SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách

Trẻ có tính hiếu động thể hiện sự năng động, luôn vận động, tò mò, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khả năng tìm tòi, khám phá... được nhìn nhận là rất có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ nhưng hiếu động thái quá sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Có những đứa trẻ quá hiếu động, không bao giờ ngồi yên tập trung làm gì nhưng bố mẹ lại nghĩ đó là điều rất bình thường mà không đưa con đi kiểm tra. Bệnh hiếu động nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ giúp trẻ phát triển tốt. Ngược lại, nếu không được điều trị, can thiệp giúp đỡ trẻ càng lớn càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và không được suôn sẻ trong đời sống xã hội. Chính vì vậy giúp trẻ có tính kỉ luật giảm bớt tính hiếu động khó bảo là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết .Việc giúp trẻ giảm bớt tính hiếu động, khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách không thể diễn ra trong ngày một, ngày hai, vì vậy việc lựa chọn các biện pháp phải mang tính dài hạn. Phải giúp trẻ nhận thức được việc làm của trẻ có tác động thế nào, ảnh hưởng ra sao với mọi người xung quanh. Phải giảm bớt được những xung đột căng thẳng của trẻ thường ngày giúp trẻ thay đổi hành vi gây rối hoặc hành vi không phù hợp bằng một hành vi, thái độ tích cực được xã hội chấp nhận.
doc 23 trang skmamnon 02/04/2025 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách
 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính
 hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách 
 Là một giáo viên trẻ với lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trách 
nhiệm cao trong công việc tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục trẻ 
giúp trẻ giảm bớt tính hiếu động, khó bảo để cho trẻ tập trung vào các hoạt động 
và có kết quả tốt làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Đó 
chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 
tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện 
nhân cách ” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học này.
 Các biện pháp này đã được tôi áp dụng ở lớp và đạt kết quả cao. Trẻ trong 
lớp đã có nề nếp thói quen tốt, trẻ đã bớt hiếu động và tham gia hoạt động tập 
thể có tính kỉ luật cao.
 * Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng trẻ hiếu động khó bảo và khả năng tập trung chú ý 
của trẻ
 * Đối tượng nghiên cứu:
 Các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trường tôi giảm bớt tính 
hiếu động khó bảo giúp phát triển hoàn thiện nhân cách trẻ
 * Phạm vi áp dụng:
 Trẻ 4-5 tuổi trường mầm non nơi tôi đang công tác
 2/21 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính
 hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách 
 Năm học 2014 - 2015 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 
nhỡ 4-5 tuổi, lớp có 3 cô giáo phụ trách, với tổng số 47cháu. Trong đó có : 21 
học sinh nữ và 26 học sinh nam.
 Bản thân tôi đã có 4 năm liên tục công tác tại trường và dạy lứa tuổi mẫu 
giáo nhỡ.
 Từ những đặc điểm chung của lớp khi thực hiện đề tài tôi có những thuận 
lợi và gặp một số khó khăn sau:
 2. Thuận lợi
 100% học sinh được học 2 buổi trên ngày và ăn bán trú tại trường nên 
thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 Lớp học khang trang rộng rãi và được ban giám hiệu nhà trường quan 
tâm đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ 
như: ti vi kết nối internet, điều hòa..
 Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo phòng GD& ĐT huyện 
và được tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, tham gia các hoạt động 
chung của huyện do các cấp, các ngành tổ chức.
 2/3 giáo viên trong lớp có trình độ trên chuẩn, có nhiều năm kinh nghiệm, 
có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Một giáo viên đang theo học lớp đại học 
sư phạm mầm non.
 Bản thân tôi là giáo viên có 5 năm kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo nhỡ, có 
khả năng sư phạm tốt, tổ chức các hoạt động tập thể và thu hút trẻ tập trung cao. 
Tôi luôn sáng tạo, tìm tòi các hình thức tổ chức hoạt động sao cho linh hoạt, 
sáng tạo và hấp dẫn trẻ.
