SKKN Một số biện pháp giúp cho trẻ 4-5 tuổi yêu thích nghệ thuật – sáng tạo trong hoạt động tạo hình

Tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp cho trẻ 4 - 5 tuổi yêu thích nghệ thuật – sáng tạo trong hoạt động tạo hình” để giúp trẻ hoạt động một cách tích cực nhất khi ở trường Mầm non cũng như trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà và đạt được hiệu quả tốt nhất trong chăm sóc, giáo dục phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Với nhận thức bản thân, tôi đã chọn đề tài này để làm đề tài nghiên cứu, với đồ dùng là bút chì, đĩa giấy, bút màu, giấy báo, giấy vẽ, lá cây, các sợi dây màu,…các nguyên vật liệu đa dạng sẵn có tại nhà. Trẻ sẽ rất thích thú khi được tham gia vào hoạt động nghệ thuật sáng tạo vì khi đó, trẻ được thỏa thích vẽ, trang trí, nặn, gấp giấy, làm đồ chơi sáng tạo và mong muốn tạo ra sản phẩm bằng chính đôi bàn tay khéo léo của mình, khi cho trẻ tham gia vào hoạt động này cũng chính là rèn luyện sự kiên trì của trẻ, trẻ sáng tạo, rèn luyện các kĩ năng vẽ, cách tô màu, tư thế ngồi, cách cầm bút.
docx 19 trang skmamnon 07/12/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp cho trẻ 4-5 tuổi yêu thích nghệ thuật – sáng tạo trong hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp cho trẻ 4-5 tuổi yêu thích nghệ thuật – sáng tạo trong hoạt động tạo hình

SKKN Một số biện pháp giúp cho trẻ 4-5 tuổi yêu thích nghệ thuật – sáng tạo trong hoạt động tạo hình
 2
 Năm học 2021 - 2022 là một năm học đầy thách thức và khó khăn đối với các 
cô và trò trường Mầm non Tản Hồng nói riêng và toàn thành phố Hà Nội nói 
chung. Do tình hình dịch bệnh covid - 19 đang diễn biến phức tạp nên các con 
chưa thể đến trường được. Nhưng với phương châm: “Tạm dừng đến trường 
nhưng không ngừng việc học”. Trẻ mầm non không thể tham gia học trực tiếp 
tại trường vì vậy ngay từ đầu năm học trường Mầm non Tản Hồng đã tập trung 
chỉ đạo xây dựng cụ thể các biện pháp tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về kế 
hoạch chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. 
 Bản thân tôi đang giảng dạy ở lứa tuổi 4 - 5 tuổi, tôi luôn đặt câu hỏi “Làm 
thế nào để có những phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình tốt hơn giúp trẻ 
yêu thích và phát huy được tính nghệ thuật – sáng tạo của trẻ?”. Vì trong hoạt 
động này thường là do giáo viên gợi mở rồi hướng dẫn và sử dụng rất nhiều biện 
pháp để kích thích tính tò mò, gây hứng thú bất ngờ giúp trẻ say sưa với bộ môn 
nghệ thuật này. Cho nên tôi đã chọn “Một số biện pháp giúp cho trẻ 4 - 5 tuổi 
yêu thích nghệ thuật – sáng tạo trong hoạt động tạo hình” làm đề tài sáng kiến 
kinh nghiệm.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp cho trẻ 4 - 5 tuổi yêu thích 
nghệ thuật – sáng tạo trong hoạt động tạo hình” để giúp trẻ hoạt động một 
cách tích cực nhất khi ở trường Mầm non cũng như trong thời gian trẻ nghỉ dịch 
ở nhà và đạt được hiệu quả tốt nhất trong chăm sóc, giáo dục phù hợp với nhiệm 
vụ được giao.
