SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Môi trường sống của con người ngày nay đang bị ô nhiễm ngày một trầm trọng, nguyên nhân chủ yếu là ý thức và tác động của con người, mà con người trực tiếp phải gánh chịu hậu quả. Đời sống của con người có nhiều sự thay đổi, họ ý thức về tác hại do môi trường gây ra. Chính vì vậy công cuộc bảo vệ môi trường là toàn xã hội quan tâm, từng cá nhân có ý thức, cả cộng đồng cùng chung tay.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả về công tác bảo vệ môi trường trong nhà trường, các cấp học. Riêng cấp học mầm non trong những năm gần đây tiếp tục thực hiện chủ đề: “Xây dựng trường lớp Mầm non hạnh phúc. Xây dựng trường, lớp xanh- sạch- đẹp, an toàn. Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. Nói không với rác thải nhựa”. Việc giáo dục trẻ có những hiểu biết về môi trường, có ý thức thói quen và hành động bảo vệ môi trường cần được quan tâm ngay từ lứa tuổi mầm non. Lứa tuổi này trẻ rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ hấp thụ và hình thành những nề nếp thói quen, những giá trị tốt đẹp. Giáo dục bảo vệ môi trường đối với trẻ mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng nó góp phần hình thành nhân cách trẻ, phát triển tốt các mặt đức, trí, thể, mỹ, thiện cho trẻ.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả về công tác bảo vệ môi trường trong nhà trường, các cấp học. Riêng cấp học mầm non trong những năm gần đây tiếp tục thực hiện chủ đề: “Xây dựng trường lớp Mầm non hạnh phúc. Xây dựng trường, lớp xanh- sạch- đẹp, an toàn. Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. Nói không với rác thải nhựa”. Việc giáo dục trẻ có những hiểu biết về môi trường, có ý thức thói quen và hành động bảo vệ môi trường cần được quan tâm ngay từ lứa tuổi mầm non. Lứa tuổi này trẻ rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ hấp thụ và hình thành những nề nếp thói quen, những giá trị tốt đẹp. Giáo dục bảo vệ môi trường đối với trẻ mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng nó góp phần hình thành nhân cách trẻ, phát triển tốt các mặt đức, trí, thể, mỹ, thiện cho trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
23 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường trên phạm vi toàn cầu, bao gồm: sự biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái tầng ôzôn, suy thoái đất và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại, túi nilon rác thải nhựa khó phân hủyNhững vấn đề này có mối tương tác lẫn nhau và đều ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, sức khỏe con người cũng như sự phát triển của xã hội. Trong đó, dù ở mức độ quốc gia hay toàn cầu thì biến đổi khí hậu luôn được xem là vấn đề môi trường nóng bỏng nhất và hơn thế nữa còn được coi là một vấn đề quan trọng tác động tới tiến trình phát triển bền vững hiện nay trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí như các bệnh về tim, phổi và đột quỵ. Hàng ngày, có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (tương đương với 1,8 tỷ em) phải hít thở bầu không khí ô nhiễm khiến cho sức khỏe và sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những năm gần đây Hà Nội đứng trong danh sách những Thủ đô ô nhiễm nhất Đông Nam Á, không khí tại Hà Nội đã vượt quy chuẩn, lượng bụi cao gấp 2 lần so với mức cho phép ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người đặc biệt trẻ nhỏ. Không những thế thiên tai, dịch bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em, năm 2020 ở miền Trung của Việt Nam đã gánh chịu những cơn bão, lũ lịch sử: “Bão liên tiếp bão, lũ chồng lũ” khiến nhiều gia đình mất người thân, mất tài sản, nhiều trẻ em thiệt mạng. Để hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho con người ngay từ cấp học Mầm non rất quan tâm đến lĩnh vực này, Vụ Giáo dục Mầm non đã có công văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị 02/2005/BGD&ĐT về việc: “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non giai đoạn “2005 -2010” các cơ sở giáo dục Mầm non tham gia vào công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Trên thực tế ta đã biết trẻ nhỏ là đối tượng sức đề kháng rất yếu dễ bị tác động bởi yếu tố môi trường, đặc biệt do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, thực phẩm bị nhiễm hóa chất ảnh hưởng rất lớn đến trẻ nhỏ, trẻ dễ mắc bệnh mãn tính ho, hen suyễn, viêm phổi, tiêu hóa, tim mạch dẫn đến tử vong. Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường tôi đã được chú trọng song kết quả chưa cao. Cha mẹ học sinh còn xem nhẹ việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vì thế sự phối hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ còn khó khăn. Một số cháu ở lớp tôi ý thức bảo vệ môi trường của trẻ còn yếu, chưa có 25 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết: “Sự sống của con người trên trái đất này có tốt hay không thì chính môi trường là yếu tố quan trọng, quyết định đến điều đó. Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nó được tạo lập xung quanh con người, chi phối và quyết định chất lượng cuộc sống. Duy trì được chất lượng môi trường sẽ cân bằng giữa môi trường và sự phát triển Môi trường sống của con người ngày nay đang bị ô nhiễm ngày một trầm trọng, nguyên nhân chủ yếu là ý thức và tác động của con người, mà con người trực tiếp phải gánh chịu hậu quả. Đời sống của con người có nhiều sự thay đổi, họ ý thức về tác hại do môi trường gây ra. Chính vì vậy công cuộc bảo vệ môi trường là toàn xã hội quan tâm, từng cá nhân có ý thức, cả cộng đồng cùng chung tay. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả về công tác bảo vệ môi trường trong nhà trường, các cấp học. Riêng cấp học mầm non trong những năm gần đây tiếp tục thực hiện chủ đề: “Xây dựng trường lớp Mầm non hạnh phúc. Xây dựng trường, lớp xanh- sạch- đẹp, an toàn. Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. Nói không với rác thải nhựa”. Việc giáo dục trẻ có những hiểu biết về môi trường, có ý thức thói quen và hành động bảo vệ môi trường cần được quan tâm ngay từ lứa tuổi mầm non. Lứa tuổi này trẻ rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ hấp thụ và hình thành những nề nếp thói quen, những giá trị tốt đẹp. Giáo dục bảo vệ môi trường đối với trẻ mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng nó góp phần hình thành nhân cách trẻ, phát triển tốt các mặt đức, trí, thể, mỹ, thiện cho trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn. Năm học 2022 - 2023, tôi được nhà trường phân công dạy lớp B1 mẫu giáo nhỡ (4-5) tuổi. Tôi nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn ở lớp tôi như sau: 2.1. Thuận lợi - Tôi thường xuyên được tham gia tập huấn các chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức và dự giờ chị em đồng nghiệp. Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Tôi rất hạnh phúc được làm việc trong một tập thể sư phạm luôn đoàn kết yêu thương, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ để cùng tiến bộ. - Bản thân tôi luôn có tinh thần học hỏi, nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi, mong muốn đổi mới, hình thức đổi mới vào các hoạt động giáo dục nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động. - Khuôn viên nhà trường rộng rãi, thoáng mát, có vườn rau, bồn hoa, cây cảnh giúp trẻ có không gian chơi và hoạt động . 27 trường Dựa vào những kết quả khảo sát trên tôi đã tôi đưa ra một số biện pháp sau đây để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 3. Các biện pháp thực hiện. 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch cụ thể - Đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng Tháng Nội dung 9 - Giáo viên trang trí lớp khoa học, thoáng mát, an toàn. - Điều tra thực trạng. - Lập kế hoạch vệ sinh trong và ngoài lớp học theo tháng, tuần, ngày cho trẻ thực hiện STT HÀNG NGÀY HÀNG TUẦN THÁNG 1 Phơi Khăn 2 Úp cốc 3 Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi 4 Tưới cây Tỉa lá vàng 5 Lau dọn giá đồ chơi 6 Lao động tập thể vệ sinh ngoài lớp học 7 Chăm sóc vườn cây của trường - Họp phụ huynh để tuyên truyền kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục trẻ bảo vệ môi trường (Phát tài liệu kế hoạch thực hiện) 10 - Vận động phụ huynh “Nói không với rác thải nhựa”, khuyên góp ủng hộ cây xanh, nguyên vật liệu phế thải để cô trò tái sử dụng làm đồ dùng, đồ chơi - Thực hành trồng cây xanh để trẻ chăm sóc cây ở góc thiên nhiên 11 - Rèn kỹ năng: lấy, cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp trong các giờ học và vui chơi 12 - Khuyến khích trẻ sưu tầm tranh, ảnh lao động chăm sóc có ích trong công tác bảo vệ môi trường và thiên nhiên -Tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm nhặt lá, chăm sóc vườn rau 1 của nhà trường, tăng cường lao động tập thể 29 một lần rồi vứt bỏ ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái trên trái đất. Túi