SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành một số biểu tượng sơ đẳng về Toán một cách tốt nhất trong trường mầm non
Môn toán có thể mang lại cho trẻ sự phát triển tư duy đồng thời thông qua môn toán trẻ có thể tìm hiểu khám phá thêm về thế giới xung quanh mình, đến với môn toán trẻ sẽ trở nên tích cực hơn, nhanh nhẹn hơn, trẻ biết đếm, biết phân biệt nhiều hơn, ít hơn, trẻ biết tách gộp chia một nhóm thành hai nhóm trong phạm vi 5, biết về các hình các khối, biết so sánh chiều dài, chiều cao của hai hoặc ba đối tượng, biết xác định các phía của bản thân và của bạn khác ..Như vậy, trẻ sẽ dần dần hình thành những biểu tượng sơ đẳng về toán. Chính vì hoạt động làm quen với toán rất quan trọng với trẻ mầm non nên không thể thiếu được sự truyền thụ nhiệt tình của các giáo viên mầm non. Hoạt động làm quen với toán với trẻ thật cứng nhắc và khó tiếp thu, vì vậy, Giáo viên cần tìm tòi nghiên cứu để tìm hiểu những kiến thức mang đến cho trẻ sao cho đơn giản, dễ hiểu và phải gây được hứng thú của trẻ thì trẻ mới tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Do vậy, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành một số biểu tượng sơ đẳng về toán một cách tốt nhất trong trường mầm non ” để nghiên cứu để có những biện pháp để trẻ có thể pháp triển tốt nhất ở lĩnh vực này.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành một số biểu tượng sơ đẳng về Toán một cách tốt nhất trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành một số biểu tượng sơ đẳng về Toán một cách tốt nhất trong trường mầm non
Sáng kiến kinh nghiệm thể nắm được toán thì giáo viên cần gần gũi, hòa mình với trẻ trong các hoạt động học hay hoạt động vui chơi. Học toán vừa giúp trẻ phát triển nhận thức, có những hiểu biết về thế giới xung quanh, về số lượng trong phạm vi 5, kích thước, khả năng định hướng trong không gian, khả năng chú ý, khả năng ghi nhớ, cung cấp các kiến thức sơ đẳng về toán cho trẻ ngay từ thủa ấu thơ, làm nền tảng cho sự phát triển sau này của trẻ một cách tốt nhất. Đặc biệt môn làm quen với toán là một môn cứng nhắc, khô khan, gò bó, khó hiểu đối với trẻ mầm non. Vì thế nên giờ toán các cô cần mang đến cho trẻ nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, mới lạ để gây sự chú ý của trẻ. Từ đó, trẻ có thể lĩnh hội, chú ý nghe và làm theo cô. Với hoạt động làm quen với toán không chỉ là cô làm cho trẻ xem, hay trẻ chỉ nghe cô nói mà trẻ còn được xếp, đếm và chơi với những đồ dùng trực quan mới lạ đẹp mắt mà giáo viên mang đến cho trẻ trong các giờ. b. Cơ sở khoa học: Trong quá trình cho trẻ tiếp xúc các hoạt động làm quen với toán, bằng kỹ năng sư phạm cùng với nghệ thuật lên lớp của mình, cô giáo ở trường mầm non sẽ hướng trẻ vào các hoạt động làm quen với toán một cách nhẹ nhàng nhất. Đối với trẻ ở tuổi mẩu giáo nhỡ (4-5 tuổi), kiến thức về toán của trẻ mới chỉ đơn giản về đếm, thêm bớt tách gộp trong phạm vi 5, các phía của bản thân và của bạn khác .............Trên cơ sở những gì trẻ tiếp thu được ở lứa tuổi trước mà cô cung cấp các kiến thức mới cho trẻ. Khi cung cấp một kiến thức mới cô đều phải cho trẻ được ôn lại kiến thức cũ mà trẻ đã học có liên