh 2)
 -Khi tổ chức một hoạt động vận động minh họa như vậy thì sẽ giúp trẻ thực hiện 
tốt hoạt động vận động minh họa của mình, trẻ hoạt động không bị áp đặt để phát huy 
năng lực bản thân. Trẻ được trao đổi, nhận xét để trở nên năng động hơn. Chính vì vậy 
trong vân động minh họa bài “ Đố bạn” trẻ được tự do thể hiện nhiều cách khác nhau, 
không nhất thiết yêu cầu mọi trẻ vận động giống nhau hoặc khi trẻ đã thuộc bài hát, cô 
giáo cho trẻ vận động minh họa, bỏ qua các bước dạy hát không cần thiết
 + Ví dụ: Dạy trẻ vận động vỗ tay theo nhịp: Cô giới thiệu tên vận động và làm 
mẫu cho trẻ. Cho trẻ vôc tay theo nhịp từ đầu cho đến hết bài hát 2-3 lần ( không nhạc), 
sau đó cho trẻ vỗ tay theo nhịp từ đầu đến hết bài hát 2-3 lần( có nhạc). Cho trẻ sử dụng 
nhạc cụ âm nhạc: phách tre, xắc xô, 
 - Cho trẻ giậm chân hoặc lắc hông theo nhịp bài hát, hình thức này có thể thay đổi đội 
hình cho trẻ
c, Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm.
 + Ví dụ: Tổ chức vận động minh họa là trọng tâm thì có thể cho trẻ làm quen với cô bộ 
đội khi mở đầu để giới thiệu về vận động minh họa theo bài hát: “Chú bộ đội” ( ảnh 3)
 +Ví dụ: Phương pháp dạy hoạt động âm nhạc nội dung trọng tâm là nghe hát thì nội 
dung kết hợp là : Vận động theo nhạc hoặc trò chơi âm nhạc, cô có thể cho trẻ nghe dưới 
nhiều hình thức khác nhau như: Nghe cô đàn, hát cùng điệu bộ, cử chỉ minh họa, hay cô 
diễn rối, cô cho nghe giai điệu hoặc la theo giai điệu bài hát để trẻ cảm nhận ,cho trẻ xem 
video, nghe đàiTrẻ rất thích được “ xem” cô hát cho nên khi hát cho trẻ nghe cô chú ý 
sắp xếp cho tất cả trẻ được “xem” cô hát. Khi hát cô phải hát thật chính xác, tự nhiên, 
diễn cảm, thể hiện đúng phong cách, nội dung bài hát. Có thể hóa trang theo nội dung bài 
hát
 + Ví dụ : Cô hát cho trẻ nghe bài: “Ngồi tựa mạn thuyền”dân ca quan họ Bắc 
Ninh
 -Cô mặc trang phục áo tứ thân theo đúng giai điệu bài hát để tạo sự hứng thú cho 
trẻ khi nghe cô hát.( ảnh 4)
d,Tổ chức biểu diễn có thể sử dụng nhiều hình thức như: Múa, hát, hát nối tiếp: * Biện pháp 5: Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ: ( ảnh 7)
 - Để tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt, tôi dùng các trang phục 
làm từ ruy băng, giấy màu các loại, trang kim,xốp các màu, phế liệuCô và trẻ cùng 
nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được mặc bộ quần 
áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc.
 - Rèn nề nếp kỹ năng cho trẻ: Qua các tiết học và hoạt động, tôi rèn cho trẻ biết 
thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn khi lên biểu 
diễn. 
 - Tìm cách vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ.
 + Ví dụ: Khi dạy với đề tài: “Gà trống thổi kèn”, tôi hóa trang và đóng chú gà 
trống đang thổi kèn để gây sự hứng thú cho trẻ. 
 * Biện pháp 6: Kết hợp âm nhạc với các môn học khác và hoạt động âm nhạc trong 
ngày lễ, ngày hội 
 - Ngoài giờ học âm nhạc. Tôi thường xuyên chú ý lồng ghép âm nhạc vào các môn 
học khác như: Văn học, tạo hình, khám phá khoa học, trước giờ học buổi sáng, trong giờ 
ăn trưa, trước giờ đi ngủ, tổ chức văn nghệ trong ngày lễ hội,  với các bài phù hợp để 
trẻ được ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi, mặt khác có sự tham gia của âm nhạc cũng làm cho 
các giờ học này cũng trở nên phong phú sinh động hơn.
 +Ví dụ: giờ tạo hình: Vẽ những bông hoa, cô và trẻ sẽ cùng hát và vận động theo 
nhạc bài hát “Màu hoa”.
 + Ví dụ: Trong giờ làm quem với văn học, cô giáo cho trẻ đọc bài thơ “ Hạt gạo 
làng ta”, sau khi trẻ đọc xong cô cho trẻ hát bài “ Hạt gạo làng ta”.
- Ví dụ : Cho trẻ khám phá về “Một số loài hoa” Cô cho trẻ nghe bài: “ Đi cấy” đặt lời 
mới có tên là bài “ Hoa trong vườn” nhằm mục đích cho trẻ tiếp xúc với làn điệu dân ca, 
vừa mang ý nghĩa giáo dục đạo đức.
 +Ví dụ: Giờ đón trẻ buổi sáng là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến 
trường vì các cháu chưa tự giác, tự túc đi học, trẻ dời xa vòng tay âu yếm của bố mẹ để 
đến trường với cô giáo, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn đối với trẻ. Cho nên 
cô tuyển chọn một số bài hát quen thuộc cho trẻ nghe như: Bài “ Em đi mẫu giáo” 
“Trường chúng cháu là trường mầm non” “ Vui đến trường” “Lời chào buổi sáng”,...Cho 
trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như trên, ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ 
làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ hoc hát. Đây là một phương pháp tiếp 
xúc cần thiết, chuẩn xác bởi vì học nhạc chỉ bằng sự truyền đạt của cô giáo sẽ dẫn tới đơn 
điệu thậm chí sai lệch.
 +Ví dụ: Vào giờ trẻ ăn, cho trẻ nghe hoặc hát bài “ Mời bạn ăn”. Khi trẻ được hát hoặc 
nghe bài hát này giúp giáo dục lễ giáo cho trẻ , qua lời bài hát thay lời mời và động viên 
nhau ăn hết xuất
 + Ví dụ: Trước giờ đi ngủ là thời điểm thích hợp cho trẻ nghe từ hát có tính chất 
nhắc nhở đến những bài hát ru: “ Ru con”, “ Khúc hát ru của người mẹ trẻ”, “ Hát 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc_tot_linh_vuc_am.doc