 Với nhận thức bản thân, tôi đã chọn đề tài này để làm đề tài nghiên cứu, với 
đồ dùng là bút chì, đĩa giấy, bút màu, giấy báo, giấy vẽ, lá cây, các sợi dây 
màu,các nguyên vật liệu đa dạng sẵn có tại nhà. Trẻ sẽ rất thích thú khi được 
tham gia vào hoạt động nghệ thuật sáng tạo vì khi đó, trẻ được thỏa thích vẽ, 
trang trí, nặn, gấp giấy, làm đồ chơi sáng tạo và mong muốn tạo ra sản phẩm 
bằng chính đôi bàn tay khéo léo của mình, khi cho trẻ tham gia vào hoạt động 
này cũng chính là rèn luyện sự kiên trì của trẻ, trẻ sáng tạo, rèn luyện các kĩ 
năng vẽ, cách tô màu, tư thế ngồi, cách cầm bút. 
3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Tại lớp 4 tuổi B3 với 27 trẻ trong trường Mầm non Tản Hồng nơi tôi công 
tác.
4. Phương pháp nghiên cứu 4
 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp cho trẻ 4-5 tuổi yêu thích nghệ thuật – 
sáng tạo trong hoạt động tạo hình”
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận
 Giáo dục Mầm non hiện đại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho trẻ làm 
quen với nghệ thuật, các giá trị nhân văn của loài người ngay từ khi còn nhỏ. 
Các trường mầm non có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các điều kiện cho 
sự hình thành, phát triển toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ và tinh thần của trẻ.Mục 
tiêu chính của nhà trường là phát triển tiềm năng sáng tạo cho trẻ, tạo ra các điều 
kiện để trẻ tự thực hiện, tích cực tham gia vào các hoạt động tạo ra sản phẩm, 
hoạt động nghệ thuật. Tất cả đều phụ thuộc vào những kinh nghiệm ban đầu từ 
các bài học ở trường Mầm non. Hướng cho trẻ phát triển nghệ thuật-thẩm mĩ 
trong hoạt động tạo hình chính là "Chìa khóa" mở ra tiềm năng sáng tạo của trẻ, 
tạo cơ hội thực sự để trẻ áp dụng chúng vào môi trường xã hội.
 Tư duy và sự tập trung ở trẻ Mầm non còn rất hạn chế, trẻ không thể tiếp thu 
các kiến thức một cách bài bản và có hệ thống như trẻ ở phổ thông. Vì thế cần 
tạo môi trường tinh thần, cảm xúc lành mạnh, vui tươi, thuận lợi cho sự phát 
triển toàn diện của trẻ để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có 
thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Trẻ học mà chơi, chơi 
mà học qua cách tổ chức các hoạt động trẻ sẽ tiếp thu nhẹ nhàng và đạt hiệu quả 
cao hơn. Bên cạnh đó cần thiết lập và duy trì môi trường vật chất cho hoạt động 
giáo dục phát triển nghệ thuật, thẩm mĩ cho trẻ (đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật 
liệu....) Trong chương trình chăm sóc giáo dục có rất nhiều hoạt động có chủ 
đích, hoạt động nào cũng góp phần quan trọng và cần thiết nhưng quan trọng 
hơn cả đó là nghệ thuật sáng tạo trong hoạt động tạo hình bởi nó được lồng ghép 
trong tất cả các môn học.
 Tại sao tôi lại nói nghệ thuật sáng tạo, vì hoạt động tạo hình mang tính nghệ 
thuật ở lứa tuổi Mầm non, chính là phương tiện để trẻ thể hiện mình nó có tác 
dụng hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt tâm sinh 
lý, thông qua hoạt động sáng tạo trẻ phản ánh hiện thực bằng hình tượng và tư 
duy và hình thành tình yêu đối với vẻ đẹp thiên nhiên, hình thành ở trẻ những kĩ 
năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, tư duy ghi nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo. 6
3.2. Khó khăn
 - Chưa tận dụng được hết môi trường xung quanh để tạo cảm xúc cho trẻ. 
