SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hòa nhập trong Trường Mầm non Sơn Đông

Giáo dục hòa nhập cho trẻ ở trường mầm non đang là một công việc rất quan trọng trên thế giới nói chung và đặc biệt đang được thực hiện. Có thể nói giáo dục hòa nhập là mô hình giáo dục trẻ có hiệu quả nhất. Trong vài năm qua giáo dục hòa nhập đã thực hiện dưới sự chỉ đạo của Sở giáo dục và Phòng giáo dục, trường mầm non Sơn Đông đã huy động trẻ khuyết tật trong diện hòa nhập ra lớp hòa nhập cùng các bạn theo chương trình. Cùng với sự phát triển giáo dục nói chung và giáo dục hòa nhập trẻ trong trường mầm non nói riêng, đã có bước chuyển biến khá tích cực. Trong năm học 2018-2019 trường đã tiếp nhận 3 trẻ trong diện hòa nhập, trong đó lớp tôi có một cháu hòa nhập dạng khuyết tật về vận động, trẻ có sức khỏe yếu nên trẻ ít vận động chậm phát triển trí tuệ. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã trăn trở suy nghĩ một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật hòa nhập tại lớp 4 - 5 tuổi B2. Tôi đã mạnh dạn đưa nội dung này vào việc viết đề tài SKKN để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp trồng người, mang lại điều tốt đẹp nhất cho thế hệ tương lai của đất nước.
doc 19 trang skmamnon 29/03/2025 70
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hòa nhập trong Trường Mầm non Sơn Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hòa nhập trong Trường Mầm non Sơn Đông

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hòa nhập trong Trường Mầm non Sơn Đông
 sức khó khăn và vất vả. tôi đã tìm tòi nghiên cứu mạnh dạn chọn đề tài “Một số 
biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi hòa nhập trong trường mầm non”.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Tìm ra các biện pháp để trẻ hoà nhập với các bạn trong lớp, nhằm phát 
huy hiệu quả của giáo dục toàn diện nhân cách giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong 
giao tiếp hòa nhập với cộng đồng xã hội. Đồng thời giáo dục lòng nhân ái, tình 
cảm yêu thương của các bạn trong lớp cùng học.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 Nghiên cứu về vấn đề giáo dục hòa nhập trẻ Nguyễn Tuấn Minh học lớp 
4-5 tuổi B2 thông qua các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻtrong 
trường mầm non. 
 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT – THỰC NGHIỆM
 Bạn Nguyễn Tuấn Minh của lớp 4 – 5 tuổi B2 hoà nhập trường mầm non 
Sơn Đông.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
 - Phân tích và tổng hợp các tài liệu lý luận và những văn bản có liên quan 
đến vấn đề nghiên cứu. Tham khảo tài liệu.
 - Tìm hiểu thực trạng trẻ hoà nhập trong lớp.
 2. Phương pháp trải nghiệm
 - Thực hành trải nghiệm, quan sát trong quá trình giảng dạy, trong các 
hoạt động trên lớp có trẻ hoà nhập giáo dục trong trường mầmnon.
 3. Phương pháp đánh giá
 - Theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ, phát huy điểm tích cực và giúp đỡ, 
trẻ những hạn chế của trẻ được hoà nhập.
 VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN
 - Bắt đầu: Từ tháng 8 năm 2018
 - Kết thúc: Tháng 4 năm 2019
 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
 Quyền của trẻ trong công ước nêu rõ mọi trẻ em cần được hưởng một cuộc 
sống trọn vẹn và đầy đủ trong những điều kiệnđảm bảo phẩm giá, thúc đẩy khả 
năng tự lực, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tham gia tích cực vào cộng đồng. Bên 
cạnh đó trẻ được chăm sóc đặc biệt và tùy theo nguồn lực có sẵn, phải khuyến 
khích và đảm bảo dành cho trẻ em hoà nhập vào trường mầm non và mọi người có
 2/18 Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một 
số thuận lợi và khó khăn như sau:
 2. Thuận lợi
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất đặc biệt là sự 
chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo Thị xã trong đó có 
nội dung giáo dục hòa nhập trẻ trong trường mầm non, mỗi trẻ trong diện hoà 
nhập được tính tương đương bằng 5 trẻ bình thường.
