SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động vẽ nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động tạo hình

Thông qua hoạt động này giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, kích thước, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng, hình thành khả năng tư duy, phát triển cảm xúc, tình cảm, nhân cách, trí tưởng tượng, sự khéo léo của đôi bàn tay, tính kiên trì... Quá trình đó làm phát triển tính sáng tạo và ham muốn tạo ra cái đẹp, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp, sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đối với từng nhóm lớp, những sản phẩm trẻ tạo ra tuy rất đơn giản nhưng lại hàm chứa sự ngộ nghĩnh và sinh động trong việc tổ chức hoạt động tạo hình đã mang lại hiệu quả tốt vào việc phát triển nhân cách trẻ.
Là giáo viên trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ nói chung và hoạt động vẽ nói riêng. Song trong thực tế việc tổ chức hoạt động tạo hình chưa được như mong muốn, hiệu quả của việc tổ chức hoạt động chưa cao.Tôi nhận thấy bản thân cần phải học hỏi, nghiên cứu tài liệu để có những biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình đạt kết quả cao hơn. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động vẽ ”nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động tạo hình.
docx 11 trang skmamnon 15/11/2024 410
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động vẽ nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động vẽ nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động tạo hình

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động vẽ nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động tạo hình
 3 Trẻ tự đặt tên cho sản phẩm tạo 5 18 7 24 8 29 8 29
 hình.
 4 Trẻ nhận xét sản phẩm tạo hình. 3 11 4 14 11 39 10 36
 2.1. Thuận lợi
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao quan tâm bồi dưỡng chuyên môn 
 nghiệp vụ cho giáo viên. Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp theo 
 hướng mở, có đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị, học liệu..để tổ chức các hoạt động tạo hình.
 - Có đội ngũ đồng nghiệp nhiệt tình, trình độ chuyên môn tốt luôn tạo điều kiện 
 để học hỏi lẫn nhau trong công tác
 - Bản thân tôi cũng là một giáo viên trẻ, có lòng yêu nghề, tận tình chăm sóc trẻ, 
 có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt tôi cũng rất 
 yêu thích.
 - Đa số trẻ đã được học theo đúng độ tuổi, bước đầu biết phối hợp cùng cô trong 
 các hoạt động.
 2.2. Khó khăn
 - Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn
 - 1/3 số trẻ mới đi học chưa qua lớp 3 tuổi nên kỹ năng cầm bút, tô vẽ chưa có. 
 Trẻ còn nhút nhát chưa tích cực hoạt động.
 - Chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình.
 - Chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ.
 - Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm còn chưa rõ, chưa diễn tả được ý 
 hiểu của mình đối với người khác.
 - Phụ huynh còn chưa quan tâm, tạo điều kiện cho trẻ
 2.3. Nguyên nhân
 - Do trường lớp xây dựng lâu năm cơ sở hạ tầng, phòng lớp không đủ điều kiện 
 để đáp ứng cho không gian hoạt động cho trẻ
 - Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tạo hình của trẻ không đồng đều. 
 Một số trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình song vẫn còn rất nhiều trẻ 
 kỹ năng cầm bút, cách vẽ, cách tạo ra sản phẩm còn yếu, bài tạo hình chưa sáng tạo, 
 chưa biết cách sắp xếp bố cục bức tranh, chưa biết phối hợp các mảng màu, và chưa biết 
 nhận xét sản phẩm.
 - Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý và kiên trì trong 
 việc dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ, còn áp đặt và chưa chú trọng vào việc phát huy tính 
 tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.
 - Một bộ phận các bậc phụ huynh còn xem nhẹ tầm quan trọng của bộ môn chưa 
quan tâm nhiều đến việc tạo điều kiện cho con phát triển năng kiếu thẩm mĩ
 Từ những tình hình và số liệu trên cho thấy kỹ năng vẽ tạo hình theo mẫucủa trẻ là 
 2 trẻ như vậy sẽ làm cho trẻ tự tin tích cực hoạt động. Giáo viên chỉ đưa ra những chỉ dẫn 
khi thật cần thiết bởi khi tham gia vào hoạt động tạo hình trẻ hay đưa ra những câu hỏi về 
cách vẽ, cách sắp xếp bố cục như thế nào?
 VD: Trẻ hỏi: cô ơi! Con vẽ bông hoa như thế nào? Con vẽ ông mặt trời ở đâu?
Thông thường giáo viên sẽ chỉ đưa ra lời chỉ dẫn, hướng dẫn trẻ để giúp trẻ nhanh chóng 
hoàn thiện bài tạo hìnhcủa trẻ, nhưng để phát huy khả năng tư duy tích cực của trẻ giáo 
viên nên dưa ra những gợi mở như: Con thấy cánh hoa có hình gì? Ông mặt trời thường 
mọc ở đâu? Như vậy sẽ khơi gợi được cảm xúc thẩm mĩ và hứng thú cho trẻ.
