SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 nâng cao khả năng cảm thụ văn học

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lôgic, có trình tự, chính xác và có hình ảnh một nội dung nhất định. Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sữ dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang tính đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ 4- 5 tuổi sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Giai đoạn này trẻ đã có khả năng trình bày ý nghĩa của sự vật hiện tượng, khả năng hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển. Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học là môn học không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy việc nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong thời đại mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non.
Làm quen tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt trẻ cảm nhận những cái giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật.
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cấn giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật; giữa lời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật; Giữa không khí, âm sắc, giọng điệu chung của tác phẩm văn học và hành động văn học. Chưa yêu cầu trẻ phải nhớ hết mối quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt quan hệ chính phụ trong truyện mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong các mối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm
doc 20 trang skmamnon 09/07/2024 760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 nâng cao khả năng cảm thụ văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 nâng cao khả năng cảm thụ văn học

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 nâng cao khả năng cảm thụ văn học
 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 nâng cao khả năng cảm thụ văn học
 Đối với nghành giáo dục yêu cầu trẻ “học mà chơi, chơi mà học” thông 
qua các tác phẩm văn học trẻ tiếp nhận các kiến thức của tuổi mình một cách 
nhẹ nhàng, gần gũi hơn. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc 
sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng 
tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất 
quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác 
phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ 
khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực 
tiếp của trẻ về các lĩnh vực: nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên 
khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ 
sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo 
dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ 
phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.
2. Mục đích đề tài.
 Xây dựng các biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ âm 
văn học và đề đề xuất một số kiến nghị biện pháp có ý nghĩa để giúp trẻ cảm 
nhận tốt hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 - Đối tượng: Trẻ trong độ tuổi 4-5 tuổi trong trường mầm non
 - Thời gian và phạm vi thực hiện: Từ tháng 9 /2018 đến tháng 3 /2019
4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận
 - Phương pháp điều tra khảo sát.
 - Phương pháp trò chuyện.
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp phân tích tổng hợp
 2 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 nâng cao khả năng cảm thụ văn học
 Đặc điểm trẻ lớp tôi phụ trách đa số trẻ từ lớp MGB chuyển lên đều đã 
được làm quen với một số tác phẩm văn học, song không phải trẻ nào cũng 
cảm nhận được cái hay cái đẹp trong mỗi tác phẩm văn học. Trẻ đọc thơ đôi 
khi chỉ đọc theo quán tính, đọc thuộc hết bài thơ, đọc vẹt làu làu chưa phối hợp 
các yếu tố phi ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, chưa bộc lộ cảm xúc.
 Trên thực tế, người lớn – giáo viên mầm non chưa thực sự quan tâm đến 
cảm xúc, khả năng chú ý, khả năng nhận thức cũng như chưa thực sự quan tâm 
đến khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ. Giáo viên chỉ chú ý đến hoạt 
động của mình là chủ yếu như tìm cách chuyển tải đủ nội dung tác phẩm, đảm 
bảo đúng trình tự giáo án, đủ thời gian lên lớpChính vì thế đã làm hạn chế sự 
cảm thụ của trẻ khi đến với tác phẩm văn học.
 Ngoài ra phương pháp lồng ghép tích hợp của giáo viên chưa linh hoạt 
sáng tạo, còn mang tính hình thức, một số giáo viên giọng đọc kể chưa thật sự 
cuốn hút hấp dẫn trẻ, trẻ chưa say mê, hào hứng. Bên cạnh đó việc sử dụng đồ 
dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý, hiệu quả 
trên giờ học chưa cao. Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức 
các hoạt động đóng kịch cho trẻ - nếu có thì chủ yếu là trong giờ học. Còn 
trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có. Yếu tố môi trường 
cũng chưa được chú ý, giáo viên chưa thường xuyên thay đổi câu chuyện, bài 
thơ, các loại sách tranh truyện theo chủ đề nội dung giáo dục; chưa tạo cơ hội 
cho trẻ làm ra và chơi với những nhân vật trẻ thích sau khi nghe cô kể, đọc 
truyện, đọc thơ từ các nguyên vật liệu mở.
 Từ khảo sát và phân tích trên tôi đề ra một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi 
cảm thụ tốt tác phẩm văn học. Nhưng sau khi nghiên cứu đề tài này tôi gặp 
phải những thuận lợi và khó khăn sau:
 a. Thuận lợi.