 - Cháu Tuấn Minh được tham gia hoạt động học hòa nhập trẻ khuyết tật 
cho Phòng giáo dục Thị Xxa Sơn Tây.
 - Ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho giáo 
viên được tập huấn học hỏi kinh nghiệm về giáo dục trẻ hoà nhập qua tiết dạy 
của đồng nghiệp trong trường và dự các tiết dạy trẻ giáo dục hoà nhập trẻ 
khuyết tật các trường điểm Thành phố Hà Nội kinh nghiệm của bản.
 - Được sự quan tâm chia sẻ của các bậc phụ huynh, của bạn bè đồng 
nghiệp có học sinh hòa nhập chia sẻ kinh nghệm cho nhau. Sự phối kết hợp 
đồng đều giữa 3 giáo viên trong lớp cùng nhiệt tình chăm sóc - giáo dục trẻ nói 
chung và trẻ trong diện hoà nhập nói riêng.
 3. Khó khăn
 - Giáo viên không được đào tạo về chuyên biệt giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
 - Đồ dùng, đồ chơi dành riêng cho trẻ hoà nhập chưa có gây khó khăn cho 
giáo viên trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
 - Trẻ chân yếu chậm phát triển vận động, ý thức tự vệ sinh cá nhân kém, 
mọi hoạt động của rẻ đều phải có sự giúp đỡ của gia đình và giáo viên.
 - Nhà trường chưa có phòng riêng để dạy cho trẻ hoà nhập vào những tiết 
dạy riêng biệt.
 Từ những khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu nhu cầu khả 
năng của trẻ, lập kế hoạch can thiệp sớm, theo dõi hàng ngày ghi vào sổ nhật ký 
và đánh dấu những gì trẻ chưa đạt được để đưa vào kế hoạch tuần sau các mục 
tiêu dành cho cháu Nguyễn Tuấn Minh theo từng tuần của tháng 9 như sau Dựa 
theo cách tính qua bảng theo dõi trẻ đạt:
 Ghi chú: Rõ rệt: + Chưa rõ rệt: +_ Chưa được: _
 Nội dung khảo sát Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 
 4
 Trẻ biết tự ăn uống _ _ +_ +_
 Biết súc miệng chải răng _ _ _ _
 Trẻ biết tự rửa tay _ _ +_ +_
 4/18 Minh. Là giáo viên của cháu tôi cũng đã kịp thời thỏi thăm về động viên tìm 
sách báo tài liệu đưa phụ huynh cùng tham khảo.
 Hình ảnh: Giáo viên trao đổi tài liệu với phụ huynh
 Gia đình cháu cũng rất hài lòng và cảm thấy vui vẻ khi được các cô quan 
tâm như vậy và hứa sẽ cùng nhà trường chăm sóc giáo dục cháu tốt hơn để tìm 
cách giúp trẻ hoà nhập đạt kết quả tốt nhất.
 1.2. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý trẻ.
 Tôi đặc biệt quan tâm đến cháu Minh là trẻ trong diện hoà nhập của lớp 
tôi. Ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc tôi đã có ấn tượng với cháu. Tôi quan tâm đến 
sức khỏe, nhận thức, hành vi của cháu. Qua trò chuyện trao với phu huynh của 
cháu tôi đã hiểu thêm về cháu để có những biện pháp giáo dục chuyên biệt giúp 
cháu sớm hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường.
 - Khả năng vận động của trẻ: Kỹ năng vận động thô (Cháu không đi, 
không chạy nhảy được vì chân rất yếu, luôn ngồi một chỗ, thời gian đầu tới lớp 
cháu Minh không đi được còn bò)
 - Kỹ năng vận động tinh của cháu: Cầm vật nhỏ nhẹ sự di chuyển của ánh 
mắt còn chậm chạp, các chi còn yếu, kỹ năng cầm bút, cầm kéo còn yếu
 - Cảm giác, tri giác: Chậm chạm.
 - Tư duy: Chủ yếu là tư duy cụ thể, tính không liên tục, tính logic kém.