 3. Khó khăn
 Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non không có hoạt động hướng 
dẫn giáo viên cách quản lý lớp và hướng dẫn giáo viên phương pháp giáo dục trẻ 
giảm bớt tính hiếu động khó bảo.
 Số trẻ trong lớp đông 47 trẻ trong đó số trẻ nam nhiều: 26 trẻ. Só trẻ nữ: 
21 trẻ.
 Trong lớp có 7 trẻ nam hiếu động, khó bảo, nói nhiều và còn có 1 trẻ 
khuyết tật thể tăng động cần sự quan tâm theo dõi thường xuyên của giáo viên.
 Giáo viên chưa hiểu biết nhiều về tâm sinh lý trẻ, chưa có kinh nghiệm 
giáo dục trẻ tăng động khó bảo.
 95% phụ huynh làm nghề nông nên chưa chú trọng trong việc quan tâm phối 
hợp cùng cô trong việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Nhiều phụ huynh còn 
quá nuông chiều con, thường xuyên đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi của con cái và 
thường có suy nghĩ: “Mọi sự chăm sóc học hành nhờ cô giáo và nhà trường ”
 4/21 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính
 hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách 
 Tiêu chí Trẻ có ý thức Trẻ có hành vi Biết đoàn kết,
TS kỉ luật văn minh hợp tác với bạn
 Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ
 47 19 28 32 15 24 23
Tỉ lệ % 41% 59% 68% 32% 51% 49%
 Qua khảo sát tôi thấy số trẻ lớp tôi đạt được các tiêu chí trên còn thấp 
những trẻ không đạt được yêu cầu là do: trẻ hiếu động nghịch ngợm và trong các 
hoạt động thường mất tập trung, trẻ nói nhiều, nói to và hay tranh giành quậy 
phá chưa biết nghe lời cô giáo và người lớn. Đứng trước thực tế trên tôi rất băn 
khoăn suy nghĩ làm thế nào để uốn nắn, đưa trẻ vào nề nếp khi tham gia vào các 
hoạt động ở trường vì thế tôi đã áp dụng một số biện pháp giáo dục trẻ giảm bớt 
tính hiếu động, khó bảo, giúp hoàn thiện nhân cách.
 3. Xây dựng kế hoạch theo chủ đề giúp trẻ giảm bớt tính hiếu động 
khó bảo để trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách
 Xây dựng kế hoạch là tiền đề, là khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng trong 
việc tổ chức thực hiện các hoạt động, nó được ví như chìa khoá mở cửa, như 
kim chỉ nam, mở đường chỉ lối cho người thực hiện các hoạt động đi đến đích và 
đạt kết quả cao. Xây dựng kế hoạch càng rõ ràng cụ thể, sát với tình hình thực tế 
càng đảm bảo công việc thuận lợi giúp người thực hiện chủ động, không bị 
chồng chéo, bỏ sót. Vì vậy dựa theo kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ và đặc điểm 
riêng của trẻ cũng như dựa trên kết quả mong đợi của lứa tuổi tôi đã lên kế 
hoạch, lịch trình hoạt động trong cả năm học để lồng ghép giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 
4-5 tuổi trường tôi giảm bớt tính hiếu động, khó bảo, giúp trẻ hoàn thiện nhân 
cách như sau:
 Chủ đề Nội dung giáo dục Biện pháp
1. Trường mầm non - Dạy trẻ biết chơi đoàn kết - Bao quát trẻ mọi lúc 
 với bạn không chạy nhảy đùa mọi nơi
 ngịch - Lồng ghép dạy trong 