 - Là lớp nhỡ đầu năm nên nhiều trẻ còn chưa mạnh dạn, tự tin tham gia các 
hoạt động.
 - Do tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp nên trẻ chưa đến trường 
học, có nhiều khó khăn trong việc cung cấp và bổ sung kiến thức cho trẻ và trẻ ít 
được tham gia vào các hoạt động .
 - Việc sử dụng các chi tiết, nguyên vật liệu, màu sắc đôi khi còn tản mạn và 
thiếu sự tập trung, chưa kích thích được sự sáng tạo của trẻ.
 - Còn gặp nhiều khó khăn về thời gian, kinh nghiệm khi tìm kiếm tài liệu, 
tranh ảnh nghiên cứu đề tài. 
 - Qúa trình tổ chức còn nặng nề về kết quả sản phẩm, ít tạo điều kiện để trẻ 
phát huy sáng tạo.
 - Phụ huynh chưa có nhiều thời gian quan tâm chăm sóc trẻ do còn phải đi 
làm. 
3.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
 Việc thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động nghệ thuật sáng tạo phụ thuộc 
vào nhiều điều kiện chủ quan và khách quan. Để hiểu rõ khả năng, sở thích, tình 
trạng sức khỏe của trẻ ngay từ đầu năm học, tôi đã lên kế hoạch tổ chức khảo sát 
trẻ, phụ huynh và bản thân trẻ với các bài tập trắc nghiệm thông qua quan sát, tổ 
chức hoạt động, trò chuyện và kết quả khảo sát như sau:
 Bảng 1: Bảng kết quả khảo sát thực tế đầu năm
 STT Đạt Chưa đạt
 Nội dung khảo sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ 
 lượng % lượng %
 1 Kỹ năng vẽ 11 40,7% 16 59,3%
 2 Kỹ năng cắt, xé, dán. 10 37% 17 63%
 3 Kỹ năng nặn 11 40,7% 16 59,3%
 Kỹ năng tư thế ngồi, cách cầm bút 13 48,2% 14 51,8%
 4
 đúng. 8
 - Tuần 4: Nặn cây thông Noel
 Tháng - Tuần 1: Cắt gấp dán con gà
 1/2022 - Tuần 2: In tạo hình con vật
 5
 - Tuần 3: Cắt dán và trang trí con mèo
 - Tuần 4: Nặn con ong
 Tháng - Tuần 1: Cắt dán, phun thổi màu làm hoa đào
 6 2/2022 - Tuần 2: Vẽ hoa hướng dương
 - Tuần 3: Làm tranh bằng lá cây
 Tháng - Tuần 1: Trang trí thiệp 8/3
 3/2022 - Tuần 2: Vẽ chiếc ô tô mơ ước
 7
 - Tuần 3: Xé, dán thuyền trên biển bằng lá cây
 - Tuần 4: Vẽ biển báo giao thông
 Tháng - Tuần 1: Qủa lê, quả táo 3D
 4/2022 - Tuần 2: Vẽ cơn mưa
 8
 - Tuần 3: Tô màu tranh trái đất xanh
 - Tuần 4: Trang trí cầu vồng
 Tháng - Tuần 1: Vẽ về biển
 5/2022 - Tuần 2: Làm chong chóng bằng giấy
 9 - Tuần 3: Gấp thuyền giấy
 - Tuần 4: Trang trí trang phục mùa hè
5.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính tích 
cực, khả năng sáng tạo của trẻ
 Như chúng ta đã biết nghệ thuật sáng tạo trong hoạt động tạo hình là một hoạt 
động nhận thức đặc biệt thông qua những hình tượng nghệ thuật được tạo nên và 
cảm nhận thẩm mỹ bằng các phương tiện truyền cảm nhưng mang tính trực 
quan. Tuy không thể triển khai các hoạt động dạy học trực tiếp cho trẻ mầm non 
do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, không vì thế mà 
tôi có thể bỏ qua việc tạo môi trường hoạt động ở lớp để chuẩn bị tinh thần sẵn 
sàng đón trẻ đến trường, khi trẻ chưa đi học tôi sẽ quay video gửi lên nhóm lớp.