 Ban Giám Hiệu luôn quan tâm sau sát, giúp đỡ tạo điều kiện cho cô và trẻ 
có đủ dụng cụ phục vụ cho các hoạt động.
 Trường có nề nếp trong moị hoạt động.
 Lớp được trang bị cơ sở vật chất đày đủ, có đủ các góc cho trẻ hoạt động. 
Bố trí các góc phù hợp, lễ lấy đồ dùng, tạo nhiều thuận lợi cho trẻ chơi.
 Giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động.
 Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ tạo mọi điều kiện hỗ trợ về đồ dùng 
đồ chơi
 b. Khó khăn. 
 - Sĩ số trẻ trong lớp đông: 54cháu
 4 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 nâng cao khả năng cảm thụ văn học
 Ngoài ra trong các giờ khi trẻ chuẩn bị ăn cơm, khi trẻ chuẩn bị ngủ tôi 
có thể cho trẻ xem băng hình hoặc nghe cô kể chuyện, đàm thoại cùng cô để 
cung cấp thêm kiến thức cũng như vốn từ để trẻ nâng cao khả năng cảm thụ âm 
nhạc. Trong giờ bình cờ, nhận xét cuối ngày tôi cho trẻ kể lại những việc tốt 
mà trẻ đã làm trong ngày dưới hình thức một câu chuyện.
 Như vậy việc dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi là một hình thức cung cấp kiến 
thức cũng như kỹ năng cho trẻ một cách tự nhiên nhưng lại vô cùng hiệu quả. 
Hình thức này phải được tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục trong những 
điều kiện, tình huống cụ thể và thuận lợi để giáo dục trẻ. Bởi thông qua hình 
thức này, không những giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà qua đó còn 
giúp nâng cao kiến thức cũ và có ham muốn được kể những câu chuyện mới 
sáng tạo , đặc biệt trẻ có nề nếp tham gia các hoạt động học ở trường
Biện pháp 2: Dạy trẻ cảm thụ văn học trên tiết học
 Muốn trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học trước hết cô giáo cần nắm 
bắt được khả năng của trẻ như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt 
động làm quen với tác phẩm văn học giáo viên đứng cùng lớp tổ chức. Qua quá 
trình giảng day tôi khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc 
kể cho trẻ nghe một câu truyện, hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn. Sau 
đó cho từng trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ. Kết quả đạt như sau:
 + 60% trẻ nhớ và nói được nội dung câu truyện , bài thơ.
 + 40% trẻ chỉ nhớ một phần nội dung câu truyện, bài thơ.
Hay tôi có thể hỏi trẻ những câu hỏi thật gần với trẻ như: 
 - Con thích nhân vật nào? Vì sao?
 - Con thích nhât câu thơ nào? Vì sao?
 - Con thây tình tiết nào, phần nào, hay câu từ nào mà con thấy 
ấn tượng( thích ) nhất? Vì sao?
Qua câu trả lời của trẻ tôi có thể nắm bắt được sự cảm nhận của trẻ với các tác 
phẩm văn học như thế nào 
 - Và tôi đã phát hiện ra khả năng cảm thụ văn học còn chậm của nhiều trẻ 
trong lớp tôi như: cháu Văn Minh, Trung Dũng, Quốc Bảo, Cường Thịnh, Linh 
Chi, Diệp Như .
 Từ đó tôi sẽ có các biện pháp phù hợp hơn trong giờ dạy của mình. Sau 
đó phải biết lựa chọn các tác phẩm có nhiều giá trị nghệ thuật cho trẻ cảm 
nhận. Tôi thấy trên thực tế hiện nay giáo viên mầm non đang được khuyến 
khích sáng tác ra các câu chuyện bài thơ để dạy trẻ, điều này cũng tốt tôi không 
 6 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 nâng cao khả năng cảm thụ văn học
 Ảnh: Minh họa truyện chú Thỏ thông minh
 Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin nên 
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng mang lại kết quả rất cao. Biện 
pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ. Vì vậy giáo viên nên đưa công nghệ 
thông tin vào giảng dạy để mang lại kết quả cao. Đơn giản là các hình ảnh đưa 
lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ.