nilon và rác thải nhựa lâu phân hủy trong môi trường tự nhiên, để chúng tự phân hủy phải mất năm trăm đến một ngàn năm. Nếu chúng tồn tại ở dưới cống rãnh là điều kiện thích hợp để dịch bệnh phát triển, nếu ở dưới đất cây cối sẽ chết, nếu chúng chảy ra biển loài các ăn vào sẽ tắc ruột. Túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái trên trái đất. Ngoài ra còn rất nhiều câu chuyện về bảo vệ cây xanh, môi trường nước, động vật như: Cò về rồi, Cậu bé và cây, Chuyện của bé bi Qua mỗi câu chuyện để trẻ có thể khắc sâu hơn tôi thường để trẻ tự rút ra bài học về việc bảo vệ môi trường, sau đó tôi mới giáo dục trẻ (Ảnh minh họa 1) + Thông qua hoạt động Khám phá khoa học: Trong giờ học: “Phân loại rác” tôi đã chuẩn bị 3 thùng rác có dán hình ảnh tượng trưng bên ngoài (Rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế). Tôi đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ trả lời. Rác hữu cơ gồm rác như thế nào? (cuống và lá rau xanh, vỏ chuối, vỏ dưa hấu, vỏ cam....). Rác vô cơ gồm rác như thế nào? (cốc, bát thủy tinh vỡ, vỏ trứng, vỏ sò, túi nilong, quần áo cũ, đồ chơi, xương động vật, cành cây khô...). Rác tái chế gồm rác như thế nào? (chai, hộp nhựa, lon bia, nhôm, sắt, giấy bìa, giấy vụn...). Vì sao chúng ta cần phân loại rác? (để giảm thải chất thải ra môi trường, rác thải tái chế có thể sử dụng làm thành đồ dùng đồ chơi, rác hữu cơ có thể tạo ra phân bón cây trồng...). Khi tổ chức hoạt động ôn luyện bài tôi cho trẻ chơi trò chơi vận động: “Chọn nhanh chọn đúng” tôi yêu cầu trẻ bật qua vòng chọn một loại rác để phân loại đúng thùng. Tôi chuẩn bị rác hữu cơ là một số loại rau, củ quả: bắp cải, cà rốt, xu hào..., rác vô cơ là: lõi giấy vệ sinh, túi nilong, cành cây khô, quần áo, khăn mặt cũ ... rác tái chế là: vỏ lon bia, vỏ lon nước ngọt, chai nhựa... tất cả đồ dùng đồ chơi đó được tôi vệ sinh sạch sẽ. Tôi chia trẻ ra ba đội mỗi đội phân loại một loại rác sau đó tôi cho trẻ tự nhận xét kết quả của ba đội. Ở trường các con được ăn quả tráng miệng là dưa hấu và chuối, tôi tận dụng vỏ quả bỏ đi đó cùng hướng dẫn cho trẻ ủ vỏ quả để tạo phân hữu cơ tưới rau. Tôi chuẩn bị một hộp nhựa to trong đó đựng nước vo gạo để trẻ cho vỏ quả vào. Trẻ rất thích thú vừa biết thêm kiến thức mới vừa được thực hành trải nghiệm thực tế (Ảnh minh họa 2,3) 31 phân loại bằng hộp giấy cho trẻ chơi đồ chơi....). Tôi giáo dục trẻ những vật bỏ đi nếu trực tiếp vứt ra môi trường sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, có rất nhiều loại rác khó phân hủy như hộp nhựa vì thế ta có thể tận dụng làm đồ dùng, đồ chơi tái chế vừa có đồ dùng đồ chơi cho các con, vùa bảo vệ môi trường (Ảnh minh họa 8,9 + Thông qua hoạt động khác Giờ chơi hoạt động góc Thông qua giờ chơi hoạt động góc trẻ có thể rút ra những bài học, những kinh nghiệm cho bản thân, khi chơi cùng bạn trẻ có thể trao đổi những kinh nghiệm mà mình có với bạn cùng chơi. Bởi thế trong giờ hoạt động góc tôi tạo ra góc chơi cho trẻ lựa chọn đúng- sai. Trẻ chọn và khoanh tròn những hình ảnh bảo vệ môi trường và gạch chéo hình ảnh gây ô nhiễm môi trường như: (Hình ảnh bẻ cành, hái hoa, hình ảnh vứt rác bừa bãi, khói độc do nhà máy thải ra, khói do các phương tiện giao thông, nước thải của nhà máy dệt lụa đổ ra sông) và các hình ảnh giúp làm sạch môi trường như: (bé trồng cây, tưới và chăm sóc cây, dọn vệ sinh lớp học, sân trường, vệ sinh nhà cửa, bỏ rác vào thùng để phân loại rồi cho trẻ lựa chọn giúp trẻ khắc sâu những hành vi không nên làm và hành vi cần làm để bảo vệ môi trường Ngoài ra tôi còn tìm những hình ảnh vẽ rỗng trên mạng, tôi yêu cầu trẻ tô màu những hành động có lợi cho môi trường, gạch đi những hành động làm ô nhiễm môi trường. Tôi tận dụng những sản phẩm tô màu của trẻ để phục vụ giờ hoạt động khám phá khoa học (Ảnh minh họa 10,11) Giờ hoạt động chiều Với các buổi chiều tôi nhận thấy cho trẻ tiếp cận với các bài hát, bài thơ, câu chuyện, câu đố hay những trò chơi vận động rất hiệu quả, đem lại cho trẻ sự vui vẻ và hứng thú. Vì vậy để giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường tôi thường sưu tầm câu chuyện hay và sáng tác những bài thơ, những câu đố, bài hát liên quan đến môi trường để lồng ghép giáo dục trẻ những hành vi bảo vệ môi trường. + Ví dụ câu đố về môi trường tôi sáng tác như: “Cái thùng rác” Sừng sững đứng ở ngoài đường Quanh năm chẳng sợ nắng mưa bão bùng
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.doc