 Vì vậy để trẻ hoạt động và thỏa sức sáng tạo thì môi trường lớp học là một 
trong những yếu tố quan trọng, cho nên ở lớp tôi luôn cố gắng xây dựng: Tạo 
môi trường hoạt động, nơi luôn có các đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu trong 10
 Ví dụ: “ Những chiếc lá kì diệu” 
 Để truyền tải được nội dung thiết thực quan sát cây xanh trong trường, tôi sẽ 
làm video phối hợp cùng phụ huynh hướng dẫn trẻ, khơi gợi ý tưởng của trẻ để 
trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình với đề tài “Xé, dán thuyền buồm trên biển 
bằng lá cây” để trẻ sẽ biết sử dụng các kỹ năng vẽ, xé, dán, đồ hình và phối hợp 
màu để tạo ra được sản phẩm đẹp, sinh động và sáng tạo. Mặt khác trong quá 
trình quan sát sẽ giúp trẻ hiểu biết lĩnh hội và mở rộng nhiều về kiến thức, trẻ sẽ 
tự cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và từ đó sản phẩm tạo hình của trẻ sẽ 
thêm phong phú.
 Minh chứng hình ảnh 2+ 3: Trẻ xé, dán thuyền buồm trên biển bằng lá cây
5.3. Biện pháp 3: Sử dụng các hình thức tổ chức lồng ghép, tích hợp các hoạt 
động giáo dục
 Hình thành kĩ năng cho trẻ và để hướng trẻ yêu thích hứng thú các hoạt động 
sáng tạo thì không chỉ ở mỗi hoạt động tạo hình mà thông qua các hoạt động 
khác ở mọi lúc mọi nơi 
 Tư duy hình tượng của trẻ phát triển khá tốt trong các mặt như: Hội họa, kể 
chuyện, lao động thủ công, hoạt động âm nhạc... Vì vậy, để bồi dưỡng năng lực 
này cho trẻ giáo viên cần thường xuyên hướng dẫn trẻ quan sát khi ra ngoài trời 
bằng cách đặt các câu hỏi giúp trẻ nắm bắt được đặc trưng của những sự vật, tìm 
mối liên hệ hay sự khác biệt giữa các sự vật hiện tượng; chỉ cho bé hiểu chỗ nào 
đẹp, chỗ nào chưa đẹp và khơi dậy nguyện vọng vẽ tranh của trẻ. Sau khi bé bắt 
đầu vẽ thì nên để bé phát huy hết khả năng tưởng tượng của mình để sáng tạo ra 
các loại hình tượng. Vì khi đó trẻ lĩnh hội các kiến thức mà trẻ học được để trẻ 
có thể thể hiện được khả năng hiểu biết, sáng tạo của mình thông qua những sản 
phẩm trẻ làm ra.
 - Ví dụ: Ở video hoạt động học: “Làm đồ chơi trang trí lễ hội noel” sau khi cô 
cung cấp những kiến thức cần thiết để giúp trẻ có những kiến thức cơ bản những 
hiểu biết về lễ hội noel thì trẻ còn được thỏa sức sáng tạo, tự tay làm nên những 
sản phẩm, đồ chơi trang trí cho lễ hội. 
 - Hay ở video hoạt động cho trẻ làm quen với toán giáo viên “Dạy trẻ chắp 
ghép các hình học tạo thành bức tranh”. Giáo viên tích hợp lồng ghép vào hoạt 
động tạo hình giúp tiết học không khô cứng, trẻ được hoạt động và sáng tạo vô 
cùng thích thú. Bằng sự gợi mở và hướng dẫn của giáo viên, từ những hình hình 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_cho_tre_4_5_tuoi_yeu_thich_nghe_t.docx