SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi chơi tốt các trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi cho trẻ .
Trò chơi dân gian bên cạnh việc khuyến khích rèn luyện sức khỏe, thể hiện sự khéo léo của trẻ còn góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết ,sự tương trợ đoàn kết giúp đỡ nhau của trẻ.
Trò chơi dân gian không chỉ mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, mà còn kích thích trí thông minh của trẻ ,có những trò chơi đạt tới trình độ nghệ thuật, mang tính thẩm mỹ cao.
Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà còn ở cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hóa mạnh mẽ. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.
doc 19 trang skmamnon 13/06/2024 1100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi chơi tốt các trò chơi dân gian", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi chơi tốt các trò chơi dân gian

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi chơi tốt các trò chơi dân gian
 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng làm quen với các biểu tượng về số đếm cho trẻ 5 - 6 tuổi
kiến thức mới thông qua các trò chơi còn hiệu quả hơn nhiều các phương pháp 
dạy học thông thường.
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non, các nhà giáo dục luôn 
luôn trú trọng việc đưa các trò chơi vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Là 
một giáo viên Mầm non, hằng ngày tôi cũng thường xuyên tổ chức các trò chơi 
cho trẻ. Bên cạnh những loại trò chơi cho trẻ thường được các cô giáo mầm non 
áp dụng: Trò chơi học tập,trò chơi đóng kịch, chơi biểu diễn..., có một loại trò 
chơi được tôi thường xuyên sử dụng và cũng được trẻ hào hứng ủng hộ, đó là: 
Trò chơi Dân gian.
 Theo tôi, chơi các trò chơi dân gian đem đến nhiều lợi ích cho cô và trẻ. 
Các trò chơi dân gian phần lớn đều có phần lời ca là những bài đồng dao rất vần, 
dễ nhớ, dễ thuộc, hình thức chơi vừa vui nhộn lại dễ chơi nhưng không kém 
phần hứng thú, ai đã từng chơi các trò chơi dân gian ngày còn thơ bé, đảm bảo 
trò chơi đó sẽ in vĩnh viễn vào tâm trí cho đến mãi về sau. Do đó, khi cô tổ chức 
cho trẻ chơi các trò chơi này không phải dày công chuẩn bị vất vả, rèn rũa lâu 
dài để trẻ thuần thục, thêm vào đó, khi đã được cô hướng dẫn trẻ sẽ hoàn toàn có 
thể tự tổ chức chơi mọi lúc mọi nơi. Việc tổ chức chơi và đọc các bài đồng dao 
góp phần phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ, làm giàu tâm hồn trẻ.Ở một khía 
cạnh cao hơn,việc cô giáo dạy trẻ các trò chơi dân gian và việc hằng ngày trẻ 
chơi các trò chơi dân gian là đang góp công sức của mình để phát triển một nền 
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
 Nhiều năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: "Xây 
dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực" trong đó có nội dung đưa trò 
chơi dân gian vào trường học.Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi 
dân gian thực sự có hiệu quả,lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó 
với các giáo viên, đặc biệt đối với giáo viên mầm non.
 Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ 
chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin trình bày 
sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: "Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 
tuổi chơi tốt các trò chơi dân gian” 
 3. Mục đích nghiên cứu: 
 Trò chơi dân gian, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi cho trẻ .
 Trò chơi dân gian bên cạnh việc khuyến khích rèn luyện sức khỏe, thể 
hiện sự khéo léo của trẻ còn góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết ,sự tương trợ 
đoàn kết giúp đỡ nhau của trẻ.
 Trò chơi dân gian không chỉ mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể 
lực, mà còn kích thích trí thông minh của trẻ ,có những trò chơi đạt tới trình độ 
nghệ thuật, mang tính thẩm mỹ cao. 
 2/18 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng làm quen với các biểu tượng về số đếm cho trẻ 5 - 6 tuổi
 II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận. 
 2. Khảo sát thực trạng.
 * Đặc điểm tình hình của lớp: Đầu năm 2018-2019,được sự phân công 
của nhà trường tôi dạy lớp 4 tuổi B3 theo chương trình mầm non mới tôi đã 
nhận thấy một số điều kiện thuận lợi và khó khăn sau: 
 a. Thuận lợi: 
 - Theo sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục Huyện Ba 
Vì và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban Giám Hiệu trường mầm 
non .Trong năm học này nhà trường đã xây dựng lịch trình tổ chức giao lưu trò 
chơi dân gian cho tất cả các khối lớp.
