SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động giáo dục Âm nhạc

Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa, chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 4- 5 tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách
biểu diễn ở mức độ đơn giản.
Trong trường mầm non ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp với nội dung… Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, về âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cách phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động do trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Trẻ còn rụt rè nhút nhát chưa tự tin thực hiên bài hát.
Chính vì những lí do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu những biện pháp để có cách tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc được tốt hơn.
doc 30 trang skmamnon 29/05/2024 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động giáo dục Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động giáo dục Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động giáo dục Âm nhạc
 Trường mầm non Tuổi Thơ Trương Phước Thanh Thảo
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 – 5 TUỔI HỌC TỐT HOẠT 
 ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được
đối với cuộc sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu 
cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. 
Đặt biệt đối với trẻ Mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu 
mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như dòng sữa ngọt ngào 
nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách 
của mình.
 Như chúng ta đã biết âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm 
xúc, tác động vào trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi 
của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với 
âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi 
như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Thông qua âm nhạc sẽ 
giúp trẻ linh hoạt, tự tin, mạnh dạn, và phát triển hài hòa cân đối về các lĩnh vực 
thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể chất. 
 Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ 
môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là
 nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện 
thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác.
 Đối với trẻ mầm non, âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng. Âm nhạc là 
phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan 
hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Âm nhạc của trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. 
Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc từ lúc còn trong nôi. Những lời ru của bà, của mẹ, 
những câu hát mộc mạc, gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ của trẻ. Tình yêu 
gia đình, quê hương cũng lớn lên từ tiếng hát, lời ru đó. Trẻ mầm non dễ xúc 
cảm, ngây thơ trong sáng nên rất dễ tiếp xúc với âm nhạc. Thế giới âm nhạc 
muôn màu, muôn sắc tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí 
tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt hoạt động giáo dục âm nhạc 2 Trường mầm non Tuổi Thơ Trương Phước Thanh Thảo
đổi mới nhân cách toàn diện cho trẻ. Nó là hoạt động nghệ thuật mang tính trừu 
tượng, nhưng rất thiết thực với trẻ mầm non theo phương pháp hướng dẫn đổi 
mới.
II. THỰC TRẠNG
 Như chúng ta đã biết nội dung chương trình giáo dục âm nhạc được tiến 
hành theo các dạng hoạt động như ca hát, vận động, nghe hát và trò chơi. Song 
nhìn lại quá trình thực hiện trong những năm qua tôi nhận thấy kết quả của môn 
giáo dục âm nhạc chưa cao. Tuy trẻ ở cùng học chung một lớp, song khả năng 
cảm nhận âm nhạc của trẻ không đều, có trẻ nghe là có thể hát lại đúng cả cao 
độ, trường độ và cả luyến lái, thể hiện được cảm xúc tình cảm, phong cách nghệ 
thuật nhưng vẫn còn trẻ hát chỉ đúng lời thôi. Nhiều trẻ còn sợ sệt, nhút nhát, 
không thích tham gia vào hoạt động âm nhạc, tham gia trò chơi không tích cực. 
Một số trẻ không thích nghe cô hát và biểu diễn nên rất khó rèn.
 Xuất phát từ tình hình thực tế môn giáo dục âm nhạc của lớp với yêu cầu 
đặt ra cùng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của môn giáo dục âm nhạc trong 
việc giáo dục trẻ nên tôi đi sâu nghiên cứu tìm các biện pháp rèn và giúp trẻ học 
tốt môn giáo dục âm nhạc. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi 
và khó khăn sau:
1. Thuận lợi
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo: phòng giáo dục và trường mầm 
non nơi tôi đang công tác có cơ sở vật chất khá đầy đủ. 
- Lớp được trang bị đầy đủ các thiết bị, đồ dùng thuận tiện, phù hợp với từng 
độ tuổi của trẻ. 