quan đến kiến thức mới. Để trẻ mầm non phát triển một cách toàn diện không chỉ là chỉ biêt múa, hát, đọc thơ, kể truyện, bên cạnh đó trẻ còn biết hoạt động tập thể, được làm quen với thế giới xung quanh, với toán. Vì thế, các giáo viên cần cho trẻ được tiếp cận, làm quen với toán ở mọi lúc mọi nơi, lúc học lúc chơi, các giáo viên không chỉ dạy trẻ ở trên lớp mà các cô nên trao đổi, kết hợp với phụ huynh về nhà dạy thêm các con để các con có thể nắm chắc các kiến thức sơ đẳng về toán một cách tốt nhất. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Trong quá trình giảng dạy tôi thấy môn toán là môn cứng nhắc, khó nhớ nhưng tôi vẫn luôn cố gắng để trẻ có thể nắm được kiến thức tốt nhất. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. - Có máy tính, mạng để có thể ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng cho trẻ trong các giờ học làm quen với các hoạt động làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán. - Trẻ đi học đều, đúng giờ nên việc dạy trẻ trong giờ học cũng tương đối thuận lợi, không bị gây mất hứng thú khi đang giờ học mà có trẻ xin vào lớp làm ảnh hưởng đến kết quả của tiết học. - Đồ dùng học toán của cô và trẻ tương đối đầy đủ. 2.2. Khó khăn: - Nghệ thuật lên lớp của giáo viên còn hạn chế. - Số trẻ trong lớp 2 độ tuổi, nên kiến thức của trẻ còn hạn chế, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. 2 Sáng kiến kinh nghiệm hoạt động tích cực và sáng tạo, trẻ sẽ tiếp thu bài nhanh hơn đối với hoạt động làm quen với toán trước đây. Ví dụ: + Từ những vỏ hộp bánh hình chữ nhật giáo viên có thể làm ra được chiếc ti vi hay cái tủ quần áo, tủ lạnh để sử dụng trong các hoạt động dạy trẻ về các hình. + Với những tranh ảnh đẹp mắt mà giáo viên tìm trên internet giáo viên có thể giúp trẻ để trẻ học đếm trong phạm vi 5 hoặc nhận biết về màu sắc, các hình... + Sa bàn: đa số được tôi sử dụng trong các giờ học toán số lượng trong hoạt động ôn về nhận biết đếm đúng các nhóm có số lượng trong phạm vi 5. Cụ thể: Trong chủ điểm: Thực vật: tôi có thể cho trẻ thăm quan khu vườn của nhà bạn Thỏ, thăm quan vườn cây ăn quả., với chủ điểm: Động vật: Mời các con đến thăm vườn bách thú. Khi đếm với sa bàn các con sẽ được quan sát với những nhóm đò vật, con vật mới lạ nên các con sẽ rất thích thú, rồi các con sẽ được đếm để củng cố nhóm đã học và các con sẽ được đặt thẻ số bên cạnh nhóm đó để củng cố các số đã học. 3.2. Tạo không khí sôi nổi trong giờ học: Trong một giờ hoạt động giáo dục nói chung và trong hoạt động làm quen với toán nói riêng thì giáo viên nên linh hoạt tổ chức cho các trẻ được tham gia hoạt động một cách logic sôi động, không nên để thời gian trống trong giờ hoạt động phải luân chuyển thay đổi làm sao cho giờ học không bị nhàm chán, không khí trong lớp luôn sôi nổi tránh hiện tượng trẻ đùa nghịch hoặc ngồi nhìn ra ngoài không chú ý lên cô, mà trẻ hứng thú hoạt động và giờ học lại đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì thế thì giáo viên cần lựa chọn các thủ thuật cho phù hợp để tổ chức các hoạt động cho trẻ. Để trẻ có thể hứng thú với giờ học thì ngay từ khi bắt đầ u vào giờ học thì giáo viên phải gây được sự thích thú và chú