 - Trẻ mẫu giáo nhỡ mạnh dạn, tự tin,thông minh, thích tham gia vào các 
trò chơi,đặc biệt là các trò chơi dân gian.
 - Bản thân tôi là một giáo viên xuất phát từ nông thôn. Chính vì vậy, 
những trò chơi dân gian của trẻ con đã gắn bó với tôi trong suốt cả thời gian qua.
 - Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất nhiều 
trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc,phù hợp với trẻ mầm non.
 - Lớp học rộng rãi,sân chơi thoáng mát,đủ rộng để tổ chức trò chơi dân 
gian cho trẻ.
 b. Khó khăn: 
 - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi dân gian đã có,tuy nhiên còn ít, 
chưa phong phú.
 - Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những trò 
chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người 
chơi phải tư duy trong quá trình chơi.
 - Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc 
chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng 
thú.
 - Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích 
tham gia vào các hoạt động tập
 Do đó việc phát huy tốt trò chơi dân gian cho trẻ còn hạn chế.
 3. Khảo sát thực tế:
 Khi chưa thực hiện đề tài này tôi đã tìm hiểu khả năng nhận biết của trẻ 
qua khảo sát cụ thể trẻ lớp tôi như sau : 
 Tổng số trẻ của lớp 4 tuổi B3: 39 cháu
 4/18 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng làm quen với các biểu tượng về số đếm cho trẻ 5 - 6 tuổi
số yêu cầu như:Sưu tầm và sử dụng trò chơi gắn với nội dung của chủ đề. Các 
trò chơi có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống của trẻ. Trò chơi mang đến cho 
trẻ nhiều cơ hội tham gia tích cực vào hoạt động. Nội dung chơi, cách thức chơi 
phù hợp với đặc điểm của trẻ .Vai trò của người giáo viên trong việc thực hiện 
công việc này rất quan trọng, giáo viên cần chủ động trong việc sưu tầm các trò 
chơi dân gian, định hướng được cách có thể cung cấp nguồn trò chơi dân gian để 
sử dụng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Như chúng ta đã biết trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng 
nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ. Vì thế, tôi luôn có sự cân 
nhắc lựa chọn cho phù hợp nếu không sẽ không đạt hiệu quả, phản tác dụng giáo 
dục.Ngoài vốn hiểu biết sẵn có tôi tìm hiểu thêm trên mạng, trong sách báo, cẩm 
nang 100 trò chơi dân gian Việt Nam Sau khi sưu tầm các trò chơi tôi phân loại 
và giới hạn một số trò chơi cụ thể như sau: 
 1 Trò chơi luyện tinh mắt dẻo Trò chơi: Trồng nụ trồng hoa, Nhảy lò cò, 
 chân. nhảy dây, đá cầu, bắn bi, nu na nu nống.
 2 Trò chơi luyện sự phán Trò chơi : Ô ăn quan, cờ gánh, chơi chuyền 
 đoán, tính toán chính xác. 
 3 Trò chơi phát hiện sự nhanh Trò chơi: Kéo co, rồng rắn lên mây, cướp 
 nhẹn, khéo léo phát huy tinh cờ
 thần tập thể.
 4 Trò chơi rèn luyên sự phán Trò chơi: Bịt mắt bắt dê, bỏ khăn 
 đoán, thính tai.
 Mỗi trò chơi cần có không gian phù hợp tổ chức mới phát huy được tác 
dụng của nó cụ thể như sau: 
 Tận dụng không gian rộng, thoáng cho trẻ chơi các trò chơi như : Rồng 
rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, nhảy dây, nhảy lò còNhằm rèn luyện và phát triển 
thể lực cho trẻ.
- Ở trong lớp học giờ hoạt động góc: Nên cho học sinh chơi theo nhóm :Ô ăn 
quan, chơi chuyền, kéo cưa lừa xẻ, cờ gánh.
 * Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ 
chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian
 + Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian: 
 Trò chơi dân gian là trò chơi xuất phát từ cuộc sống lao động. Các nguyên 
liệu để chơi các trò chơi dân gian có rất nhiều từ trong cuộc sống xung quanh 
trẻ. Trẻ có thể tự tìm tòi, sưu tầm, tự phân loại để biến chúng thành những 
 6/18 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng làm quen với các biểu tượng về số đếm cho trẻ 5 - 6 tuổi
không gian chơi gắn liền với các loại trò chơi, từ đó lập kế hoạch tổ chức các trò 
chơi dân gian trong chủ đề cho phù hợp theo các bước.