 Luôn tạo nên bầu không khí vui tươi hào hứng, không đưa ra những lời nhận xét 
đánh giá có tính chất phê phán mà đưa ra những gợi ý, gợi mở để trẻ tự đánh giá, tìm tòi 
suy nghĩ diều chỉnh hoặc tìm ra những phương thức hoạt động mới phù hợp hơn với hoạt 
động tạo hình.
 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình từng chủ đề rèn luyện 
kỹ năng tạo hình cho trẻ.
 Phải nói rằng việc tự học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là việc 
làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp. Nhận thức được 
tầm quan trọng của việc tự học, tự bồi dưỡng, tôi luôn tích cực tham gia vào các buổi sinh 
hoạt chuyên môn do nhà trường tổ chức. Trong các buổi sinh hoạt đó tôi luôn tích cực 
trao đổi với đồng nghiệp, chú ý lắng nghe và tiếp thu những kinh nghiệm hay trong công 
tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Ngoài ra, tôi còn tham khảo những giáo án hay về lĩnh vực 
tạo hình của đồng nghiệp qua các kỳ thao giảng, hội thi giáo viên giỏi từ đó vận dụng vào 
thiết kế các bài giảng phù hợp với thực tế trẻ ở lớp tôi.
 Muốn nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình ở lớp mẫu giáo 4 tuổi, trước phải 
tìm hiểu nắm chắc nội dung chương trình của môn tạo hình, phân loại các tiết dạy như vẽ 
theo mẫu, hay vẽ theo đề tài, vẽ tự do. Tiết dạy đó có liên quan đến vần đề gì? mục đích 
của tiết dạy? Về kiến thức cung cấp cho trẻ cái gì? Về kỹ năng trẻ làm được cái gì? Cần 
giáo dục trẻ điều gì? Chuẩn bị những đồ dùng gì? Từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp 
cho tiết dạy đó.
 Với tiết dạy là vẽ theo mẫu tôi xác định nội dung trọng tâm là vẽ theo vật mẫu. Loại 
tiết này đối với trẻ 4 tuổi là khó, yêu cầu trẻ phải quan sát tỉ mỉ, chính xác tranh mẫu và 
khi thể hiện mặc dù có sự sáng tạo nhưng không được quá sai so với tranh mẫu của cô 
 4 Hoạt động cho trẻ làm quen với toán. Tôi tận dụng vở bé làm quen với biểu tượng 
để rèn kỹ năng tạo hình : Ví dụ : Cho trẻ vẽ trang trí hình vuông và hình chữ nhật... Hoặc 
vẽ quả còn thiếu vào cây sao cho đủ số lượng 4..
 Hoạt động khám phá khoa học : Ví dụ : Trò chuyện quan sát về phương tiện giao 
thông, trẻ có thể vẽ về phương tiện giao thông đường bộ, đưởng thủy, đường sắt..(thuyền 
trên biển, hoặc dán các toa tàu .Hoặc trò chuyện về người thân trong gia đình, trẻ vẽ về 
ông bà, bố mẹ, anh chị em.............................
 Hoạt động Ầm nhạc :Ví dụ dạy hát bài “Quả” trẻ vẽ về Các loại quả..
 * Lồng ghép hoạt động tạo hình thông qua các hoạt động ởmọi lúc mọi nơi :
 Trẻ đựợc làm quen với hoạt động tạo hình ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ được cảm 
nhận yêu thích cái đẹp trong môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội và luôn trau 
dồi kỹ năng tạo hình, rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo, kiên trì, ghi nhớ tưởng tượng có chủ 
định tạo tiền đề cho nhân cách trẻ phát triển toàn diện .
 Hoạt động ngoài trời: Đây là một hoạt động mà trẻ rất thích thú, nó tạo môi trường 
không gian cho trẻ được tự do sáng tạo và được trải nghiệm thực tế. Hoạt động này giúp 
trẻ quan sát, hiểu biết hơn về thế giới xung quanh, khi đi dạo chơi trẻ được nhìn, ngắm 
nghía vật thật, được sờ nắn, khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cô có thể chuẩn bị giấy, bút 
giáp màu, phấn,... để trẻ vẽ, định hướng cho trẻ vẽ theo chủ đề.
 Tôi tổ chức cho trẻ vẽ trực tiếp như sau: Cô cho trẻ dùng phấn vẽ
 6 phẩm của bạn và khuyến khích các cháu hoàn thành nhiệm vụ,động viên những trẻ yếu.
 Để bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ cần tăng cường những nội dung miêu tả mang tính 
trang trí: Dạy trẻ tích cực sử dụng các đường nét, các hình học, hình tự nhiên đơn giản để 
tạo các đường hoa văn, tập tạo nhịp khi xây dựng các bố cục trang trí theo hàng, đối xứng 
theo trục, đăng đối và không đối xứng.