ý của trẻ. Ngay từ hoạt động ổn định tổ chức thì giáo viên nên chọn nội dung phù hợp với lứa tuổi, với sự thích thú của các con, giáo viên có thể sử dụng những bài thơ, bài hát, những trò chơi vận động nhẹ nhàng. để trẻ hứng thú và tập trung vào cô. Và lúc cô tặng rổ cho trẻ bằng cách phát rổ cho trẻ hay cho trẻ tự lấy rổ rồi về tổ thì cô cũng cần sử dụng những hình thức khác nhau để trẻ thích, tránh sự nhàm chán. Ví dụ như có thể cô bật một đoạn nhạc nhẹ cho trẻ lấy rổ và về tổ, có thể cả lớp đi vòng tròn hát và vận động một bài hát có nhạc sau đó đi lấy rổ và về tổ ngồi. rất nhiều hình thức khác nhau để tổ chức. Trong giờ học giáo viên nên hỏi nhiều cá nhân trẻ trẻ lời để trẻ tiếp thu kiế n thức sâu hơn và tránh hiện tượng trẻ ngồi quá lâu gây nhàm chán dẫn đến hiện tượng nói chuyện riêng hoặc đùa nghịch. Trong một giờ học cô nên tuyên dương trẻ trước lớp kịp thời để trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng. Hiện nay, các giáo viên nên dạy trẻ làm quen với toán dưới nhiều hình thức khác nhau: có thể tổ chức tiết học như một trò chơi xuyên suốt từ đầu tiết học cho đến khi kết thúc tiết học. Như vậy, trẻ sẽ tránh sự nhàm chán, trẻ rất thích được Sáng kiến kinh nghiệm tham gia các hội thi, các trò chơi khác nhau như hội thi: “Nhà toán học tài ba” hay “ Những nhà thợ may thông thái”, chỉ bằng những cái tên các đội chơi ngộ nghĩnh 4 Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy trẻ chia nhóm đối tượng: Giáo viên cho trẻ thực hiện trực tiếp trên đồ dùng trực quan từ việc cho trẻ chia nhóm với nhiều hình thức giúp trẻ hứng thú. Từ đó, giúp trẻ cảm nhận được tính chất nội dung của tiết học. 3.4. Cho trẻ làm quen với toán trong giờ chơi hoặc hoạt động góc: Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể nắm được nắm được hết các kiến thức sơ đẳng về toán như về tập hợp số lượng, định hướng, không gian..., vì ở lứa tuổi này trẻ rất dể nhớ mà mau quên. Ta cần cho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc mọi nơi, ở giờ chơi và hoạt động góc. Gìờ hoạt động góc trẻ được tham gia chơi rất hồn nhiên mạnh dạn. Có thể trẻ tự đố nhau, chia nhóm.. Chính vì thế khi thực hiện các chủ đề đang học tại các góc chơi của trẻ thì tôi thường tạo môi trường học phong phú cho trẻ “Chơi mà học, học mà chơi”. Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc giáo viên cho trẻ chơi với những hạt gấc, trẻ có thể xếp những hạt gấc thành nhóm, sau đó đếm xem mỗi nhóm có mấy. Đối với hoạt động chung cần có sự chuẩn bị cho trẻ làm quen trước ở mọi lúc mọi nơi về các hoạt động, có thể dạy trẻ vào lúc chơi hoặc vào lúc trẻ chơi hoạt động góc. Ngoài việc giáo dục đồng bộ cho trẻ, tôi luôn quan tâm đến kiến thức cá nhân trẻ để có kế hoach bồi dưỡng cho trẻ. Ví dụ: Tôi biết có những trẻ có kỹ năng thêm bớt so sánh tốt. Sau đó, tôi sẽ có kế hoạch bồi dưỡng thêm, giúp đỡ trẻ phát huy khả năng, kiến thức của trẻ. Đối với những trẻ còn yếu, tôi cũng nắm bắt gần gũi động viên trẻ để trẻ cố gắng theo các bạn dần dần hòa nhập cùng cả lớp. Để đạt được hiệu quả trong giờ hoạt động chung giáo viên phải có kế hoạch, biện pháp, kinh nghiệm tổ chức những hoạt động nhằm nâng cao khả năng