 + Bước 1:Khảo sát không gian chơi cho trẻ để nắm được các vị trí chơi đó 
có thể tổ chức theo những hình thức khác nhau: Nhóm nhỏ, nhóm lớn, cá nhân 
hay tổ chức, tập thể, không gian chơi đó có thể cho trẻ chơi các trò chơi tĩnh hay 
động.
 + Bước 2:Xác định các vị trí tổ chức chơi cho trẻ sao cho với mỗi vị trí 
trẻ chơi đều có sự giám sát của cô để đảm bảo an toàn cho trẻ chơi.
 + Bước 3:Tổ chức cho trẻ chơi.
 Trong khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian cần chú ý: 
 - Bảo đảm cho trẻ hiểu rõ yêu cầu nội dung và cách thức tổ chức trò chơi.
 Yêu cầu đối với trò chơi có tác dụng định hướng đối với quá trình tổ chức 
trò chơi, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức tương ứng.
 - Nội dung trò chơi giúp cho trẻ biết cần làm gì và cách thức tổ chức trò 
chơi giúp cho học trẻ phải làm thế nào trong khi chơi:Từ đó trẻ sẽ thực hiện trò 
chơi được đúng hướng, với nội dung đầy đủ, với cách thức hoạt động phù hợp. 
 - Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của trẻ trong quá trình 
tổ chức chơi.
 Trẻ không những là đối tượng của hoạt động dạy cũng như của hoạt động 
giáo dục mà điều quan trọng hơn, các cháu là chủ thể nhận thức vì vậy trong quá 
trình tổ chức trò chơi, tôi thường quan tâm đến các mức độ tham gia của trẻ từ 
thấp đến cao: Tôi lựa chọn hướng dẫn và tổ chức trò chơi.
 - Đảm bảo tổ chức trò chơi được tự nhiên, không gò ép.
Khi tổ chức các trò chơi tôi thường giúp trẻ tham gia một cách tự nhiên không 
gò ép, các cháu được vui chơi thoải mái .
 - Bảo đảm luân phiên các trò chơi một cách hợp lý.
 + Đối với trẻ mầm non, khả năng chú ý có chủ định và hứng thú chưa thật 
bền vững.Do đó tôi không tổ chức một trò chơi quá dài mà căn cứ vào yêu cầu 
giáo dục, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để lựa chọn trò chơi thích hợp, 
để có thể luân phiên nhau giúp trẻ chuyển hướng chú ý và hứng thú một cách 
hợp lý .
 - Bảo đảm tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội.
Trong khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi có tính chất đồng đội, tôi luôn quan 
tâm đến yếu tố thi đua có chuẩn và thang đánh giá thành tích của cá nhân cũng 
như thành tích chung của đồng đội.
 8/18 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng làm quen với các biểu tượng về số đếm cho trẻ 5 - 6 tuổi
 Cái đanh thổi lửa
 Con ngựa chết trương
 Ba vương ngũ đế
 Bắt dế đi tìm
 Ù à ù ập
 Đóng sập cửa vào. 
 +Lời bài đồng dao trong trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
 Mời bạn ra đây
 Tay nắm chặt tay 
 Đứng thành vòng rộng
 Chuột luồn lỗ hổng
 Mèo chạy đằng sau
 Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
 Co cẳng chạy theo, 
 bắt mèo hóa chuột 
+ Lời bài đồng dao trong trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”
 Kéo cưa lừa xẻ
 Ông thợ nào khỏe
 Về ăn cơm vua
 Ông thợ nào thua
 Về bú tí mẹ.
 Hoặc: 
 Kéo cưa lừa xẻ
 Làm ít ăn nhiều
 Nằm đâu ngủ đấy
 Nó lấy mất của
 Lấy gì mà kéo 
 Thả đỉa ba ba
 Chớ bắt đàn bà
 Phải tội đàn ông
 Cơm trắng như bông
 Gạo mềm như nước
 Đổ mắm, đổ muối
 Đổ chuối hạt tiêu
 Đổ niêu nước chè
 Đổ phải nhà nào
 Nhà ấy phải chịu.
 10/18

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_choi_tot_cac_tro_cho.doc