SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi giao tiếp, ứng xử văn hóa trong trường mầm non

Sự phát triển của công nghệ 4.0, sự bộn bề của cuộc sống đã làm cho quan hệ giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình, nhà trường và trong xã hội hạn chế. Không những thế, trong xã hội hiện nay, khi mà hàng ngày chúng ta vẫn thường được nghe trên thông tin đại chúng về những hành động thiếu đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên đã để lại hậu quả đáng tiếc. Những vụ bạo hành trẻ em đang làm nhức nhối dư luận, phần nào làm lu mờ những nét đẹp của văn hóa ứng xử, ảnh hưởng đến môi trường giáo dục, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ, làm mất đi các giá trị truyền thống, thuần phong, mỹ tục mà cha ông ta đã dày công vun đắp từ ngàn năm, thì cần lắm một môi trường xã hội với những con người mang trong mình những chuẩn mực đạo đức, để bớt đi những mặt trái của xã hội, bớt đi sự vô cảm giữa con người với con người. Chính vì những lý do trên, và cũng để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của năm học, tôi đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi giao tiếp, ứng xử văn hóa trong trường mầm non” để trao đổi cùng đồng nghiệp.
Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi giao tiếp, ứng xử văn hóa trong trường Mầm non” nhằm sẽ giúp trẻ hình thành những hành vi, chuẩn mực đạo đức cách giao tiếp, ứng xử cần thiết với lứa tuổi mầm non trong quan hệ của trẻ với mọi người xung quanh.
doc 27 trang skmamnon 24/07/2024 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi giao tiếp, ứng xử văn hóa trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi giao tiếp, ứng xử văn hóa trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi giao tiếp, ứng xử văn hóa trong trường mầm non
 2
giữa con người với con người. Chính vì những lý do trên, và cũng để thực hiện 
tốt mục tiêu, nhiệm vụ của năm học, tôi đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài 
“Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi giao tiếp, ứng xử văn hóa 
trong trường mầm non” để trao đổi cùng đồng nghiệp.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi 
giao tiếp, ứng xử văn hóa trong trường Mầm non” nhằm sẽ giúp trẻ hình thành 
những hành vi, chuẩn mực đạo đức cách giao tiếp, ứng xử cần thiết với lứa tuổi 
mầm non trong quan hệ của trẻ với mọi người xung quanh.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi 
giao tiếp, ứng xử văn hóa trong trường Mầm non”
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 20/20=100% trẻ mẫu giáo nhỡ lớp B2 trong trường Mầm non Phú Đông năm 
học 2021 - 2022
 Số trẻ: 20 trẻ
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 Khi tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp điều tra số liệu toán học
+ Phương pháp quan sát hoạt động trên trẻ
+ Phương pháp phân tích tổng hợp 
6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
 Phạm vi: Trường mầm non năm học 2021 – 2022. Tại lớp B2 khối mẫu giáo 
nhỡ
 Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 9 năm 
2021 đến tháng 4 năm 2022.
 PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
“Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi giao tiếp, ứng xử văn 
hóa trong trường mầm non” 4
 Qua khảo sát thực tế về kỹ năng giao tiếp, ứng xử của trẻ tại nhóm lớp tôi chủ 
nhiệm, với số cháu là 20, tôi đã thu được kết quả trước khi thực hiện đề tài như 
sau:
 Tổng số trẻ khảo sát: 20/20 trẻ
 BẢNG KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TRẺ ĐẦU NĂM HỌC
 Đánh giá trẻ
 Nội dung khảo sát Tốt Khá Đạt
 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
 1. Trẻ có thái độ tôn 
 trọng trong giao 
 6 30% 9 45 % 5 25%
 tiếp, biết cách ứng 
 xử lịch sự, lễ phép.
 2. Trẻ biết quan 
 tâm, chia sẻ, hợp tác 
 4 20 % 7 35 % 9 45%
 với mọi người xung 
 quanh.
 3. Trẻ mạnh dạn tự 
 5 25% 7 35% 8 40%
 tin trong giao tiếp.
 4. Trẻ biết cách thể 
 hiện nhu cầu của 5 25% 6 30 % 9 45%
 bản thân.
