SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động Âm nhạc

Nghiên cứu hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non nhằm tìm ra “một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non”, Giúp việc tổ chức hoạt động âm nhạc thêm phong phú và hiệu quả.Kích thích trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động có nề nếp,có kỹ năng ca hát, vận động, nghe hát, và thực hiện những trò chơi âm nhạccho trẻ 3-4 tuổi một cách nhẹ nhàng. Trẻ được thoải mái, tự nhiên hoạt động không gò bó để việc thực hiên hoạt động âm nhạc đạt được kết quả tốt nhất. Tôi tin rằng thông qua những biện pháp này sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động và yêu thích hoạt đông âm nhạc hơn. Từ đó trẻ sẽ yêu thích cái đẹp, mạnh dạn tự tin trong cuộc sống.
docx 28 trang skmamnon 22/08/2024 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động Âm nhạc
 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động âm nhạc
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của 
mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, 
gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em 
sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội 
ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và 
được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân 
hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù 
hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ.
 Là một cô giáo mầm non hơn ai hết tôi rất hiểu trọng trách lớn lao của mình, 
tôi hiểu rằng việc nuôi dạy trẻ không chỉ là cho trẻ ăn, chăm trẻ ngủ mà còn là 
người thầy giúp trẻ hiểu được những tri thức đơn giản, đầu tiên của các sự vật 
hiện tượng và thế giới xung quanh trẻ. Nuôi dưỡng trẻ để sau này trẻ trở thành 
những con người có tâm hồn trong sáng, thể lực cường tráng và một trí tuệ tinh 
thông. Chỉ có những con người đó mới đủ nhân cách để dựng xây đất nước. Chính 
vì những lẽ đó mà ngay từ khi bước vào nghề tôi đã tự nhủ phải cố gắng, phải lỗ 
lực , phải học hỏi và sáng tạo trong công việc để nuôi dạy trẻ cho tốt. Tôi 
đóng vai trò là người mẹ trong bữa ăn giấc ngủ của trẻ và là người thầy khi cho 
trẻ tham gia các hoạt động học tập và vui chơi. Mỗi hoạt động đều có ý nghĩa và 
vai trò riêng nhưng dù ở hoạt động nào tôi cũng đặt trẻ là trung tâm, không gò 
bó ép buộc trẻ .Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm 
nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh.
Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng thẩm mỹ, ngoài ra nó còn 
giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá 
trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc.Bởi vậy có thể khẳng định rằng, hoạt động âm 
nhạc là một trong những phương tiện tích cực, hữu hiệu để phát triển ở trẻ khả 
năng trí tuệ như: trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Với đặc điểm như vậy nên năng 
khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ.Vì vậy nâng cao chất 
lượng hoạt động âm nhạc là việc làm vô cùng quan trọng, cần được bồi dưỡng 
ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai.
 2/18 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động âm nhạc
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Như chúng ta đã biết, trong mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng 
trong xã hội. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao đời sống xã 
hội của mỗi con người, có điều tuỳ theo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ tổ chức kiểu 
này hay kiểu khác. Tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Do đặc điểm của 
lứa tuổi nên việc giáo dục học sinh mẫu giáo được tiến hành theo phương châm 
"Chơi mà học, học mà chơi". Vì vậy, giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần 
không nhỏ vào việc phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. Trong chương trình giáo dục 
mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với 
trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ 
nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có 
thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục 
trẻ. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, 
biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, 
vận động theo nhạc, nghe hát, múa, trẻ chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 4 tuổi, 
giáo dục âm nhạc đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần 
hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước 
khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn 
ở mức độ đơn giản. Trong trường mầm non ca hát là 1 hoạt động được thực hiện 
thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối 
giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất 
để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi 
lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng 
tác lời không phù hợp với nội dung Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về 
giọng , về hơi, về âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. 
Ngoài ra cách phát âm của trẻ chưa thực 2 sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở 
ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động do 
trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Trẻ còn rụt rè nhút nhát chưa tự tin thực hiên bài 
hát .Chính vì những lí do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu những biện 
 4/18 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động âm nhạc
thức. Trong tiết dạy đã chuẩn bị đủ đồ dùng dạy học nhưng tôi thấy giờ học đạt kết 
quả chưa cao. Trong giờ học, trẻ không tập trung chú ý, trẻ có vẻ mệt mỏi, chán 
nản, uể oải, không chú ý nghe cô giảng bài lười suy nghĩ. Có rất ít trẻ tham gia tích 
cực vào các hoạt động, trẻ không có kỹ năng cảm thụ âm nhạc,ngồi không tập 
chung nên chưa tham gia tích cực vào hoạt động
 Với tình trạng trên, nên chất lượng giờ dạy của lớp rất thấp. Chính vì vậy tôi 
luôn tự hỏi “ bằng cách gì để trẻ lớp tôi học tốt được hoạt động âm nhạc? Và 
trong quá trình tổ chức áp dụng thực hiện các biện pháp tôi đã gặp phải một số 
thuận lợi và khó khăn như sau.
2.2 Thuận lợi
 -Cả 2 giáo viên trong lớp đều có kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục 
trẻ,có lòng yêu thương trẻ và được đa số các bậc phụ huynh tin tưởng và tín 
nhiệm,cả 2 cô đều là người yêu thích hoạt động âm nhạc và có chút năng khiếu về 
hoạt động này.
 -Trẻ được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của nhà trường,giúp trẻ được thể 
hiện và nâng cao tính tự tin
 - Lớp học rộng rãi, thoáng mát
 - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết 
bị, đồ dùng dạy học đầy đủ và phong phú cho môi trường nhóm lớp.
