SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non

Để đáp ứng được nhu cầu đó, đòi hỏi người giáo viên mầm non trong công tác giảng dạy luôn phải linh hoạt, sáng tạo gây được hứng thú cho trẻ và sử lý tốt các tình huống giáo dục trong các hoạt động, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Thế nhưng trong thực tế việc tổ chức hoạt động “Tạo hình” cho trẻ còn áp đặt trẻ, theo khuôn mẫu nên chưa phát huy tính sáng tạo của trẻ và sự linh hoạt của giáo viên.Trẻ còn nhút nhát, thụ động, chưa hứng thú với hoạt động tạo hình. Đặc biệt sau 2 năm học gián đoạn do tình hình dịch bệnh covid 19 mà khi trẻ trở lại trường hầu như kỹ năng tạo hình của trẻ kém, trẻ chưa mạnh dạn, tự tin để thể hiện tác phẩm tạo hình, chưa có sự sáng tạo trong sản phẩm, chưa biết nhận xét sản phẩm của mình cũng như của bạn. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu còn chưa phong phú, đồ dùng không có tính thẩm mỹ. Xuất phát từ những lý do nêu trên nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non”
docx 27 trang skmamnon 18/09/2024 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non
 2
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Như chúng ta đã biết tạo hình ở lứa tuổi mầm non là một trong những loại 
hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung 
chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Không như những môn học khác, 
tạo hình mang đến cho trẻ những cung bậc cảm xúc rõ nét bằng những ngôn ngữ 
riêng là đường nét, màu sắc, cấu trúc, tỷ lệ sắp xếp không giancùng với thời gian 
đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
 Thông qua tổ chức các hoạt động tạo hình giáo viên sẽ tạo cơ hội cho trẻ có 
những kỹ năng tạo bố cục, sử dụng gam màu, đường nét cách điệu. Không những 
thế hoạt động tạo hình có tác dụng phát triển toàn diện và là một phương tiện quan 
trọng để hình thành nhân cách cho trẻ. 
 Để đáp ứng được nhu cầu đó, đòi hỏi người giáo viên mầm non trong công 
tác giảng dạy luôn phải linh hoạt, sáng tạo gây được hứng thú cho trẻ và sử lý tốt 
các tình huống giáo dục trong các hoạt động, để góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục trẻ.
 Thế nhưng trong thực tế việc tổ chức hoạt động “Tạo hình” cho trẻ còn áp đặt 
trẻ, theo khuôn mẫu nên chưa phát huy tính sáng tạo của trẻ và sự linh hoạt của 
giáo viên.Trẻ còn nhút nhát, thụ động, chưa hứng thú với hoạt động tạo hình. Đặc 
biệt sau 2 năm học gián đoạn do tình hình dịch bệnh covid 19 mà khi trẻ trở lại 
trường hầu như kỹ năng tạo hình của trẻ kém, trẻ chưa mạnh dạn, tự tin để thể hiện 
tác phẩm tạo hình, chưa có sự sáng tạo trong sản phẩm, chưa biết nhận xét sản 
phẩm của mình cũng như của bạn. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu còn chưa phong 
phú, đồ dùng không có tính thẩm mỹ.
 Xuất phát từ những lý do nêu trên nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp 
giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non”
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Giúp trẻ học tốt hoạt động tạo hình.
 - Giúp trẻ hình thành các kỹ năng tạo hình, từ đó khiến cho trẻ hứng thú tham 
 gia hoạt động tạo hình để tạo ra nhiều sản phẩm tạo hình. 
 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng: 
 Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi
 2. Phạm vi nghiên cứu 
 Nghiên cứu tại lớp 4 tuổi B1 trường mầm non tôi công tác. 4
 Học tạo hình trong trường mầm non không nhằm mục đích là đào tạo 
trẻ, gò ép trẻ để tạo thành họa sỹ mà trẻ được học, được làm quen với hình 
ảnh, màu sắc, đường nét được quan sát, được gần gũi, được đưa vào trí nhớ 
của trẻ những hình ảnh đẹp ở xung quanh được tái tạo lại qua bàn tay của 
trẻ, được ngắm nhìn sản phẩm của mình, nhận xét sản phẩm của bạn. Trẻ dễ 
dàng cảm nhận được tình cảm của mình qua mỗi sản phẩm làm ra và hiểu 
được giá trị của nó. Thông qua đó mở ra cho trẻ cách nhìn nhận cái đẹp và 
yêu thích, tạo ra cái đẹp cho cuộc sống.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 
 1. Thuận lợi:
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ, bồi dưỡng cho giáo 
 viên, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn 
 theo nội dung chương trình mới.
 - Lớp học đầy đủ tiện nghi phục vụ tốt cho mọi hoạt động của cô và trẻ. 
 Trường được xây dựng khang trang, sạch đẹp thoáng mát về mùa hè, ấm về 
 mùa đông. Có khuôn viên sân cho trẻ hoạt động rộng rãi và đạt trường chuẩn 
 quốc gia.
 - Trẻ ngoan ngoãn và gần gũi với cô giáo, nhận thức của trẻ tiếp thu bài 
 tốt.