3. Những biện pháp thực hiện:
3.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu, tìm hiểu những nội dung cụ thể để giáo dục trẻ 
giao tiếp, ứng xử văn hóa trong trường Mầm non.
 Trước khi bắt tay vào tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi đã từng 
băn khoăn tự hỏi không biết sẽ lựa chọn những nội dung như thế nào để giáo dục trẻ 
trở thành một học sinh biết cách giao tiếp, ứng xử văn hóa. Nhưng với vai trò là một 
người mẹ của hai đứa con nhỏ, và với kinh nghiệm của 9 năm công tác trong ngành, 
tôi tự nhận thấy những nội dung đó rất gần gũi, trên thực tế vẫn diễn ra hàng ngày, 
hàng giờ, gắn liền với cuộc sống và công việc của tôi. Những hành vi, cử chỉ, lời nói, 
tác phong, thái độ, nếp sống rất nhỏ thôi của mỗi cá nhân trong xã hội lại là biểu 
hiện của những giá trị, chuẩn mực đạo đức, là nền tảng của một xã hội văn minh, 
phát triển. 
“Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi giao tiếp, ứng xử văn 
hóa trong trường mầm non” 6
 + Biết chơi đoàn kết cùng các bạn, chia sẻ đồ chơi cùng bạn, không tranh giành 
đồ dùng, đồ chơi.
 - Dạt trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp: trẻ tự tin thể hiện mình trước mọi 
người xung quanh, vui vẻ, mạnh dạn hơn khi giao tiếp. Trẻ không nhút nhát, sợ 
sệt khi giao tiếp với người khác, trẻ có thể chủ động hơn. Dạy trẻ sự mạnh dạn 
tự tin là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, giúp trẻ mạnh dạn, giúp trẻ làm
điều mình nghĩ, giúp trẻ bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e
ngại.
 Minh chứng biện pháp 1: Hình ảnh: Thiết kế video dạy trẻ mạnh dạn tự tin.
 - Dạy trẻ biết cách thể hiện nhu cầu của bản thân: trẻ biết dùng những lời 
lẽ phù hợp với hoàn cảnh khi muốn nhận được sự giúp đỡ của người khác, hay 
muốn chơi một đồ chơi, trò chơi mình thích,...
 Sau khi xác định được những nội dung dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử 
văn hóa, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các phương pháp, hình thức để đưa những nội 
dung đó vào trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ, sao cho phù hợp với 
từng hoàn cảnh giao tiếp cũng như phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để 
đạt được kết quả giáo dục cao nhất. 
3.2. Biện pháp 2: Giáo dục trẻ giao tiếp, ứng xử văn hóa thông qua hoạt động 
học gửi phụ huynh trong thời gian nghỉ dịch.
 Trong quá trình trẻ nghỉ dịch tôi đã xây dựng video hướng dẫn trẻ học tại 
nhà. Thông qua trao đổi với phụ huynh, trò chuyện trực tiếp với trẻ sau mỗi bài học 
cho trẻ, cũng để tôi nắm bắt được đặc điểm, tính cách và khả năng giao tiếp, ứng 
xử của mỗi trẻ, từ đó có thể cùng phụ huynh uốn nắn cho trẻ từng câu nói, cử chỉ, 
hành động sao cho phù hợp, như: Không nói chuyện khi học bài, tập trung chú ý 
lắng nghe khi cô giáo giảng bài; không nói trống không, biết nói đủ câu, biết thưa 
gửi lễ phép trước khi trả lời câu hỏi của cô, bố mẹ ...
 Đối với từng hoạt động học cụ thể, tôi có thể tích hợp, lồng ghép những nội 
dung giáo dục trẻ giao tiếp, ứng xử văn hóa sao cho phù hợp với chủ để, phù hợp 
với mục tiêu của bài học. 
 Ví dụ: ở chủ đề “Trường mầm non”, tôi sẽ lựa chọn bài thơ: “Cảm ơn” của 
tác giả Nguyễn Thị Chung để dạy trẻ. Bằng hình thức quay video gửi bài cho phụ 
huynh qua nhóm zalo của lớp, hướng dẫn phụ huynh để phụ huynh trao đổi, trò 
chuyện và đàm thoại cùng trẻ, giúp trẻ thấy được hành động đẹp của Sóc, biết quan 
tâm đến bạn, chia sẻ, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. Không chỉ vậy, qua bài thơ trẻ 
“Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi giao tiếp, ứng xử văn 
hóa trong trường mầm non” 8
 Hay trong hoạt động KPXH: “Gia đình bé có những ai?”, tôi giáo dục trẻ 
biết yêu thương những người thân trong gia đình, biết được mối quan hệ, cách ứng 
xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau....