 các hoạt động: văn học, 
 khám phá
2. Bé và gia đình - Dạy trẻ xếp hàng không xô - Cô khen ngợi tặng hoa 
 đẩy nhau, cất dọn đồ chơi gọn bé ngoan cho trẻ có hành 
 gàng không ném đồ chơi. vi đúng cho trẻ gắn hoa 
 lên “bảng vàng”
 6/21 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính
 hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách 
bảo, cũng không có giáo trình nào hướng dẫn giáo viên cách thu hút trẻ và quản 
lý trẻ tốt. Vì vậy để giáo dục trẻ bớt tính hiếu động khó bảo cần sự nỗ lực cố 
gắng và tâm huyết của mỗi giáo viên. Không có phương pháp nào bài giảng nào 
cụ thể bởi mỗi trẻ khác nhau cũng đã có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau 
đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, sáng tạo lồng ghép nội dung giáo dục đó 
thông qua các hoạt động giáo dục trong ngày. Căn cứ vào từng điều kiện của lớp 
và đặc điểm riêng của mỗi cá nhân mà giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục phù 
hợp .Cá nhân tôi đã thực hiện lồng ghép qua các hoạt động như sau:
 * Lồng ghép qua hoạt động đón trả trẻ:
 Trò chuyện buổi sáng là khoảng thời gian vô cùng quan trọng để giúp trẻ 
giảm bớt tính hiếu động khó bảo. Đối với những đứa trẻ khó bảo thường có 
những suy nghĩ không mấy tích cực, chúng luôn tự ti và có thái độ chống đối, 
bất hợp tác với thế giới xung quanh như: không chịu tham gia các hoạt động tập 
thể, phá hoại thành quả mà cô giáo công nhận trong nhóm bạn bè, thường xuyên 
trêu chọc người khác, không muốn chơi với ai. Chính vì vậy việc giáo viên cần 
làm là “ làm bạn” với trẻ. Buổi sáng khi đến lớp tôi thường dành thời gian đàm 
thoại trò chuyện với trẻ về gia đình, sở thích của trẻ để hiểu được “ trẻ là ai” và 
trẻ mong muốn gì? Tiếp xúc tạo niềm tin nơi trẻ để hiểu và có kế hoạch giúp đỡ, 
giáo dục từng cá nhân.
 Trong khi tổ chức các hoạt động tôi đã quan sát cách ứng xử của trẻ, xác 
định xem hành vi của trẻ là như thế nào: thiếu kiên nhẫn, nói quá nhiều, hay có 
những câu hỏi thái độ bất lịch sự. Nói cho trẻ biết những nhận xét, bày tỏ quan 
điểm rõ ràng: đồng tình hay không đồng tình trước thái độ và hành vi của trẻ.
 Ví dụ: trong khi chơi đồ chơi lắp ghép Nhật Minh luôn tranh giành đồ 
chơi của bạn khác khi cô hỏi thì thường bảo bạn lấy của con. Tôi đã quan sát và 
thấy Minh thường xuyên như vậy. Tôi đã hỏi chuyện Minh vì sao con lấy đồ của 
bạn? Đây là đồ chơi chung nếu thích con có thể hỏi mượn bạn hoặc trao đổi với 
bạn một đồ chơi khác. Giành đồ chơi và đánh bạn là việc làm không tốt lần sau 
các bạn sẽ không muốn chơi cùng. Tôi hòa giải vẫn tiếp tục cho trẻ chơi nhưng 
cho trẻ biết cô không đồng tình với việc làm của trẻ và nhắc trẻ lần sau không 
được tái phạm nữa
 * Thông qua hoạt động học
 Hiểu được tâm lý trẻ dễ nhớ, dễ quên và có khả năng tập trung ngắn, trong 
giờ học trẻ thường mất tập trung, hay bị chi phối bởi những thứ xung quanh. 
Trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục để ổn định, tôi thường 
yêu cầu trẻ trật tự bằng các thủ thuật như nói: “Miệng xinh”, chơi ‘con ngao” 
hay chơi một số trò chơi với các ngón tay, hát hoặc đọc thơ kể chuyện để trẻ chú 
 8/21 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính
 hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách 
 Khi tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi hoạt động ngoài trời tôi lựa chọn 
các trò mang tính tập thể cao như: trò chơi chuyền bóng, mèo đuổi chuột, rồng 
rắn lên mâyViệc đưa các trò chơi, các bài đồng dao, ca dao còn giúp trẻ xích 
lại gần nhau hơn, bản thân tâm hồn trẻ mở rộng hơn, trẻ cởi mở và có nhiều ý 
tưởng cho hoạt động tập thể Đối với những trò chơi tự do tôi giới hạn cho trẻ 
phạm vi chơi và nội quy trong khi chơi. Giáo dục trẻ các hành vi văn minh như: 
xếp hàng chờ đến lượt, không tranh giành xô đẩy nhau, chơi đúng chức năng của 
đồ chơi ngoài trời.
 Hình ảnh: Cô giáo dục trẻ xếp hàng chờ đến lượt
 > Qua những buổi hoạt động ngoài trời này trẻ đã biết xếp hàng chờ đến 
lượt, không chạy nhảy lung tung và biết chơi đoàn kết với bạn
 * Thông qua hoạt động dã ngoại :
 Hàng tháng tôi thường tổ chức cho trẻ đi dã ngoại theo nội dung từng chủ 
đề. Tháng 4 vừa rồi trường tôi tổ chức cho trẻ đi xem xiếc và tham quan Lăng 
Bác
 Hoạt động dã ngoại
 Chủ đề: Quê hương đất nước Bác Hồ
 Đề tài: Đi thăm quan Lăng Bác
 Tôi tổ chức cho trẻ đi nối đuôi nhau đi thành hàng và đứng xếp hàng chờ 
đến lượt vào lăng. Cùng trẻ quan sát và trò chuyện:
 10/21 Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non giảm bớt tính
 hiếu động khó bảo giúp trẻ hoàn thiện nhân cách 
 Hình ảnh: Bé chơi góc học tập
 > Qua trò chơi trẻ nắm được một số quy tắc và hành vi: cất gọn đồ chơi 
đúng nơi quy định, không nói to, ngủ đúng giờ
 *Thông qua giờ ngủ:
 Khi tổ chức giờ ngủ tôi thấy những trẻ hiếu động thường khó ngủ và ngủ 
không được sâu giấc trẻ hay nghịch chiếu, trêu các bạn nằm cạnh. Vì vậy tôi 
cũng sáng tác một số câu chuyện nhỏ dễ hiểu như: “ Mẹ ơi mấy giờ rồi” hay: “ 
Con là bé ngoan” Qua những câu chuyện cô giáo dục cho trẻ biết ý nghĩa của 
việc ngủ với sức khỏe con người và giáo dục trẻ giờ ngủ không làm ồn, không 
trêu đùa bạn
 Tôi sưu tầm những bản nhạc nhẹ những khúc hát ru để đưa trẻ nhẹ nhàng 
vào giấc ngủ. Trẻ khó ngủ hay trêu bạn tôi cho trẻ nằm xen lẫn với những trẻ 
ngoan và vỗ về giúp đỡ trẻ ngủ. Dần tạo được thói quen tốt cho trẻ ngủ đúng giờ
 *Thông qua hoạt động chiều :
 Trong giờ hoạt động chiều tôi thường lựa chọn nội dung rèn kĩ năng sống 
cho trẻ qua đó giáo dục trẻ các hành vi văn minh như biết nhường nhịn giúp đỡ 
người khác, không nói to, không nói tục chửi bậy..
 Tôi đã sưu tầm những hình ảnh trên mạng, các tranh vẽ và cho trẻ chơi 
sắp xếp kể chuyện sáng sáng tạo theo tranh hướng trẻ tới nội dung định giáo 
dục.
 > Qua những câu chuyện giáo dục trẻ tình yêu thương đoàn kết, có ý thức 
kỉ luật.
 12/21

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao_nho_4_5_tuoi_o_t.doc