 - Bản thân luôn đề cao tinh thần học hỏi từ chị em đồng nghiệp, tìm tòi 
 học hỏi trên internet, sách báo tạp chí, ngoài ra tôi càn tận dụng những 
 nguồn vật liệu phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi 
 trẻ giúp trẻ tạo ra sản phẩm đẹp, sáng tạo.
 - Ban phụ huynh lớp quan tâm con em, nhiệt tình ủng hộ các cô đồ dùng 
 để phục vụ tiết học và phụ huynh rất yên tâm khi được gửi con đến lớp.
 2. Khó khăn:
 - Đồ dùng đồ chơi chưa phong phú.
 - Do tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến quá lâu nên trẻ không được 
 đến trường vì vậy kỹ năng của trẻ không đồng đều, chưa sáng tạo, chưa biết 
 cách sắp xếp bố cục bức tranh, chưa biết phối hợp màu và chưa biết nhận xét 
 tranh.
 - Nhiều trẻ khả năng tập trung chưa cao.
 - Trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động.
 - Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa diễn tả được ý 
 hiểu của mình đối với người khác.
 - Có một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con nên chưa 6
 III. CÁC BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, xác định rõ kỹ năng kiến thức trong 
 từng thể loại tạo hình
 Xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc dạy trẻ. Để cung cấp 
kiến thức cho trẻ một cách có hệ thống, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp thì 
tôi phải xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể phù hợp với tình hình của lớp, khả năng 
của cô và trẻ ngay từ đầu năm học .
 VD: Lập kế hoạch 3 tháng: Từ tháng 9 đến tháng 11 năm học 2022 – 2023
 Thời gian Nội Dung
 Tháng 9/2022 *Hoạt động học: 
 Tô tranh trường mầm non của bé (đề tài); Vẽ đồ chơi trong 
 lớp tặng bạn (đề tài); Cắt dán hình bé thích, nặn quả bóng
 *Hoạt động khác
 Trẻ được vẽ trên mặt sàn, tạo hình các đồ chơi trung thu, đồ 
 dùng, đồ chơi ở lớp, đồ vật bằng vật liệu thiên nhiên như: lá 
 cây, hột hạt... Tập tô, xé dán theo ý thích. Xem tranh ảnh về 
 các đồ vật để trẻ có hình tượng về các đồ vật đó và thể hiện 
 trên các bài tạo hình của mình.
 Tháng 10/2022 *Hoạt động học:
 Vẽ hoa tặng cô (đề tài) ; Vẽ nét mặt (mẫu) Dán hoa tặng mẹ 
 (đề tài); In bàn tay tạo hình con vật (đề tài), làm bưu thiếp 
 tặng Bà tặng mẹ (đề tài) Làm mặt nạ Halloween
 *Hoạt động khác:
 Trẻ được vẽ trên mặt sàn, tạo hình các đồ chơi, đồ dùng, đồ 
 chơi ở lớp, đồ vật bằng vật liệu thiên nhiên như: lá cây, hột 
 hạt... Tập xé dán theo ý thích. Nặn, vẽ, xé dán về các khuân 
 mặt, các bộ phận trên cơ thể, về bạn trai, bạn gái. 
 Tháng 11/2022 * Hoạt động học:
 Xé dán hoa tặng cô (đề tài); Trang trí bưu thiếp tặng cô (đề 
 tài); Vẽ chân dung mẹ (đề tài); trang trí khung ảnh (đề tài);
 *Hoạt động khác:
 Xem tranh ảnh về người thân trong gia đình, về đồ dùng trong 
 gia đình, trẻ vẽ, xé dán, nặn về một số đồ dùng trong gia đình, 
 tạo ra các sản phảm tạo hình bằng các nguyên vật liệu thiên 
 nhiên: hột hạt, lá cây,... 8
 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập, sưu tầm các nguyên vật liệu 
đa dạng kích thích khả năng sáng tạo của trẻ với tạo hình
 *Xây dựng môi trường học tập trong lớp học. 
 Môi trường lớp học cực kỳ quan trọng đối với trẻ. Nơi mà trẻ được tham gia 
hoạt động học tập, sinh hoạt cũng như vui chơi. Đó chính là không gian bao bọc trẻ 
suốt từ sáng khi trẻ đến lớp cho đến khi tối lúc trẻ ra về. Nếu như không gian đó 
được sắp xếp, bài trí khoa học có tính thẩm mỹ cao, nội dung các góc chơi không 
có nguồn thông tin phong phú, khuyến khích được tính độc lập và hoạt động tích
 cực của trẻ thì sẽ không kích thích được trẻ hứng thú hoạt động.
 Bởi vậy căn cứ vào diện tích phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí 
của trẻ ở độ tuổi 4 tuổi mà tạo môi trường học tập theo quan điểm giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm. Tôi phân bố các góc hợp lý đan xen động tĩnh ngăn cách giữa các 
góc là giá đựng đồ dùng của từng góc, Trên tường là là các bài tập gợi mở, ở chân 
tường là các đồ dùng, nguyên liệu để cô và trẻ hoàn thiện bài tập. Lớp đẹp, bố cục 
hợp lý, màu sắc bắt mắt sẽ kích thích giác quan của trẻ, tạo hứng thú cho trẻ vào 
lớp.