- Lớp có 2 giáo viên, các giáo viên của lớp nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có trình 
độ chuyên môn đạt chuẩn.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo 
viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi dưỡng công 
nghệ thông tin cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ 
- Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và thường 
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt hoạt động giáo dục âm nhạc 4 Trường mầm non Tuổi Thơ Trương Phước Thanh Thảo
như bài: Bắc kim thang, Sắp đến tết rồi, Ai thương con nhiều nhất, Cả nhà 
thương nhau. 
 Ngoài trò chuyện, tôi còn quan sát trẻ ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoạt động. Kết 
qủa khảo sát đầu năm như sau:
- Trẻ hát chưa đúng cao độ, trường độ, chưa thể hiện sắc thái bài hát: 23/31 trẻ 
 chiếm 76,66%. 
- Trẻ múa chưa dẻo, chưa thực hiện được động tác khó: 21/31 trẻ tỉ lệ 73,33%.
- Trẻ gõ theo phách, nhịp, tiết tấu nhanh chậm chưa đúng: 24/31 trẻ chiếm 
 83,33%.
- Trẻ còn nhút nhát, rụt rè, chưa mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn: 12/31 trẻ tỉ lệ 
 38,70%.
- Trẻ chưa tập trung khi nghe hát: 8/31 trẻ chiếm 26,66%.
- Trẻ chưa hiểu được nội dung, chưa cảm thụ giai điệu bài hát: 24/31 trẻ tỉ lệ 
 77,41%.
- Trẻ chưa tích cực khi tham gia trò chơi âm nhạc: 8/31 trẻ tỉ lệ 25,80%. 
1.2 Biện pháp 
 Từ kết quả trên, tôi tổ chức cho 100% trẻ trong lớp tham dự vào các nội 
dung hoạt động giáo dục âm nhạc như ca hát và vận động, nghe hát, trò chơi.
 1.2.1. Đối với ca hát và vận động của trẻ
 Tôi tổ chức cho trẻ hát và biểu diễn một bài dễ và một số bài khó hoặc 
những bài tự chọn của trẻ. Kết quả cũng thật bất ngờ, với những bài mà trẻ cho 
là thuần thục yêu thích và dễ thì trẻ rất hứng thú đồng thời làm rất tốt. 
 Với những trẻ hát sai cao độ, trường độ: tôi hát mẫu nhiều lần đoạn đó, câu 
đó cho trẻ nghe, có thể đọc chậm lời đúng cao độ, trường độ nốt nhạc, cũng có 
thể cô đàn không hát, hoặc có hình thức mời trẻ hát đúng, hát hay đứng lên hát, 
biểu diễn cho trẻ sai thấy, cảm nhận rồi thực hiện theo.
 Trẻ rất thích vận động, đặc biệt là vận động kết hợp dụng cụ bởi trẻ được 
trực tiếp cầm và sử dụng ở phần vận động theo nhịp, tiết tấu (nhanh, chậm, phối 
hợp...) tôi thấy vận động theo nhịp đa số trẻ vận động đúng chỉ còn một số ít trẻ 
còn hay nhầm lẫn vận động theo tiết tấu phối hợp và tiết tấu nhanh...
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt hoạt động giáo dục âm nhạc 6 Trường mầm non Tuổi Thơ Trương Phước Thanh Thảo
phục phù hợp với nội dung bài hát. Qua đó trẻ cảm nhận được giai điệu âm 
nhạc.
 Ví dụ: Với đề tài “Chú bộ đội”. Khi cho trẻ nghe bản nhạc “Anh vẫn hành 
quân” cô mặc bộ đồ bà ba đen, cổ quấn khăn rằng, đội nón tai bèo, vừa hát vừa 
làm động tác minh họa cho phù hợp với nội dung bài hát như vậy trẻ sẽ nhận bài 
hát một cách thiết thực hơn. 
1.2.3. Đối với trò chơi
 Trẻ rất thích tham dự trò chơi và chơi rất hứng thú. Từ đó, tôi sưu tầm, tìm 
kiếm, cải biên nhiều trò chơi âm nhạc, sử dụng đồ dùng đa dạng, từ nguyên vật 
liệu phế phẩm đưa vào hoạt động giúp trẻ hoạt động cách hào hứng, tích cực.