 Những giáo viên có khả năng sử dụng máy tính thành thạo hơn họ có thể 
chuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn phim hoạt 
hình, hay ta có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung như thế rất 
thu hút và gây hưng thú hơn cho trẻ.
 Ví dụ: Với câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” tôi đã xây dựng đoạn 
phim hoạt hình về nội dung câu chuyện, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về các 
con vật kết hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ dễ nhớ nội dung truyện 
và thấy được nét đặc trưng của các nhân vật.
 8 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 nâng cao khả năng cảm thụ văn học
 Hình ảnh rối tay
 Với câu truyện “Chú thỏ thông minh” tôi sử dụng mô hình sân khấu là 
một khu đầm lầy nhỏ, có hoa, cỏ, cây.. nhân vật trong truyện được cách điệu 
hoá, thỏ mặc quần áo, đi bằng 2 chân Khi tôi dạy, tôi dùng cánh tay lồng vào 
con rối, điều khiển con rối bằng ba ngón tay: ngón cái, trỏ, giữa sao cho những 
cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện Nhờ việc sử dụng nghệ thuật rối 
trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học đạt cao, đa số 
trẻ nhớ được nội dung câu truyện, lời thoại của các nhân vật trong truyện và 
qua đó trẻ biết nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật trong truyện như ai là 
người xấu? Ai là người tốt.
 Hình ảnh rối ngón tay
* Trò chơi đóng kịch:
 Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. 
Qua hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu truyện, làm sống lại 
tâm trạng, hành động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng 
 10 Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 nâng cao khả năng cảm thụ văn học
 Bên cạnh việc làm mô hình sân khấu thì việc hoá trang cho trẻ đóng kịch 
cũng rất cần thiết. Với nhân vật “ Ba chú Lợn” tôi cho trẻ mặc mặt nạ hình con 
lợn, bao tay và giầy hình chân con lợn và áo quần màu sắc khác nhau phù hợp 
với tính cách của từng nhân vật.
 Việc hoá trang và bố trí sân khấu phù hợp, trang phục đẹp sẽ giúp trẻ tự 
tin khi nhập vai tạo cho trẻ hứng thú hơn với từng vở diễn.
Biện pháp 3: Giúp trẻ cảm thụ văn học thông qua giờ hoạt động góc
 Trong hoạt động chung trẻ có thể chưa cảm nhận hết được các giá trị về 
mặt ngôn ngữ, tình cảm của các tác phẩm thì đến giờ họat động góc cô giáo 
cho trẻ tham gia vào góc chơi “ Bé yêu văn học”. Tại góc chơi này cô cho trẻ 
được xem, đọc hay lằng nghe các câu chuyện bài thơ trẻ vừa được học để trẻ có 
thể ghi nhớ sâu hơn, để trẻ một lần nữa lại tiếp tục được cảm nhận những cái 
hay cái đẹp trong tác phẩm.
Biện pháp 4. Lồng ghép các môn học khác để nâng cao khả năng cảm thụ 
văn học 
 Với những hình ảnh sinh động, những lời kể hấp dẫn đã lôi cuốn thu hút 
sự chú ý của trẻ và mang lại hiệu quả, tuy nhiên nếu biết tích hợp các môn học 
khác để nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì kết quả mang lai còn nhanh 
chóng và chính xác hơn nhiều.Vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng 
thái khi kể chuyện. Bằng những lời ca, lời đối thoại, những câu đố, những bài 
đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn.
 Âm nhạc là môn bổ trợ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây 
ấn tượng cho người xem, vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “ Thương con 
mèo”, “Một con vịt”, “đố biết con gì”, “Trời nắng trời mưa”giúp trẻ khi kể 
chuyện về con vật nào trẻ có thể hát và vận động phù hợp với nội dung câu 
chuyện.
 Trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể hay thay cho phần 
củng cố câu chuyện mà các tiết dạy thường áp dụng. Tôi cho trẻ chơi một số 
trò chơi ở dạng động như trò chơi: Mèo và chim sẻ, gà gáy vịt kêu, trời nắng 
trời mưa, cáo và thỏ
 Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện 
sáng tạo là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh 
động hơn. Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên. Vì vậy 
vào giờ đón trả trẻ tôi đưa trẻ vào góc văn học để hướng dẫn trẻ kiến thức mới 
và củng cố kiến thức cũ. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có 
 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_nang_cao_kha_nang_cam_thu.doc