SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Hội Hợp B
Năm học 2016- 2017 trường mầm non Hội Hợp B đang trong giai đoạn xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phòng học nên có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Song nhà trường vẫn luôn chú trọng và coi công tác chăm sóc - giáo dục vệ sinh cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu nhằm giúp giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn.
Trong năm học này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4 tuổi C, cùng với những khó khăn chung của nhà trường thì lớp 4 tuổi C còn có một số khó khăn: Lớp học tạm ở nhà mái vòm, khu vệ sinh của các cháu phải sử dụng chung với khu vệ sinh của cán bộ, giáo viên, nhân viên... Lớp tôi chủ nhiệm có 45 cháu, trong đó có nhiều cháu mới ra lớp nên còn nhút nhát, chưa có nền nếp thói quen vệ sinh trong sinh hoạt khi ở trường. Mặt khác phần lớn phụ huynh của lớp chủ yếu làm nghề nông nên việc quan tâm chăm sóc giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ còn nhiều hạn chế.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy các cháu, hàng ngày chăm lo cho các cháu từng bữa ăn, giấc ngủ. Bản thân tôi luôn trăn trở: Phải làm gì? Làm như thế nào? Để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất rèn cho trẻ những thói quen vệ sinh tốt, dạy trẻ những hành vi văn minh là một việc làm rất cần thiết đối với trẻ mầm non. Từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non”
Trong năm học này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4 tuổi C, cùng với những khó khăn chung của nhà trường thì lớp 4 tuổi C còn có một số khó khăn: Lớp học tạm ở nhà mái vòm, khu vệ sinh của các cháu phải sử dụng chung với khu vệ sinh của cán bộ, giáo viên, nhân viên... Lớp tôi chủ nhiệm có 45 cháu, trong đó có nhiều cháu mới ra lớp nên còn nhút nhát, chưa có nền nếp thói quen vệ sinh trong sinh hoạt khi ở trường. Mặt khác phần lớn phụ huynh của lớp chủ yếu làm nghề nông nên việc quan tâm chăm sóc giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ còn nhiều hạn chế.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy các cháu, hàng ngày chăm lo cho các cháu từng bữa ăn, giấc ngủ. Bản thân tôi luôn trăn trở: Phải làm gì? Làm như thế nào? Để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất rèn cho trẻ những thói quen vệ sinh tốt, dạy trẻ những hành vi văn minh là một việc làm rất cần thiết đối với trẻ mầm non. Từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non”
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Hội Hợp B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Hội Hợp B
dung quan trọng cần đưa vào giáo dục trẻ là dạy một số kỹ năng, nền nếp thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non. Năm học 2016- 2017 trường mầm non Hội Hợp B đang trong giai đoạn xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phòng học nên có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Song nhà trường vẫn luôn chú trọng và coi công tác chăm sóc - giáo dục vệ sinh cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu nhằm giúp giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Trong năm học này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4 tuổi C, cùng với những khó khăn chung của nhà trường thì lớp 4 tuổi C còn có một số khó khăn: Lớp học tạm ở nhà mái vòm, khu vệ sinh của các cháu phải sử dụng chung với khu vệ sinh của cán bộ, giáo viên, nhân viên... Lớp tôi chủ nhiệm có 45 cháu, trong đó có nhiều cháu mới ra lớp nên còn nhút nhát, chưa có nền nếp thói quen vệ sinh trong sinh hoạt khi ở trường. Mặt khác phần lớn phụ huynh của lớp chủ yếu làm nghề nông nên việc quan tâm chăm sóc giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ còn nhiều hạn chế. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy các cháu, hàng ngày chăm lo cho các cháu từng bữa ăn, giấc ngủ. Bản thân tôi luôn trăn trở: Phải làm gì? Làm như thế nào? Để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất rèn cho trẻ những thói quen vệ sinh tốt, dạy trẻ những hành vi văn minh là một việc làm rất cần thiết đối với trẻ mầm non. Từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” 2. Tên sáng kiến Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non. 