 Trong khi nhận xét sản phẩm, cần lưu ý khen động viên trẻ là chính,biết khơi gợi 
cảm xúc và ý tưởng của trẻ,không nên trách phạt hoặc phê bình trẻ chưa thực hiện được 
yêu cầu của bài.
 Cô cùng tham gia nhận xét sản phẩm với trẻ, và khéo léo chỉ cho trẻ thấy những gì 
trẻ chưa làm tốt để những bài sau trẻ cố gắng hơn.
 Mặt khác tạo niềm phấn khởi cho trẻ, cô cho trẻ tự mang những sản phẩm củ a 
mình vào góc nghệ thuật để thỉnh thoảng trẻ ngắm nhìn sản phẩm của mình và của bạn .
 Khi sản phẩm của trẻ tạo ra nếu không được nhận xét, động viên khích lệ sôi nổi 
như vậy trẻ sẽ không hứng thú tham gia vào các hoạt động sau này .
 Do vậy là giáo viên Mầm non đòi hỏi cô giáo phải luôn tạo được sự hứng thú cho 
trẻ trong mọi hoạt động.
 5. Biện pháp 5: Tăng cường tiếp cận cá nhân trẻ yếu kém và có năng khiếu 
trong hoạt động vẽ tạo hình để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp.
 Ngoài việc giảng dạy trong giờ học, tôi còn thường xuyên chia đối tượng giỏi, khá, 
trung bình, yếu để tập luyện mọi lúc, mọi nơi.
 Ví dụ: Những trẻ yếu tôi thường hướng dẫn trẻ một cách kỹ hơn, cụ thể hơn. Đối 
với trẻ nhút nhát, tôi thường phối hợp với gia đình, động viên khuyến khích trẻ về nhà 
trước đối tượng tạo hình.
 Với việc giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà tìm hiểu trước vấn đề tạo hình sẽ tạo cho trẻ 
hứng thú và thói quen hàng ngày chia sẻ với bố mẹ những điều học ở trên lớp. Trước và 
sau mỗi hoạt động tạo hình thì tôi yêu cầu trẻ về nhà tìm hiểu trước bằng cách hỏi bố mẹ, 
xem ti vi... Lặp lại nhiều lần như vậy sẽ tạo thành thói quen tốt cho trẻ và là sự kết hợp 
giữa gia đình và nhà trường, với chính bản thân trẻ.. Vì thế tôi luôn thường xuyên trao đổi 
với phụ huynh để tình hiểu được tính cách của trẻ.
 Những trẻ khá, giỏi tôi luôn gợi ý đưa ra yêu cầu cao hơn để phát huy năng khiếu 
tạo hình của trẻ.
 Mặt khác ngoài việc theo dõi đánh giá trẻ cuối ngày trên kế hoạch giáo dục, tôi còn 
theo dõi đánh giá trẻ trên sổ tay với mục đích theo dõi dánh giá sự tiến bộ của trẻ qua mỗi 
hoạt động, từ đó nắm được điểm mạnh, điểm yếu để có kế hoạch bồi dưỡng thêm cho trẻ.
 6. Biện pháp 6 : Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh 
để thống nhất các nội dung dạy trẻ tạo hình
 Bên cạnh đó trước khi tiến hành các đề tài tạo hình tôi thường xuyên trao đổi, thông 
báo với phụ huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ ở tại gia đình về 
 8 với phụ huynh và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm.
 3. Đối với trẻ
Từ khi áp dụng các biện pháp trên, qua gần hết một năm thực hiện đề tài này tôi đã thu 
được kết quả đáng kể sau:
 STT Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát
 Đạt Không 
 đạt
 Tốt KI lá TB Yếu
 Số % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ%
 trẻ
 1 Trẻ có kỹ năng vẽ các nét 12 43 9 32 4 14 3 11
 thẳng, xiên, ngang,..
 2 Trẻ tạo ra các sản phẩm tạo 10 36 12 43 4 14 2 7
 hình theo ý thích.
 3 Trẻ tự đặt tên cho sản phẩm 20 71 7 26 1 3 0 0
 tạo hình.
 4 Trẻ nhận xét sản phẩm tạo 11 39 13 47 3 11 1 3
 hình.
 Qua bảng khảo sát trên ta thấy rằng số trẻ đạt mức độ tốt, khá ở các nội dung: Trẻ 
có kỹ năng vẽ các nét thẳng, xiên, ngang,..Trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích, 
trẻ tự đặt tên cho sản phẩm, trẻ có khả năng nhận xét sản phẩm của mình của bạn tăng lên 
cao, ngược lại trẻ đạt mức trung bình và yếu giảm xuống rõ rệt.
 Hương Mai, ngày 06 tháng 11 năm 2021
 Xác nhận của đơn vị Người thực hiện
 Đặng Thị Kim Thoa
 Nguyễn Thị Hảo
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc_tot_hoat_dong_ve.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động vẽ nhằm tìm ra những biện pháp, phương phá.pdf