 *Góc tạo hình: (Góc nghệ thuật) tôi trang trí góc tạo hình đa dạng, phong 
phú thay đổi nội dung theo từng chủ đề , từng tuần... Ở góc tạo hình tôi đã vẽ, xé 
dán, nặn.... làm rất nhiều các sản phẩm tranh tạo hình treo lên cho trẻ xem để gợi ý 
trẻ về biểu tượng của sự vật hiện tượng, cách sắp xếp bố cục và thể hiện ý tưởng 
tạo hình, các trang gợi ý đề tài này cũng được tôi thay đổi qua từng chủ đề trong 
năm. 
 Góc tạo hình 10
 Sản phẩm của bé
 * Xây dựng môi trường ngoài lớp học.
 Môi trường ngoài lớp học tôi trang trí bằng các hình ảnh sinh động, bắt mắt 
phù hợp với trẻ. Hình ảnh các con vật ngộ nghĩnh đáng yêu hay những bức tranh 
nhiều màu sắc để trẻ có thể tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật ngay từ lúc bước 
vào cửa lớp.
 Như vậy việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm quan trọng 
góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ. Giúp trẻ luôn có hứng thú, say mê 
tham gia vào các hoạt động. Thông qua đó không chỉ nâng cao chất lượng tiết học 
mà còn nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. 
 * Sưu tầm các nguyên vật liệu đa dạng kích thích khả năng sáng tạo của 
trẻ với tạo hình
 Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu là không thể thiếu được. 
Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô 
cùng quan trọng. Áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến ưu tiên nguyên vật 
liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể cho trẻ tự kiếm như lá cây, 
phế liệu hư, vỏ hộp, thùng catong, quần áo cũ, bông, vải vụn, 
 Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn để khuyến khích khả 
năng sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình phải thể hiện qua mầu sắc như: Tô, cắt, 
dán, vẽ, nặn. Để đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tạo hình tôi cần cân nhắc 
những điểm sau: 
 + An toàn (không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại,)
 + Rẻ tiền (những nguyên vật liệu mua ở địa phương) 12
 Tranh bưu thiếp làm từ vải vụn, lá khô.
 * VD3: Trong tiết tạo hình dạy trẻ làm đồ chơi gia đình nhà rối, tôi 
 chuẩn bị vỏ chai nước, vỏ sữa, len, giấy báo, cúc áo, giấy nhăn, bút dạ, băng 
 dínhđể làm ra các con rối.
 Tranh gia đình rối làm từ chai nhựa, con vật làm từ cúc áo
 Tuyên truyền với các bậc phụ huynh về việc áp dụng công nghệ thông tin và 
dạy trẻ để giúp trẻ có nhận thức sâu hơn, tạo điều kiện hướng dẫn và khuyến khích 
trẻ được sử dụng máy vi tính ở nhà để trẻ tập tô màu ở các phần mềm như : Bút 
chì thông minh, phát triển tư duy cho trẻ ... Để trẻ được tạo ra những sản phẩm đẹp 14
 Để cắt dán được những hình ảnh đẹp để trang trí cho bưu thiếp đẹp, tôi đã sưu 
tầm một số họa báo, những bưu thiếp đã sử dụng để trẻ chọn lọc, cắt những hình 
ảnh đẹp trang trí
 VD: Bài “Vẽ chân dung những người thân trong gia đình” (Tiết mẫu). Tôi cho 
trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”. Cho trẻ xem phóng sự video clip về những thành 
viên trong gia đình của các bạn trong lớp, có thể tôi sẽ cho trẻ kể về những thành 
viên trong trong gia đình của trẻ. Sau đó tôi cho trẻ quan sát tranh mẫu và cho trẻ 
nhận xét tranh, tôi vẽ mẫu cho trẻ xem, sau khi vẽ mẫu cho trẻ xem tôi sẽ hỏi ý 
tưởng của trẻ: Con sẽ vẽ những ai và con vẽ như thế nào? Nếu vẽ bố hoặc mẹ thì 
con sẽ vẽ như thế nào cuối cùng tôi cho trẻ về chỗ ngồi thực hiện bài vẽ chân 
dung những người thân trong gia đình, trong quá trình trẻ vẽ tôi bật nhạc chủ đề 
gia đình để tạo hứng thú cho trẻ vẽ tranh. Tôi thấy trẻ rất say mê thích thú được vẽ 
và tô màu chân dung những người thân trong gia đình. Vì qua đó trẻ cũng thể hiện
 được tình yêu của mình giành cho các thành viên trong gia đình trẻ.
 Ảnh vẽ chân dung của bố Ảnh vẽ chân dung của mẹ
 - Tôi còn vẽ tranh đẹp sáng tạo phù hợp với độ tuổi để cho trẻ quan sát 
từng loại bài của hoạt động tạo hình. Gây hứng thú cho trẻ bằng các mô hình, sa 
bàn để trẻ quan sát sử dụng trí tưởng tượng hoàn thành bài vẽ của mình 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc_tot_hoat_dong_ta.docx