SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết đồng cảm và chia sẻ với mọi người xung quanh
Trẻ mẫu giáo nhỡ rất thích sự trìu mến yêu thương, đồng thời rất lo sợ trước những thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của những người xung quanh đối với mình. Nhu cầu đực yêu thương của trẻ mẫu giáo nhỡ thậ là lớn, nhưng điều đáng lưu ý là sự bộc lộ tình cảm của chúng rất mạnh mẽ đối với những người xung quanh, trước hết là với bố mẹ, anh chị, cô giáo. Tình cảm của trẻ phát triển mãnh liệt, đặc biệt là tính đồng cảm và dễ xúc cảm đối với con người và cảnh vật xung quanh. Đây là một thời điểm thuận lợi để giáo dục lòn nhân ái cho trẻ. Trẻ mẫu giáo nhỡ thường kết bạn tùy theo hoàn cảnh cụ thể, nhưng do được chơi trong nhóm bạn bè nên trẻ cũng bât đầu quan tâm đến bạn trong nhóm. Sự đồng cảm và sẻ chia sẽ tiếp thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin cho những người có hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn và giúp họ vơi bớt đi những đau khổ trong cuộc sống; Hơn thế đồng cảm và sẻ chia sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách cho mỗi con người chúng ta, xây dựng nên một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, yêu thương hơn, gần gũi hơn, gắn bó hơn...đó là tiền đề giúp chúng ta sống mạnh mẽ trong cuộc đời.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết đồng cảm và chia sẻ với mọi người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết đồng cảm và chia sẻ với mọi người xung quanh

Từ tình hình thực tế và những khó khăn trên, là một giáo viên được phân công phụ trách lớp nhà trẻ 4-5 tuổi, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để trẻ có những kỹ năng tốt nhất, luôn biết đồng cảm và chia sẻ với mọi người xung quanh mình ở mọi lúc, mọi nơi và tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết đồng cảm và chia sẻ với mọi người xung quanh” để giúp trẻ được phát triển tích cực và toàn diện nhất. 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết đồng cảm và chia sẻ với mọi người xung quanh. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Yên Lạc - Số điện thoại: 0973846003 E-mail: nguyetmnyl@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Nguyệt- Trường Mầm Non Yên Lạc- Huyện Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 5.1. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến. Áp dụng vào các lĩnh vực chăm sóc - giáo dục trẻ 4-5 tuổi. 5.2. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: - Trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện cảm xúc của mình. - Trẻ hiểu cảm xúc của người khác và biết thể hiện hành vi ứng xử phù hợp. - Trẻ có kỹ năng và có ý thức tự phục vụ bản thân, biết giúp đỡ cô giáo, ông bà, bố mẹ một số công việc đơn giản. - Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của sự đồng cảm và chia sẻ đối với trẻ. - Phụ huynh đã quan tâm và đồng hành cùng cô để giáo dục trẻ biết đồng cảm, chia sẻ với mọi người. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 2 năm 2022. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Cơ sở lý luận: Đồng cảm là đồng điệu trong cảm xúc, đó là khi chúng ta thấy người khác khó khăn, hoạn nạn, chúng ta thấy xót thương, hiểu và thông cảm với người đó.Sẻ 2 một số nội dung giáo dục của mình để chủ động hơn trong quá trinh thực hiện các hoạt động giáo dục. Tất nhiên kế hoạch này chỉ là dự kiến, linh hoạt, giáo viên có thể lựa chọn thực hiện phù hợp với các hoàn cảnh, tình huống thực tê của lớp mình. 7.2. Thực trạng việc dạy kỹ năng đồng cảm và chia sẻ cho trẻ 4-5 tuổi trong nhà trường: * Thuận lợi: Trong những năm học vừa qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện Yên Lạc, và các bậc phụ huynh, nhà trường chúng tôi có khuôn viên môi trường đẹp mắt, thu hút trẻ. Nhà trường trang bị cơ sở vật chất tương đối đày đủ cho các haaot động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày. Ban Giám Hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo các tổ chuyên môn trong công tác triển khai dạy các kỹ năng cho trẻ. Khối 4-5 tuổi trong trường toàn bộ là giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, năng động, có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động dạy kỹ năng cho trẻ. Bản thân giáo viên luôn tự tìm tòi học hỏi, bồi dưỡng về nội dung giáo dục các kỹ năng đồng cảm và chia sẻ cho trẻ, qua nhiều các loại tài liệu của ngành, qua trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, qua các đợt bồi dưỡng thường xuyên Phụ huynh hầu hết đều rất quan tâm đến công tác chăm sóc- giáo dục trẻ, cùng cô phối hợp nuôi dạy các con. Trẻ đồng đều về lứa tuổi trong mỗi nhóm lớp. * Khó khăn: Đồ dùng, đồ chơi chưa thật sự phong phú về chủng loại, chưa đầy đủ các đồ dùng để tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng cho trẻ. Trẻ chưa quan tâm, chưa hiểu cảm xúc của khác, chưa biết phản ứng phù hợp với tình huống và hoàn cảnh cụ thể. Đa số chưa biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè và những người xunh quanh. Một số trẻ còn nhút nhát, thụ động. Phụ huynh luôn bao bọc con quá mức, chưa thấy được sự cần thiết và chưa quan tâm đến việc dạy con kỹ năng đồng cảm và chia sẻ. *Kết quả khảo sát đánh giá trẻ trước khi áp dụng sáng kiến 4 Ví dụ: Trong giờ hoạt động chiều tôi đã tổ chức cho trẻ chơi “máy bay của bé”. Tôi chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội chơi sẽ có một tờ giấy A4, 2 hộp ghim cài và một cuộn băng dính 2 mặt. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải gấp được một chiếc máy bay sao cho trên chiếc máy bay đó chở được nhiều ghim nhất. Sau khi gấp xong tôi tổ chức cho các đội thi đua nhau xem đội nào có máy bay bay xa nhất và chở được nhiều ghim nhất đội đó sẽ dành chiến thắng. Trẻ rất hào hứng vì được chơi trên chính sản phẩm mà mình tạo ra Bên cạnh đó, môi trường bên ngoài lớp cũng được tôi trang trí bằng các tranh, ảnh gợi cho trẻ sự cảm động và chia sẻ. Qua môi trường trong và ngoài lớp như vậy mà trẻ thực hiện kĩ năng này ở mọi lúc và mọi nơi. Biện pháp 2: Sử dụng tranh, ảnh, clip để nuôi dưỡng, phát triển khả năng nhạy cảm với mọi người xung quanh. Để trẻ có thể đồng cảm và chia sẻ với ai đó thì điều đầu tiên là trẻ phải có khái niệm về cảm xúc và nhận biết được tâm trạng, cảm xúc của bản thân và của người khác như thế nào. Vì vậy tôi đã cho trẻ nhận biết và gọi tên các cảm xúc của con người bằng cách cho trẻ quan sát tranh, ảnh, clip về các loại cảm xúc (vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giân) và đàm thoại với trẻ, khuyến khích trẻ đọc và tái hiện lại đúng các cảm xúc đó. Qua đó tôi củng cố và khắc sâu những kinh nghiệm của trẻ trong việc nhận biết và thể hiện cảm xúc của bản thân và nhận biết c ảm xúc của người