SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt làm quen với Toán
Việc cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với toán là một trong những hoạt động rất quan trọng của trẻ ở trường mầm non là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện một cách tốt nhất. Trong đó dạy trẻ làm quen với toán về tập hợp và số lượng giúp trẻ có những hiểu biết về thế giới xung quanh, các mối quan hệ về tập hợp và số lượng, về hình dạng, kích thước, khả năng định hướng không gian góp phần tạo điều kiện hình thành những tư duy toán học sơ đẳng, phát triển nhận thức, phát triển trí tuệ, là nền móng vững chắc vào việc hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với toán ngay từ lứa tuổi mầm non là một cơ hội tốt để giúp trẻ sớm hình thành và phát triển năng lực, trí tuệ, suy luận loogic, suy luận đối lập các phương pháp tư duy sáng tạo và ngôn ngữ đồng thời bồi dưỡng và phát triển các khả năng của trẻ về sự chú ý, ghi nhớ có chủ định, óc tưởng tượng...góp phần hình thành trí tuệ cho trẻ. Nếu chúng ta không hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng ban đầu cho trẻ ngay những ngày đầu ở tuổi mẫu giáo thì sau này trẻ rất khó khăn trong việc học toán ở các bậc học tiếp theo.
Thực chất quá trình dạy trẻ làm quen với toán là quá trình hình thành trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm, về kích thước, hình dạng, khả năng định hướng trong không gian, các biểu tượng về thời gian và mối quan hệ giữa các đại lượng dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học ở trường mầm non.
Thực chất quá trình dạy trẻ làm quen với toán là quá trình hình thành trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm, về kích thước, hình dạng, khả năng định hướng trong không gian, các biểu tượng về thời gian và mối quan hệ giữa các đại lượng dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học ở trường mầm non.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt làm quen với Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt làm quen với Toán
2 | 16 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO c HỌN ĐỀ TÀI Hoạt động làm quen với toán là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non nhằm cung cấp những kiến thức sơ đẳng ban đầu cho trẻ. Trẻ làm quen với biểu tượng toán từ nhỏ rất thuận lợi. Bởi lẽ trẻ càng nhỏ khả năng lưu trữ thông tin dễ dàng hơn, đây là lợi thế vượt trội của trẻ. Tuy nhiên không phải tất cả trẻ đều hào hứng khi học toán.. Đối với trẻ mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo vì vậy cho trẻ làm quen với toán tốt nhất là thông qua các hoạt động như: Hoạt động vui chơi, khám phá trải nghiệm. Vì vậy cần tạo cơ hội cho trẻ học toán qua các hoạt động gần gũi, bình thường hằng ngày trong cuộc sống của trẻ. Làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc rất cần thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi, quan sát, so sánh... thông qua hoạt động với toán giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu như: Nhận biết con số, số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức về toán những giai đoạn tiếp theo. Trước tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán trong trường mầm non, hiện nay giáo viên đã quan tâm và chú trọng đến việc hình thành những biểu tượng toán cho trẻ nhất là trẻ 4-5 tuổi. Tại trường mầm non chúng tôi vấn đề này rất được quan tâm, đã có những kết quả tốt như trẻ yêu thích toán, tư duy nhanh tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục như: Một số giáo viên khả năng tổ chức cho trẻ làm quen với toán chưa hấp dẫn đối với trẻ,các hoạt động còn đơn điệu chưa chú ý đến khả năng phát triển của trẻ, không gây hứng