kiến thức về toán học cho trẻ như: Tổ chức cho trẻ đếm, nhận biết các nhóm đồ vật, nhận biết mối quan hệ hơn kém, chia nhóm đối tượng ở mọi lúc, mọi nơi. 3.5. Cho trẻ làm quen với toán trong giờ hoạt động khác: Trong mọi giờ học khác đều có thể tích hợp môn làm quen với toán để củng cố thêm kiến thức toán học cho trẻ, để củng cố trong giờ học khác thì giáo viên cần sử dụng một cách nhẹ nhàng, liên kết chặt chẽ với tiết học. Ví dụ: * Trong hoạt động tạo hình: "Vẽ những bông hoa" theo đề tài. Giáo viên có thể tích hợp thêm toán trong lúc quan sát đàm thoại những bức tranh mẫu: Cô hỏi trẻ các bộ phận của bông hoa? Cô cho trẻ đếm cánh hoa: 1 2 3 4 5 tất cả là 5 cánh. -> Giúp trẻ được củng cố thêm kiến thức nhận biết đếm nhóm có số lượng 5. Sau đó, Cô có thể yêu cầu trẻ giơ tay cầm bút lên và hỏi trẻ đó là tay gì? Rồi cho trẻ vẽ trên không. -> Giúp trẻ được củng cố về tay phải, tay trái * Trong giờ khám phá khoa học xã hội: Tìm hiểu một số loại quả (chủ đề: Thực vật). Khi cho trẻ chơi trò chơi củng cố: “Thi xem ai nhanh”, khi kiểm tra kết quả của các đội chơi giáo viên cần cho trẻ được cùng đếm kết quả, như vậy sẽ củng cố thêm về kỹ năng đếm cho trẻ. 6 Sáng kiến kinh nghiệm II. Chuẩn bị: - Trẻ: Mỗi trẻ 1 rổ đồ có 4 con cá, 4 con mèo, 2 chiếc đĩa, 1 bảng gài các thẻ số từ 1, 3, 2 thẻ số 2. + 4 Nhà 2 nhà có 2 con vật, 2 nhà có 3 con vật. + Lô tô nhóm có 1, 2 quả cho trẻ chơi trò chơi. + 3 bức tranh có 2 cây, mỗi cây có 2 cành. - Cô: + Giáo án điện tử. + Máy tính, loa, que chỉ. + Sa bàn vườn có 1 số cây, rau. IlI.Cách tiến hành: Hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ I. Ổn định - Cho trẻ chào. - Trẻ chào. tổ chức. - Giới thiệu hội thi: "Nhà toán học tài ba". - Vỗ tay - Đến tham dự hội thi này gồm có 3 đội: + Đội hoa hồng. + Đội hoa cúc. + Đội hoa sen. II. Nội dung * Phần 1: “Thử sức”. dạy: Bây giờ, các bạn hãy cùng tôi đi đến thăm nông + Thăm nông HĐ1: Phần trại. trại, đếm và 1: Ôn luyện Các bạn hãy quan sát và đếm nhanh xem nhóm đặt thẻ số. đếm trong nào có số lượng là 2 (3, 4) nhé. phạm vi 4. Cô chỉ vào nhóm đó và trẻ đếm. Đặt thẻ số tương ứng. Thưởng hoa cho các đội. Thưởng cho mỗi bạn một rổ và một bảng gài. HĐ 2: Phần * Phần 2: “Thử tài hiểu biết”. 2: Dạy trẻ * Cô cho trẻ tách- gộp 4 thành 2 nhóm theo tách và gộp yêu cầu của cô: nhóm có số - Lần 1: Cô cho trẻ tách- gộp 4 thành nhóm có 1 lượng 4. và nhóm có 3. * Tách 4 thành nhóm có 1 và nhóm có 3: + Cô cho trẻ lấy tất cả các con mèo ra. -1 2 3 4 tất cả + Các con đếm xem có mấy con mèo? là 4 con mèo. + Cô gắn thẻ số 4 lên bảng. + Các con hãy xếp 4 con mèo thành 2 hàng, 1 hàng + Trẻ xếp. có 1 và 1 hàng là số mèo còn lại nào. + Hàng 1 mèo thì gắn thẻ số mấy? + Thẻ số1. + Lấy thẻ số 1 gắn vào hàng 1 mèo. + Gắn thẻ số + Các con đếm xem hàng còn lại có mấy mèo? 1. + Đặt thẻ số mấy? Lấy thẻ số đặt vào. + 1 2 3 tất cả + Nêu kết quả: Xếp 4 mèo thành 2 hàng như vậy là 3 con mèo. mỗi hàng có mấy mèo? Cô gọi 2-3 trẻ nêu kết quả. + Thẻ số 3. 8
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hinh_thanh_mot_so_bi.docx
- SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành một số biểu tượng sơ đẳng về Toán một cách tốt nh.pdf