khác. Tôi cho trẻ quan sát các tranh, ảnh, clip về các cảnh ngộ khó khăn để trẻ tưởng tượng, đặt mình vào vị trí của nhân vật, nêu lên những cảm nhận, bộc bạch suy nghĩ của mình về các hoàn cảnh đó, từ đó khơi gợi ở trẻ mong muốn giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Ví dụ: Trong giờ sinh hoạt chiều, tôi cho trẻ xem các tranh, ảnh, clip về bạn nhỏ vùng cao nghèo không có đủ quần áo ấm mặc và cặp sách đến trường hay một số nơi bị bão lũ cuốn trôi nhà cửa...và hỏi trẻ: Con có nhận xét gì về tranh/ảnh/clip? Con cảm thấy như thế nào khi nhìn cảnh bạn nhỏ không đủ quần áo ấm và cặp sách để đến trường hay cảnh tượng bão lũ đã cuốn trôi nhà cửa của người dân miền Trung? Nếu con gặp tình huống như thế này trong cuộc sống , con sẽ làm gì để giúp đỡ họ? 6 Ảnh: Cô và trẻ chơi trò chơi rồng rắn lên mây Bên cạnh đó tôi chú trọng giáo dục trẻ ở các trò chơi đóng vai theo chủ đề khi hoạt hộng góc: Trẻ được đóng vai làm cô bác sĩ, chú công nhân, cô bán hàng, mẹ con hay cô giáo... tôi khuyến khích trẻ nói lên cảm nghĩ của mình về vai chơi mà trẻ đảm nhận. Khi hóa thân vào các nhân vật như vậy trẻ sẽ thấy được sự vất vả của mỗi nghề, và dần hình thành cho mình sự cảm thông chia sẻ với mọi người. Ảnh: Trẻ chơi chơi đóng vai bác đầu bếp 8 Ảnh: Hoạt động làm quen văn học *Giáo dục trẻ thông qua ngày hội, ngày lễ Các sự kiện sinh hoạt tập thể như các ngày hội, ngày lễ, tết là sự trải nghiệm tổng hợp các kỹ năng cho trẻ. Giáo viên có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động, từ đó giúp trẻ hình thành và phát triển năng lực của mỗi cá nhân và phát huy tốt hơn những kỹ năng của trẻ, đặc biệt là kỹ năng đồng cảm và chia sẻ. Ví dụ: Ngày Tết trung thu, tôi cho trẻ tham gia các hoạt động làm đèn lồng, trang trí lớp, cùng cô bày mâm ngũ quả. 10 * Giáo dục trẻ thông qua những tình huống cụ thể để trẻ được trải nghiệm: Giáo viên có thể đặt ra các tình huống cho trẻ tự thực hành trải nghiệm và giải quyết vấn đề. Ví dụ: Sắp đến giờ ăn trưa tôi tạo tình huống cô giáo bị mệt và cho trẻ đưa ra cách xử lý của mình; Có trẻ sẽ hỏi han cô giáo “Cô bị mệt ạ, con có thể làm gì giúp cô ạ?”, rồi cho trẻ thực hành những việc vừa sức để giúp cô như trẻ kê bàn ghế, chuẩn bị khăn lau tay, lau miệng... Ảnh: Trẻ hỏi han cô khi cô mệt Hay ở lớp tôi có cháu Tú là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, cha bị bệnh mất sớm, cháu ở với ông bà ngoại, thiếu thốn tình cảm của bố mẹ...tôi cũng quan tâm tới, gần gũi, hỏi han cháu nhiều hơn, đồng thời nói cho cả lớp biết về hoàn cảnh của bạn Tú như vậy. Cho trẻ đặt mình vào hoàn cảnh của bạn để suy nghĩ “Nếu con là bạn Tú thì con mong muốn điều gì?”, “Vậy con sẽ làm gì để chia sẻ với bạn Tú?”. Từ đó trẻ sẽ thể hiện những suy nghĩ của trẻ “con sẽ chia đồ chơi của mình cho bạn”, “ở lớp con sẽ chơi với bạn nhiều hơn để bạn vui”... Tôi đưa ra nhiều tình huống vậy và hướng trẻ tới các suy nghĩ và hành động cảm thông, chia sẻ với mọi người... Ngoài ra tôi còn tăng cường tổ chức cho trẻ lao động tự phục vụ và lao động tập thể, các hoạt động thi đua, tạo cơ hội cho trẻ được làm việc cùng nhau, thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ của mình với các bạn và cô giáo 12 Ảnh: Trẻ đỡ bạn dậy khi bạn ngã Ở hoạt động nêu gương cuối ngày tôi đã tổ chức hoạt động “Ống kính bé ngoan”. Đó là tôi đã chụp lại các khoảnh khắc hoạt động