thú, không kích thích tính tò mò cho trẻ. Một số trẻ không yêu thích, tích cực tham gia hoạt độnglàm quen với toán, mức độ nhận thức của các cháu chưa đồng đều. Với tầm quan trọng như vậy nên bản thân tôi đã đề cập tới vấn đề: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt làm quen với toán” II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỜI GIAN NGHIÊ N CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi 2. Pham vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: L ớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1 3. Thời gian nghiên cứu. - Thời gian từ tháng 9 năm 2020 - tháng 3 năm 2021. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊ N CỨU. Qua đề tài giúp: - Giúp cho giáo viên có được những phương pháp mới, sáng tạo, linh hoạt trong tiết dạy toán cho trẻ 4 -5 tuổi. - Chỉ ra được thực trạng hoạt động làm quen với toán tại trường mầm non và 4 | 16 nhiều đồ dùng, đồ chơi đa dạng phong phú về chủng loại về màu sắc... kích thích sự hứng thú, tích cực cho trẻ hoạt động. 2. c ơ sở thực tiễn. Thực tế với sự đổi mới hiện nay yêu cầu cho trẻ làm quen với toán cần đảm bảo mục tiêu từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo tính logic, phù hợp năng lực theo độ tuổi, nhu cầu, mong muốn của trẻ, từ cái chung đến cái riêng, tính hiện đại và hữu ích, nội dung giáo dục vừa giữ được giá trị của môn học còn giúp trẻ hiểu được các thuật ngữ toán phù hợp với độ tuổi như: Tên gọi các con số, các hình học, đặc điểm các phần của chính (góc, cạnh, các mặt của hình... )Việc lựa chọn nội dung hoạt động làm quen với toán sao cho phù hợp với độ tuổi, với khả năng, nhu cầu hứng thú của trẻ phong phú về hình thức và căn cứ vào khả năng của giáo viên, của trẻ, điều kiện của lớp để tổ chức cho trẻ làm quen với toán. Qua quá trình dạy trẻ làm quen với toán, tôi nhận thấy trẻ chưa thực sự hào hứng, sự chú ý đến các hoạt động toán chưa cao, một số giáo viên còn hạn chế khi sử dụng những biện pháp nhằm khơi gợi, kích thích trẻ sáng tạo, hình thức tổ chức còn đơn điệu, gò bó, còn áp đặt trẻ theo khuôn mẫu, chưa chú ý đến hình thức tổ chức, đôi khi còn mang tính chất ôm đồm, tích hợp nội dung chưa phong phú,chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để làm giàu các biểu tượng cho trẻ, còn áp đặt, vì vậy trẻ chưa hứng thú trong giờ học. Bản thân tôi được phụ trách lớp 4T - B1, tôi thấy thực tế các bé trong lớp tôi đã được làm quen với toán ngay từ lứa tuổi nhà trẻ. Nhưng hầu hết các trẻ trong lớp tôi đều chưa nhận thức đồng đều, trẻ còn rụt rè trong giờ học, khi học còn lúng túng trả lời ngập ngùng. Vì vây tôi mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt và nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với toán, tôi đã không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình, tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ chính vì điều đó trong năm học này tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học tốt làm quen với toán” 3- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi * Nhà trường: - L à trường đạt chuẩn quốc gia, địa điểm trường nằm ngay trung tâm khu dân cư thuận lợi cho việc trao đổi với phụ huynh khi đón, trả trẻ. - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Phòng Giáo dục đã tổ chức nhiều chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên - Đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ 6 | 16 chưa mạnh dạn, chưa tự tin khi trả lời các câu hỏi, và khi tham gia các hoạt động - Khả năng tập chung của trẻ còn chưa cao. * Phụ huynh: - Đa số phụ huynh làm nông nghiệp nên chưa thực sự quan tâm đên việc chăm sóc, dạy trẻ ở nhà. 4-SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN Căn cứ vào kê hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020- 2021 của trường, nhằm đánh giá được hiệu quả thực tê tôi đã tiên hành khảo sát phân loại để nắm bắt tình hình chât lượng của lớp, tôi tiên hành khảo sát trẻ trước khi thực hiện đê tài thể hiện qua số liệu sau : Khả năng hiểu biêt của trẻ như sau: Tổng số trẻ điêu tra là 28 trẻ. Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ STT Nội dung khảo sát Đạt (%) đạt (%) Trẻ hứng thú tham gia hoạt động làm 1 11 39,2 17 61 quen với toán Kỹ năng nhận biêt số lượng và so sánh 2 9 32 19 68 3 Kỹ năng vận dụng vào thực tê 10 36 18 64,2 4 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc 8 28,5 20 71,4 Qua khảo sát, tôi thây khả năng nhận biêt của trẻ chưa đông đêu, nhiêu trẻ chưa có mạnh dạn tự tin khi học toán. Vậy để nâng cao chât lượng tôi động viên kịp thời để trẻ bạo dạn, thể hiện, tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. Từ việc khảo sát trên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra được các biện pháp hiệu quả cho trẻ trong trườngnhư sau: Biện pháp 1: C huẩn b ị tốt đồ dùng sáng tạo để tổ chức hoạt động a. Đồ dùng của cô Đặc điểm tư duy của trẻ là tư duy trực quan vì vậy đô dùng, đô chơi phục vụ giảng dạy là rât cần thiêt, đô dùng, đô chơi là chiêc cầu nối giữa trẻ và hoạt động nhận thức.Cho trẻ hoạt động với đô dùng, đô chơi là cách thức giúp trẻ lĩnh hội kiên thức và kinh nghiệm sống. Tiêt học không thể đạt kêt qua cao nêu như đô dùng giảng dạy không phong phú, đầy đủ. Do đó việc lựa chọn đô dùng giáo cụ phù hợp với tiết dạy là vô cùng quan trọng. Muốn dạy một giờ học đạt kết qua cao thi khâu chuẩn bị chiếm 50%. Đồ dùng trực quan cũng như những đồ dùng để phục vụ cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán phải đẹp, an toàn, để sử dụng, sinh 8 | 16 Hình ảnh 3: Trẻ xếp hình vuông, chữ nhật b ằng que tính , ống hút Các đồ dùng trên không chỉ sử dụng trong hoạt động làm quen với toán “Tách gộp trong phạm vi 4 và 5, dạy trẻ so sánh chiều cao của 2 đối tượng, dạy trẻ so sánh chiều dài của 3 đối tượng” mà còn sử dụng trong các hoạt động làm quen với toán khác như: “Nhận biết, tạo nhóm, thêm bớt trong phạm vi 3, 4, 5, tách gộp trong phạm vi 3, 5, sắp xếp theo quy tắc 1 - 1, 2 ~ 1, 1.” hay các hoạt động khác như hoạt động khám phá, hoạt động tạo hình, hoạt động góc... Qua các hoạt động sử dụng các đồ dùng sáng tạo tôi nhận thấy trẻ hứng thú tham gia hoạt động, tiết học sinh động. Như vậy đồ dùng đồ chơi áng tạo để tổ chức hoạt động làm quen với toán giúp trẻ nhận thức ngay được với những hoạt động mà trẻ sẽ thực hiện và giúp trẻ hứng thú và hoạt động tích cực,tạo điều kiện dạy trẻ, kỹ năng chơi với các trò chơi với toán và kỹ năng tập hợp và số lượng, về kích thước, kỹ năng về hình dạng, kỹ năng về định hướng không gian tạo điều kiện cho trẻ làm quen với kỹ năng học toán ở Mọi lúc mọi nơi. Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học Hiện nay, ứng dụng công nhệ thông tin vào dạy học ở trường mầm non rất phổ biến, rộng rãi. Công nghệ thông tin giúp hạn chế, giảm tải sự vất vả của giáo viên trong việc làm đồ dùng đồ chơi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Thực tế tôi cũng thường xuyên áp dụng và đã đạt nhiều hiệu quả trong tất cả các hoạt động trong đó có cả hoạt động làm quen với toán. Để nâng cao chất lượng dạy học tôi thường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, thu hút sự chú ý của trẻ, nhằm tăng cường tài liệu phong phú, tôi thường xuyên sưu tầm hình ảnh trên mạng để dạy trẻ. Ví dụ: Bài so sánh chiều cao của 3 đối tượng tôi cho trẻ quan sát trên máy vi tính trong chương trình powerpoint sau đó hướng dẫn trẻ sử