 - Bản thân là cô giáo trẻ trung, nhiệt tình với lòng yêu nghề mến trẻ thường xuyên 
học hỏi chị em đồng nghiệp trong trường, trường bạn về chuyên môn nghiệp vụ sư 
phạm để nâng cao nghệ thuật sư phạm khi lên lớp.
 - Luôn tham gia đầy đủ các buổi kiến tập do Phòng giáo dục, trường mình tổ chức 
các chuyên đề âm nhạc . Đồng thời luôn chủ động có kế hoạch sắp xếp bài dạy theo 
từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ.
 - Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ cùng giáo viên trong 
việc dạy dỗ trẻ và ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ 
chơi cho các cháu.
 - 100 % trong lớp có cùng độ tuổi.Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tích cực tham 
gia vào hoạt động.
 Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình thực hiện tôi đã gặp không ít những 
khó khăn sau :
 6/18 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động âm nhạc
học,chưa biết làm theo các yêu cầu của cô và có một số trẻ rất thích thể hiện khả 
năng của mình nhưng kỹ năng còn rất chưa tốt,  Nhưng có một số trẻ còn nhút 
nhát, không muốn tham gia hoạt động. Chính vì thế mà tôi luôn băn khoăn trăn trở 
làm thế nào để trẻ có thể hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc một cách hứng 
thú tích cực để giờ học được hiệu quả nhất và tôi đã lựa chọn những nội dung sau 
để đánh giá trẻ khi trẻ tham gia hoạt động âm nhạc như:
 + Trẻ hứng thú: Trẻ tích cực, say sưa tham gia hoạt động từ đầu đến cuối hoạt 
 động.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động âm nhạc, sau khi được nghe cô hátmẫu của cô, trẻ có 
thể hát thuộc được lời ca và hát đúng theo giai điệu của bài hát.Nếu trẻ không chú 
ý,tập chung thì không thể hát thuộc lời của bài hát cũng như hát đúng theo giai 
điệu của bài hát được.
- Kết quả thực tế trước khi thực hiện. Sỹ số của lớp là:30 trẻ 
 Trẻ hát rõ Kỹ năng vận Khả năng 
 Trẻ hứng thú 
 lời, đúng giai động theo cảm thụ âm 
 trong giờ học
 Nội dung điệu nhạc nhạc
 Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ
 Số trẻ 15 15 16 14 17 13 18 12
 Tỉ lệ % 50 50 53,3 46,7 56,7 43,3 60 40
 Bảng khảo sát trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi( đầu năm)
3.2 Biện pháp 2: Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc: 
 Do đặc điểm của lứa tuổi Mẫu giáo nên giáo dục các cháu cần tiến hành theo 
phương châm "Học mà chơi - chơi mà học" theo chương trình giáo dục Mầm non 
mới. Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ 
học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động: Trọng tâm là ca hát thì 
nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc.Ngoài ra 
,giáo viên có thể dạy cho trẻ về các nốt nhạc cơ bản,hát xướng âm,hát la,hát 
đuổi,hát đồng ca đối đáp......
 8/18 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động âm nhạc
phối hợp âm nhạc nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm 
nhận về âm nhạc, trông trẻ thật hồn nhiên dễ thương. Hầu hết các bài hát có thể 
cho trẻ vận động múa.Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể, tư thế để 
biểu hiện lên tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm.Múa và âm nhạc quan hệ mật 
thiết và không tách rời nhau.Một bài hát cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác 
nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không 
nhàm chán. Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của 
một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát nghe tôi chọn bài hát có 
nội dung phù hợp toát lên nội dung chính của bài dạy hát. Để tăng phần hấp dẫn 
của giờ học cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc nhằm phát triển năng khiếu, ôn luyện 
kiến thức kỹ năng cho trẻ về âm nhạc. Sự phản ứng âm thanh khác nhau để phát 
triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô hướng dẫn cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần 
nâng cao yêu cầu của trò chơi. Tôi cho số đông trẻ được tham gia chơi, tôi nhận 
thấy một giờ hoạt động âm nhạc cần đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo 
lời ca, trẻ được nghe 10 hát và được chơi trò chơi âm nhạc. Trong một tiết học 
được tổ chức thực hiện như trẻ được chơi với cô, được gần gũi trò chuyện vơi cô, 
không gò bó trẻ. Về đội hình không cứng nhắc như trước đây, có thể cho trẻ thay 
đổi nhiều đội hình khác nhau: Hình tròn, chữ u, tự do... để trẻ được thoải mái hoạt 
động nhanh nhẹn. Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm quen với một số 
bài hát khác, có nội dung phù hợp và phù hợp với lứa tuổi có thể do cô sáng tác 
hoặc sưu tầm. Trong giờ học tôi luôn tuyên dương kịp thời những cháu hát đúng, 
hát hay, vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt 
đối không chê trẻ, tôn trọng trẻ, nhẹ nhà sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa 
đúng.Việc dạy học phụ thuộc vào việc giáo dục. Do đó nội dung các bài dạy không 
chỉ đơn thuần là một nội dung cần dạy cho trẻ mà còn là một phương tiện giáo dục. 
Vì vậy tôi luôn quan sát và nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có hoạt động 
không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng 
bạn để có hướng tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần dần tôi thấy trẻ rất 
thích học giáo dục âm nhạc.
 Ngoài việc trẻ có kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc việc cho trẻ nghe nhạc, 
nghe hát tạo điều kiện để trẻ được thưởng thức và nhận biết một số tác phẩm tiêu 
biểu, đặc sắc như làn điệu dân ca các vùng miền giúp trẻ có khả năng cảm thụ âm 
nhạc tốt hơn và làm phong phú đời sống văn hóa của trẻ. Cho trẻ nghe nhạc, nghe 
 10/18

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc_tot_hoat_dong_am.docx