trong ngày, đến cuối ngày cho trẻ cùng nhau xem lại và bình bầu xem bạn nào làm được nhiều việc tốt nhất bạn đó sẽ trở thành ngôi sao trong ngày. Trong hoạt động tôi sẽ hỏi các con: Vì sao bạn là ngôi sao trong ngày? Bạn đã làm được những việc gì tốt? Con có muốn làm ngôi sao trong ngày không?... Ảnh: Hoạt động nêu gương cuối ngày 14 Ảnh: Cô trao đổi với phụ huynh giờ đón trẻ Tôi còn lập nhóm Zalo lớp, hàng ngày tôi luôn gửi hình ảnh các khoảnh khắc của các con trên lớp và trao đổi với phụ huynh nhắc nhở các hành vi chưa tốt cũng như động viên con khi con có nhiều hành vi tốt, biết chia sẻ với bạn bè và cô giáo. Nhờ có sự kết hợp của phụ huynh mà trẻ có được sự giáo dục thống nhất cả khi ở nhà và ở lớp, trẻ phát triển và tiến bộ từng ngày. 7.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ và tình hình thực tế của đơn vị, mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục trẻ 4- 5 tuổi ở trường Mầm non Yên Lạc và có thể áp dụng cho độ tuổi độ tuổi 4-5 ở các trường mầm trong huyện. 8. Những thông tin cần được bảo mật. ( Không có) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. * Về cơ sở vật chất: Máy tính, máy chiếu, loa, đàn; Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động, những tài liệu liên quan đến đề tài * Về con người: Học sinh , phụ huynh và giáo viên khối 4- 5 tuổi, trường mầm non Yên Lạc – Huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu. 16 Trẻ biết giúp đỡ cô giáo và 26 15 57,7 11 42,3 25 96,2 1 3,8 38,5 người thân một số việc đơn giản. Từ bảng khảo sát trên chúng ta thấy: - Trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện cảm xúc của mình. - Trẻ hiểu cảm xúc của người khác - Trẻ biết thể hiện hành vi ứng xử phù hợp với tình huống và tâm trang của người khác. - Trẻ có kỹ năng và ý thức tự phục vụ bản thân * Đối với phụ huynh: Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của sự đồng cảm và chia sẻ đối với trẻ. 100 % phụ huynh đã quan tâm và đồng hành cùng cô để giáo dục trẻ biết đồng cảm, chia sẻ với mọi người. Vậy để giúp trẻ biết cảm thông và chia sẻ, trước hết giáo viên phải vững về lý thuyết, hiểu rõ việc cần làm, từ đó thiết kế môi trường lớp học, tổ chức mọi hoạt động giáo dục chú trọng khơi gợi, phát huy ở trẻ những đức tính tốt đẹp nhất, góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu. Nhà trường và tổ chuyên môn đã thành công trong công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh quan tâm tới việc giáo dục các kỹ năng đồng cảm và chia sẻ cho các con để cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã có ý thức tốt trong việc rèn các kỹ năng đồng cảm và chia sẻ cho trẻ và tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, phối hợp nhịp nhàng với phụ huynh để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ được phát triển toàn diện. Các bậc phụ huynh quan tâm và phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục các kỹ năng đồng cảm và chia sẻ, ủng hộ về tài chính cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho tương lai đất nước. Sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi biết đồng cảm và chia sẻ với mọi người xung quanh” của tôi được nhà trường đánh giá xếp loại Tốt và với những biện pháp này thì các giáo viên khối lớp 4-5 tuổi trong trường và các trường 18
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_biet_dong_cam_va_chi.docx