dụng chuột tìm và so sánh các đối tượngtheo yêu cầu của cô trên màn hình máy vi tính, qua đó trẻ rất thích và tiếp thu bài tốt hơn. Hình ảnh 4: Trẻ được thực hành trên máy tính Ngoài ra tôi đã tự thiết kế một số trò chơi ở dạng trắc nghiệm đúng sai và sử dụng để ôn luyện các kiến thức đã học cho trẻ, đó là các trò chơi: + Sắp xếp bút chì vào hộp theo thứ tự từ ngắn nhất đến dài nhất (chủ đề trường mầm non) + Sắp xếp các ngôi nhà theo thứ tự từ 1 đến 4 (chủ đề gia đình) + Sắp xếp các cây theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất (chủ đề thực vật) + Trò chơi ôn luyện kỹ năng đếm và làm quen chữ số (số 5 chủ đề thực vật) Đối với các tiết học định hướng về không gian trong phần ôn và phần luyện tôi cho trẻ chơi các trò chơi như: "Truy tìm hạt mứt, Đồng hồ cát"... Các tiết học về hình, kích c ỡ 10 | 16 * Lựa chọn nội dung, sắp xếp nội dung vào các chủ đề: Như chúng ta biết làm quen với toán luôn đòi hỏi mức độ chính xác cao và có tính phát triển từ cao đến thấp, từ đơn giản đến phức tạp vậy nên việc suy nghĩ cân nhắc, lựa chọn làm sao để phù hợp với khả năng của trẻ lớp mình, cũng như phù hợp với từng giai đoạn, từng chủ đề là rất quan trọng. Ví dụ: Chủ đề bản thân có 4 chủ đề con tôi lựa chọn 4 dề tài phù hợp với chủ đề như sau để dạy trẻ: - Dạy trẻ xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng có sự định hướng. - Dạy trẻ xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đổi tượng khác có sự định hướng. - Dạy trẻ phân biệt phía phải, phía trái của bản thân trẻ - Dạy trẻ phân biệt phía trước, phía sau, phía trên - dưới của bản thân trẻ Cứ như vậy tùy từng giai đoạn, theo chương trình giáo dục và đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ và các chủ đề con tôi chọn đề tài phù hợp để làm sao không cao cũng không thấp quá so với sự phát triển và khả năng của trẻ lớp tôi. * Lựa chọn hình thức tổ chức và sử dụng câu hỏi: Không những lựa chọn nội dung mà để tiết dạy thành công thì lựa chọn hình thức tổ chức tiết học là một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết để giúp trẻ nắm vững kiến thức và biết được trẻ hiểu bài đến đâu, cũng là cách giúp trẻ lưu tâm vì vậy tôi chọn các hình thức như: Học theo nhóm, học theo tổ 2 bạn ngồi dối diện cùng nhau học, cùng nhau trao đổi kiến thức và sửa sai cho nhau để trẻ được thực hành, trải nghiệm trên đồ vật, đồ chơi nhiều hơn. Hình thức học nhóm đối với trẻ là một trong những cách học mang lại hiệu quả cao nhất bởi khi học nhóm trẻ sẽ không còn nhút nhát và luôn biết cách cùng bạn trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ mà cô giao. Vì vậy trong giờ học toán tôi thường hay tổ chức cho trẻ học theo nhóm bằng cách chia ra các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm và yêu cầu hoàn thành công việc sau một khoảng thời gian nhất định để trẻ tự khám phá, trải nghiệm nhằm xác định sự hiểu biết của mình sau đó tôi mới hỏi kết quả của từng nhóm và có sự động viên kịp thời để các nhóm luôn có sự thi đua. Cho trẻ liên hệ thực tế: Ở các tiết dạy, để khắc sâu kiến thức cho trẻ, tôi thường cho trẻ tìm các đồ dùng đồ chơi trong lớp, trong thực tế có liên quan đến bài học.Trong quá trình trẻ học nhóm tôi luôn quan sát các hoạt động của nhóm để thấy được khả năng nhận thức của trẻ qua đó với hình thức học nhóm tạo cho trẻ được thoải mái, tự do khám phá, tự mình nêu lên các ý tưởng để cùng các bạn thảo luận và tìm ra kết quả tốt nhất cho nhóm của mình. Tuy nhiên trong một tiết toán thì ngoài việc lựa chọn hình thức thì câu hỏi
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc_tot_lam_quen_voi.docx
- SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt làm quen với toán.pdf