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Hòa - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Hội Hợp B - Vĩnh Yên - Số điện thoại: 01685.167.756 Email: Thanhhoagv81@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Trường mầm non Hội Hợp B - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến được áp dụng cho tất cả các giờ hoạt động đối với trẻ mầm non 4 - 5 tuổi trường mầm non Hội Hợp B. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9 năm 2016 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến 2 Tôi hướng dẫn cho trẻ thực hiện quy trình 7 bước rửa tay bằng xà phòng như sau: - Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch rồi xoa xà phòng vào. - Bước 2: Cuộn và xoay lần lượt từng ngón tay - Bước 3: Chà xát cổ tay và mu bàn tay - Bước 4: Miết vào kẽ giữa các ngón tay - Bước 5: Chụm và cọ sạch các đầu ngón tay - Bước 6: Xả sạch xà phòng bằng nước sạch - Bước 7: Lấy khăn hoặc giấy sạch lau khô Sau khi trẻ rửa tay xong, cô giáo nên trò chuyện, hỏi trẻ để trẻ nhắc lại những điều cô đã dạy, trên cơ sở đó giúp trẻ ghi nhớ những điều đã học. Đối với những trẻ lần đầu thực hành rửa tay, cô giáo có thể làm mẫu cho trẻ xem, sau đó cho trẻ bắt chước theo, tiếp đó mới để trẻ tự rửa với sự giúp đỡ của người lớn. Dần dần khi trẻ đã quen để trẻ tự rửa và nhắc trẻ làm đúng động tác theo thứ tự đã hướng dẫn cho trẻ. Khi trẻ thực hiện cô luôn quan sát, động viên trẻ để trẻ nhanh tiến bộ. Các dụng cụ phải được để đúng nơi quy định, thuận tiện và đảm bảo an toàn cho trẻ. Qua hoạt động này rèn cho trẻ thói quen rửa tay khi tay bản, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Khi rửa tay trẻ cần rửa kĩ kẽ tay, rửa sạch xà phòng và giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước. Hình ảnh các bé lớp 4 - 5 tuổi thực hiện thao tác rửa tay 4 Hình ảnh các bé lớp 4- 5 tuổi thực hành thao tác rửa mặt * Với hoạt động hướng dẫn trẻ chải răng: Tôi giáo dục cho trẻ biết ý nghĩa của việc đánh chải răng nhằm mục đích giữ gìn hàm răng khỏe mạnh, có lợi cho sức khỏe của trẻ. Hàng ngày trẻ cần chải đánh răng ngay sau các bữa ăn (sau 5 - 10 phút), và buổi tối trước khi đi ngủ để răng trẻ luôn sạch sẽ không bị sâu răng. Các bước hướng dẫn trẻ chải răng như sau: - Cho trẻ lấy nước vào cốc rồi nhúng ướt bàn chải; - Tay phải cầm bàn chải, tay trái cầm tuýp kem đánh răng nặn nhẹ để kem ra khỏi ống, bôi kem lên mặt bàn chải răng, nhắc trẻ lấy vừa kem, không nhiều quá để kem không dây bẩn ra tay và quần áo. - Ngụm nước súc miệng để ướt đều các mặt răng, tay phải cầm bàn chải, chải lần lượt các vùng mặt răng. + Chải mặt trước răng cửa hàm trên, hàm dưới: Đặt bàn chải lên mặt ngoài của hàm trên và hàm dưới răng cửa chải xoay tròn 5 - 10 lần rồi chải hất lên đối với hàm dưới và chải hất xuống với hàm trên + Chải mặt ngoài của răng. Chải tất cả răng hàm trên và hàm dưới bằng cách: đặt lông bàn chải sát với viền răng và nướu, chải hàm trên hất xuống, hàm dưới hất lên hoặc xoay tròn bàn chải đánh răng. + Chải mặt trong của răng. Chải mặt trong của tất cả các răng hàm trên và hàm dưới bằng động tác chải lên xuống hoặc xoay tròn + Chải mặt nhai của răng đặt lông bàn chải song song với mặt nhai của răng, kéo đi kéo lại khoảng 10 lần. + Chải lưỡi. Đặt mặt chải lưỡi lên lưỡi, nhẹ nhàng kéo từ trong ra ngoài khoảng 10 lần. - Súc miệng thật nhiều lần để hết hoàn toàn kem đánh răng trong miệng. Rửa sạch bàn chải, vẩy khô, cắm phần lông bàn chải phía trên, phần tay cầm ở dưới. * Với hoạt động hướng dẫn trẻ chải tóc: Nhằm giúp trẻ có thói quen giữ vệ sinh đầu tóc, biết chải tóc gọn gàng tạo thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ. Cách hướng dẫn trẻ chải tóc: Tay phải cầm lược, tay trái vén rẽ tóc ra hai bên đường ngôi và lần lượt chải từng bên. Chải dần tóc từ ngọn dần lên gốc tóc để tóc không bị rối, đau đầu trẻ. Trong thực tế có nhiều kĩ năng thực hành giữ gìn vệ sinh thân thể cần phải kiên trì hướng dẫn cho trẻ để hình thành thói quen hàng ngày: Rửa tay, rửa mặt, tắm rửa thay quần áo phù hợp với thời tiết, chải răng, chải tóc, đi guốc dép, thói quen vệ sinh ăn uống... Vấn đề cơ bản là tạo cho trẻ môi trường để trẻ luôn được 6 - Trong giờ trả trẻ có thể trò chuyện với trẻ sau một ngày đi học ở trường: Các con sẽ làm gì để vệ sinh thân thể sạch sẽ? Giáo dục trẻ thường xuyên tắm gội sạch sẽ, thay quần áo nhất là vào mùa hè, thời tiết nóng nực. Khi trẻ làm có sự quan sát, hướng dẫn của người lớn. * Lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân vào các hoạt động học: Ví dụ: Với hoạt động tạo hình bài: “Nặn đồ dùng trong gia đình” trong chủ đề “Gia đình”. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trong đó có khăn ướt cho trẻ lau tay khi nặn xong để trẻ không bôi bẩn ra bàn ghế, quần áo, tôi còn giáo dục trẻ nếu các con nặn đất xong chỉ lau tay thôi thì không thể sạch được mà các con phải làm gì? Các con rửa tay khi nào?... Và cho trẻ đọc bài thơ: “Cô dạy” - Phạm Hổ sau giờ tạo hình tôi hướng dẫn trẻ thực hành các bước rửa tay, trẻ rất hứng thú thực hiện. Với hoạt động: Khám phá khoa học “Bé tìm hiểu về một số bộ phận cơ thể và chức năng của chúng”. Tôi có thể dạy trẻ biết tên gọi, tác dụng và một số đặc điểm nổ bật 1 số bộ phận trên cơ thể. Qua đó giáo dục biết giữ gìn, chăm sóc vệ sinh thân thể sạch sẽ: Luôn giữ đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ, hàng ngày phải tắm gội, rửa mặt, mũi, chân, tay, đánh răng, súc miệng sau khi ăn... * Trong giờ hoạt động ngoài trời: Tôi cho trẻ dạo chơi sân trường và quan sát các bảng tuyên truyền có các hình ảnh về giáo dục vệ sinh: Có thói quen sống ngăn nắp, gọn gàng, biết vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ... Cô giáo hướng dẫn trẻ nhặt rác và bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi.. qua đó giáo dục trẻ giữ vệ sinh môi trường luôn “Xanh - sạch - đẹp”. * Trong khi trẻ chơi hoạt động góc chúng ta cũng có thể lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ một cách nhẹ nhàng và trẻ rất thích thú. Đối với trẻ mầm non thì “Học bằng chơi, chơi mà học” và hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo. Ví dụ: Trong góc phân vai của chủ đề “Gia đình” cô giáo cho trẻ chơi trò chơi: Tắm cho em bé, cho em bé ăn cơm... Qua các trò chơi này cô giáo có thể giáo dục cho trẻ một số thói quen vệ sinh cá nhân: Biết tắm gội sạch sẽ, không để xà phòng vào mắt, tai; khi ăn biết xúc ăn gọn gàng không làm đổ cơm, rơi vãi cơm... Khi hết giờ chơi, giáo dục trẻ biết lấy cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, không tranh giành đồ chơi của nhau, biết nhường nhịn bạn, khi chơi trẻ biết kết hợp vai chơi với bạn, biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn... * Trong hoạt động ăn: Chúng ta có thể lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ như: - Trước khi ăn: Giáo dục trẻ biết rửa tay, lau rửa mặt sạch sẽ rồi ngồi ngay ngắn vào bàn ăn. 8 ... Vừa mau lại vừa sạch”. Sau đó trò chuyện với trẻ: + Vì sao Mèo con không rửa mặt bằng khăn mà dùng bằng tay? + Dùng bằng tay để rửa có sạch không? + Các con khi rửa mặt các con dùng bằng gì? - Hoặc qua bài hát “Thật đáng chê” có thể giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ: Trẻ biết phải ăn chín uống sôi, không được ăn quả xanh, uống nước lã vì sẽ gây đau bụng, tiêu chảy rất nguy hiểm. - Hoặc cho trẻ nghe câu đố: Muốn răng chắc khỏe Sạch sẽ trắng tinh Hơi thở thơm tho Sâu không ở được Đố bạn làm gì? (Đánh răng) Với câu đố này trẻ đã hiểu cần có thói quen vệ sinh răng miệng, đánh răng trước và sau khi ngủ dậy để giúp bảo vệ hàm răng khỏe mạnh. Qua đây tôi thấy việc giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ rất quan trọng. Tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ phải uống nước và súc miệng sau khi ăn. Hướng dẫn trẻ cách chải răng và kết hợp với gia đình để dạy trẻ tập chải răng, súc miệng bằng nước muối trước khi ngủ tại nhà. Tuyên truyền với phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọt - Có thể kể cho trẻ nghe câu chuyện “Bài học vệ sinh” với nội dung giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh, ăn uống đủ chất, đúng giờ cơ thể sẽ phát triển đồng đều, khỏe mạnh và thông minh hơn... Qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện đó ngoài việc giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh cho bản thân: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, cắt móng chân, móng tay sạch sẽ, đi vệ sinh đúng nơi quy định, giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, dạy trẻ dội nước, rửa tay sau khi đi vệ sinh... còn giáo dục trẻ biết vệ sinh môi trường sạch sẽ như: Không khạc nhổ bừa bãi, không vẽ bậy lên tường, biết bỏ rác đúng nơi quy định, không bôi bẩn quần áo, biết xếp gọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi... Việc rèn cho trẻ những thói quen này tưởng chừng như rất dễ dàng và đơn giản nhưng đòi hỏi phải có thời gian rèn luyện lâu dài mới tạo thành thói 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ve_sinh_ca_nhan_cho_tre_mau_g.doc