2. Gây hứng thú giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động nghệ thuật âm 
nhạc
 Muốn trẻ tham gia vào nghệ thuật âm nhạc, tiếp thu được những kiến thức 
giáo dục âm nhạc, học tốt những nội dung cơ bản trong chương trình thì vấn đề 
gây hứng thú đối với trẻ là rất quan trọng và vô cùng cần thiết. Có nhiều hình 
thức để giáo viên có thể gây hứng thú ở trẻ.
2.1. Đồ dùng, đồ chơi
 Như chúng ta đã biết đồ dùng, đồ chơi đối với trẻ là không thể thiếu, nhờ 
có đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn về màu sắc, chủng loại, mà trẻ rất thích được 
tự mình cầm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi đó. Qua đó hình thành ở trẻ những 
cách thức tìm tòi khám phá điều bí ẩn ở xung quanh.
 Ví dụ: Những phách tre, những nhịp áo dừa vẽ thành bông hoa, những con 
ngao, sò, , xúc xắc... Đều mang lại cho trẻ sự bất ngờ về âm thanh nhạc cụ khi 
trẻ vận động, làm tăng sự tự tin khi ca hát, thú vị khi sử dụng nhạc cụ. (Hình 1) 
 Những đồ dùng như mũ, vòng đeo tay, nơ tay, dây kim tuyến, micrô... với 
những màu sắc khác nhau rất gây hứng thú đối với trẻ. Trong thực tế có nhiều 
trẻ không muốn vận động theo âm nhạc và biểu diễn văn nghệ, song với sức hấp 
dẫn của đồ dùng, đồ chơi kết hợp với lời nói của cô đã thúc đẩy sự ham muốn 
tham gia vào hoạt động âm nhạc. (Hình 2, 3, 4)
2.2. Lời nói của giáo viên
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt hoạt động giáo dục âm nhạc 8 Trường mầm non Tuổi Thơ Trương Phước Thanh Thảo
 Ví dụ: Trò chơi thứ nhất “Ai thông minh nhất”, trò chơi như sau:
 Cô đưa ra con vật hoặc nói tên con vật, các con hãy hát và làm tiếng kêu, 
hát một bài hát và làm điệu bộ, hành động về con vật đó. Ví dụ: Cô đưa hình 
con mèo, trẻ bắt chước tiếng kêu của con meo và hát bài hát: “Rửa mặt như 
mèo”. Hình con gà trống, trẻ bắt chước tiếng con gà trống và hát bài: “Con gà 
trống”.
 Nhờ có trò chơi này mà trẻ rất hào hứng tham gia vào chơi trong tiết học.
 Ví dụ: Trò chơi thứ hai “Nốt nhạc vui”, cách chơi như sau:
 Cô cho trẻ lên chọn nốt nhạc trên màn hình, rồi trẻ tự nhấp chuột vào nốt 
nhạc đó, trẻ sẽ được nghe giai điệu bài hát và trẻ tự đoán tên bài hát rồi mời các 
bạn lên cùng biểu diễn bài hát đó. Hoặc sau khi trẻ nhấp chuột vào nốt nhạc, 
màn hình sẽ hiện ra một bức tranh có nội dung liên quan tới bài hát đó, trẻ sẽ 
nói tên và hát lên bài hát đó.
 Ví dụ: Bức tranh vẽ về cô giáo đang dạy học, trẻ sẽ hát bài “Cô giáo em”. 
Hoặc cô xướng âm nốt nhạc trẻ nào biết tựa bài hát thì chạy lên cầm trống lắc 
và giành quyền trả lời.
 3. Lên kế hoạch cụ thể, phong phú, sáng tạo hình thức tổ chức rèn trẻ 
trong giờ hoạt động 
 Lên kế hoạch cụ thể, sáng tạo hình thức tổ chức và sử dụng phong cách 
nghệ thuật trong giờ hoạt động chung là yếu tố quyết định việc gây hứng thú và 
giúp trẻ học tốt. Nếu như chúng ta đã chuẩn bị được những đồ chơi đẹp những 
trang phục hấp dẫn, những trò chơi hay nhưng ta lại tổ chức rời rạc máy móc... 
thì không thể kích thích trẻ hào hứng tham gia vào giờ học, vì vậy giờ học 
không đạt được mục đích yêu cầu đề ra.