 - Trí nhớ: Hiểu chậm, quên nhanh.
 - Chú ý: Thời gian chú ý ngắn, khó tập trung vào một công việc thiếu tính 
bền bỉ và ít tập chung.
 - Ngôn ngữ: Rất hạn chế, vốn từ ít, phát âm không rõ, nói không đủ câu.
 - Hành vi: Có thể ngồi im một chỗ rất lâu.
 - Thần kinh: Có gì không vừaý là cháu ném đồ dùng, đồ đặc, cào cấu mọi 
người xung quanh. Sau khi các bạn ngủ hết con mới ngủ.
 6/18 10 điểm trên khuôn mặt nhóm cá nhân dạy trẻ biết vị trí trên khuôn 
 cảu bé. mặt của trẻ.
 - Trẻ biết tên đồ dùng - Biện pháp: Dạy trẻ nói một số từ chỉ đặc 
 cá nhân, đồ dùng vệ điểm của quần áo.
 sinh. - Dạy trẻ biết thể hiện tình cảm, cảm xúc của 
 -Trẻ nhận biết được trẻ đối với bà, mẹ, cô giáo nhân ngày 20/10. 
 hoa tươi, bưu thiếp Cho trẻ dán trang trí bưu thiếp để tặng bà, mẹ 
 dùng để tặng cho bà, và cô giáo nhân ngày 20/10.
 cho mẹ nhân ngày - Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn ngủ 
 20/10. vệ sinh, tập một số thao tác đơn giản trong 
 -Rèn trẻ kỹ năng hoạt rửa tay, lau mặt để trẻ có kỹ năng cơ đẳng về 
 động chung vui chơi thói quen vệ sinh văn minh.
 cùng các bạn.
 -Trò chuyện về người - Hình thức: Dạy qua nhóm, cá nhân và các 
 thân trong gia đình hoạt động khác: Dạy trẻ biết khoanh tay chào 
Tháng của bé và một số đồ cô, chào bố mẹ..., hướng dẫn trẻ biết đi vệ 
 11 dùng trong nhà. sinh khi có nhu cầu.
 -Trẻ biết một số nghề - Biện pháp: Giúp Trẻ biết tên một số nghề 
 nghiệp trong xã hội. trong xã hội: Công an, bác sỹ, cô giáo,
 -Trẻ biết một số bài - Dạy trẻ: Tô màu, dán, hát, đọc thơ.
 thơ, câu chuyện, bài Dạy trẻ: Tô màu cái ti vi, trang trí khung ảnh 
 hát có nội dung ngắn gia đình thông qua hoạt động rèn kỹ năng 
 trong kế hoạch tháng. giao tiếp trả lời mạch lạc tự tin đàm thoại với 
 Dạy trẻ thể hiện tình cô và các bạn, hướng dẫn trẻ biết để đồ dung 
 cảm và kỹ năng bộc cá nhân dung nơi quy định khích lệ trẻ vận 
 lộ cảm xúc với mọi động cùng cô và các bạn, trẻ phấn khởi cố 
 người. gắng tập vận động
 -Trẻ biết tên gọi một - HìnhThức: Dạy trẻ tên gọi, đặc điểm nổi 
Tháng số đặc điểm nổi bật bật, thông qua hoạt động tổ, nhóm cá nhân lợi 
12 của cây, quả, hoa quen ích của các loại hoa có, một số loại cây ăn 
 thuộc. quả (cây bưởi, cây cam) và một số loại hoa: 
 -Trẻ có một số hiểu Hoa hồng - cúc....
 biết sơ đẳng về ngày - Biện Pháp: Dạy trẻ nói các câu đơn giản về 
 22/12, ngày lễ giáng các loại hoa.VD: Hoa cúc,hoa hồng có 
 8/18 
 Hình ảnh cháu Minh đang hoạt động cùng các bạn
 Ngoài các giờ hoạt động học, tôi còn tổ chức cho Nguyễn Tuấn Minh với 
các bạn tại lớp được vui chơi, hoạtđộng cùng các bạn giúp trẻ được làm quen 
với môi trường bên ngoài, tổ chức liên hoan chúc mừng sinh nhật các bạnđể 
trẻ xây dựng mối quan hệ giữa trẻ với trẻ, trẻ có ý thức giúp đỡ bạn, tránh bắt 
nạt, xa lánh đối với bạn kém may mắn hơn mình.