 Để làm được điều này thì tôi tổ chức một giờ hoạt động chung để trẻ cảm 
thấy như đang được vui chơi, đang được hoạt động mà mình yêu thích. Để đạt 
được điều đó tối suy nghĩ xem trẻ thường hứng thú với những hoạt động gì rồi 
kết hớp với đặc điểm tâm lý để lưa chọn chủ đề cho phù hợp với trẻ, phù hợp 
với chương trình đề ra như Hội thi bạn yêu âm nhạc; Biểu diễn âm nhạc; Múa 
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt hoạt động giáo dục âm nhạc 10 Trường mầm non Tuổi Thơ Trương Phước Thanh Thảo
 Phần ca hát: Tôi cho trẻ đoán hình nền cô giới thiệu bài hát. Sau đó dạy 
từng lời bài hát. Khi thuộc lời bài hát cô ghép cả bài hát theo hình thức nối tiếp, 
hát theo điều khiển của cô (cô cho hẹp hai lòng bàn tay lại trẻ hát nhỏ, cô để 
rộng hai lòng bàn tay thì trẻ hát to). Hát luân phiên tổ nhóm, cá nhân và vận 
động nhẹ nhàng. Phần vận động, tôi cho trẻ vận động theo tiêt tấu phối hợp, cô 
sử dụng nhạc cụ như phách tre, gáo dừa, xúc xắc. Cả lớp vận động 1 - 2 lần. 
 Ở phần nghe hát này: Tôi hát cho trẻ nghe về “Cô giáo miền xuôi” cô cầm 
ô, vừa hát vừa làm các động tác để thu hút trẻ và cũng cho trẻ cầm ô múa minh 
họa cùng cô. 
 Phần trò chơi: Tôi tổ chức hai đội, đội Măng non ngồi bên phải cô, đội Tre 
non ngồi bên trái cô. Cô đàn giai điệu một đoạn bài hát, trẻ xướng âm theo nốt 
nhạc.
 Ví dụ: “Cô giáo em, người xinh xin...” thì trẻ làm: la lá la, là la la
 Xướng âm theo nốt cuối cùng của đàn.
 Đồ, rê, mi. Trẻ xướng âm mi, mi, mi.
 Phà, son, lá. Trẻ xướng âm lá, lá, lá. 
 Nói tóm lại, khi tổ chức hoạt động chung thì cô giáo phải biết lựa chọn chủ 
đề, bài hát linh hoạt, sáng tạo nhiều hình thức tổ chức khác nhau, kết hợp nhiều 
đồ dùng, đồ chơi, lời dẫn dắt phong cách tự nhiên. Như vậy trẻ sẽ rất hứng thú 
và tiếp thu giờ học một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
4. Tổ chức hoạt động âm nhạc mọi lúc mọi nơi
4.1. Giáo dục âm nhạc thông qua các ngày lễ hội
 Có thể khẳng định rằng ngày hội, ngày lễ là cơ hội rất tốt để giáo dục âm 
nhạc cho trẻ, là một hoạt động có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí 
tuệ, thể chất và đó chính là nội dung của việc giáo dục thể chất thẩm mỹ cho trẻ. 
Thông qua hoạt động nghệ thuật này mà trẻ được ôn luyện, củng cố những nội 
dung đã học, phát triển năng khiếu đồng thời tăng dần mức độ khó với trẻ khá 
và tạo tình huống cho trẻ trung bình và trẻ yếu kém được ôn luyện, được xem 
biểu diễn với mức độ hoàn thiện nhất. Qua đó tạo được hứng thú cho trẻ thích 
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt hoạt động giáo dục âm nhạc 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc_tot_hoat_dong_gi.doc