 Hình ảnh Minh sinh nhật cùng các bạn và các chơi cùng cháu Minh
 *Xây dựng mối quan hệ giữa cô và trẻ:
 Khi Minh tham gia vào các hoạt động tôi luôn bổ sung các kiến thức mà 
cháu tiếp thu chậm cũng như những kiến thức mà cháu còn chưa tiếp thu được. 
Trong quá trình cháu tham gia vào các hoạt động tại lớp tôi luôn quan tâm, bao 
quát, gần gũi, khuyến khích kịp thời để cháu tiếp thu bài tốt, nhanh chóng hòa 
nhập với môi trường học tập bình thường. Ngoài ra tôi còn có những phần 
thưởng nhỏ để khuyến khích khi cháu trở nên ngoan hơn, Minh tỏ ra rất vui vẻ 
gần gũi hơn tự tin thích đến lớp và hòa đồng với các bạn.
 3.2. Xây dựng môi trường vật chất
 Môi trường vật chất trong trường, lớp mầm non chính là các đồ dùng, 
trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cô và trẻ. 
Thông qua đó, trẻ dễ dàng nhận biết, phân biệt, khám phá thế giới xung quanh. 
Đặc biệt, nó còn quan trọng hơn nhiều đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ hoà 
nhập. Tuy nhiên, thực tế ở trường, lớp mầm non chưa có đồ dùng dành riêng cho 
trẻ hoà nhập. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi và các đồng nghiệp làm đồ 
dùng sáng tạo, thiết kế các chủ đề sự kiện của tháng, nội dung giáo dục trẻ phù 
 10/18 cầu thang với sự giúp đỡ của cô, tôi thấy rõ sự tiến bộ của trẻ. Đây quả là niềm 
vui của tôi, các cô và gia đình cháu Minh.
 Hìnhảnh cháu Tuấn Minh tập cùng các bạn thể dục sáng
 4.2. Hoạt động học
 Trong hoạt động học để không làm ảnh hưởng đến các bạn khác tôi 
thường cho cháu Minh ngồi gần cô để dễ quan sát. Cháu bị chậm phát triển thể 
chất nên cháu rất hay quên nên rất khó cho tôi trong việc dạy cháu. Cháu thường 
hay lơ đãng không chú ý, tôi phải nhắc nhở cháu nhiều lần. Đối với các bài thơ 
khi dạy cháu tôi thường đọc rất chậm từng câu ngắn trong bài thơ, bài hát, có 
những từ khó tôi giảng giải cho cháu hiểu và đọc lại nhiều lần nhấn mạnh để trẻ 
đọc theo cô. Mỗi ngày tôi dành riêng cho cháu 10 -15 phút để dạy cháu đọc thơ 
và trò chuyện cùng cháu.
 Đối với giờ kể chuyện ngoài việc kể cho cháu nghe cùng các bạn trong lớp, 
đến hoạt động chiều tôi lấy sách tranh truyện có hình ảnh ra để đọc cho cháu nghe, 
kể cho cháu nghe nhiều lần và cho cháu chỉ vào truyện để cháu biết tên các nhân vật 
trong câu chuyện, ngoài ra cô gợi ý hỏi trẻ về tính cách của các nhân vật để cháu 
Minh trả lời rèn kỹ năng nghe và tư duy ghi nhớ của trẻ qua giờ kể chuyện.
 Hình ảnh: Cô đang kể chuyện cho trẻ nghe.
 Đối với hoạt động vận động, vì cháu Minh hạn chế về khả năng vận động 
nên tôi quan tâm và giúp đỡ cháu khi thực hiện vận động được tốt hơn. tôi thường 
xuyên dành thời gian linh hoạt trong một ngày hoạt động để hướng dẫn them cho 
cháu Minh giữa cô và trẻ trong hoạt động thể chất nhiều hơn xo với bạn.
 12/18

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoa_nhap_trong_truon.doc