 Ở hoạt động dạy hát bài: “Em yêu cây xanh”, tôi giáo dục trẻ không bẻ cành, 
ngắt hoa, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung...
 Cứ như vậy, với mỗi một hoạt động học cụ thể, tôi sẽ lựa chọn và đưa những 
nội dung giáo dục trẻ giao tiếp, ứng xử văn hóa vào bài học một cách linh hoạt sao 
cho phù hợp với nhận thức của trẻ, phù hợp với từng chủ đề của năm học, để từ đó 
giúp trẻ đến gần hơn với những chuẩn mực của đạo đức, những phẩm chất vốn có 
của một con người Việt Nam. 
3.3. Biện pháp 3: Giáo dục trẻ giao tiếp, ứng xử văn hóa thông qua các hoạt 
động trong hàng ngày của trẻ khi nghỉ dịch ở nhà. 
 Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non “học bằng chơi, chơi mà học”, do vậy tôi 
đã đưa nội dung giáo dục trẻ giao tiếp, ứng xử văn hóa linh hoạt vào các hoạt động 
sinh hoạt trong ngày của trẻ khi nghỉ dịch ở nhà.
 Một năm học 2021 – 2022 rất khó khăn đối với cả cô và trò khi mà tình hình 
dịch bệnh covid bùng phát, để đảm bảo an toàn cho trẻ thì ngành giáo dục đã tạm 
dừng việc đi học trực tiếp đối với học sinh, sinh viên các cấp học nói chung và cấp 
học mầm non nói riêng.
 Có thể nói dịch bệnh làm chúng ta không thể đến trường nhưng các hoạt 
động hàng của trẻ vẫn được các cô duy trì nhưng với hình thức khác đó là trực 
tuyến. Để gây được ấn tượng, tình cảm với trẻ thì ngay từ ban đầu cô phải tạo cho 
trẻ cái nhìn thiện cảm nhất. Với tình hình dịch bệnh trẻ không đến trường nhưng 
qua những buổi cô trò gặp gỡ làm quen với nhau qua zoom, thì tôi đã tạo cho trẻ có 
được tình cảm yêu thương, những nụ cười thân thiện, những cái nhìn trìu mến, 
những lời hỏi han, trò chuyện ân cần để trẻ có cảm giác bình yên, dễ chịu khi được 
trò chuyện với cô, để trẻ có thể luôn luôn nở nụ cười trên môi bởi “nụ cười là món 
quà đơn giản nhưng quý giá mà con dành tặng cho người khác”.
 Minh chứng biện pháp 3.3.a Hình ảnh buổi làm quen qua zoom của cô và trò
 Qua những buổi gặp gỡ trẻ trên zoom tôi đã đưa nội dung giáo dục trẻ biết 
chào cô, chào bố mẹ, ông bà..... Rèn cho trẻ thói quen chào hỏi lễ phép “khi đi em 
hỏi, khi về em chào”, khi trẻ muốn đi chơi phải xin phép và được sự đồng ý của 
người lớn, đi về đến nhà phải khoanh tay chào ông bà, bố mẹ.... Thay vào những 
câu nói để nhắc nhở trẻ như: “Con khoanh tay chào cô, chào ông bà, chào mẹ đi...”, 
thì tôi muốn tạo ra những hình ảnh của những em bé ngoan trong lớp học hạnh 
“Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi giao tiếp, ứng xử văn 
hóa trong trường mầm non” 10
 Ví dụ 3: Trong trò chơi “bán hàng”, tôi hướng phụ huynh có thể tạo diều kiện 
để trẻ được đi chợ, đi mua hàng cùng bố mẹ, để trẻ học được cách trao đổi mua bán 
hàng hóa từ người bán và người mua. Thông qua những trải nghiệm của trẻ sau 
những lần được cùng bà, mẹ đi chợ bố mẹ có thể cùng trẻ chơi trò chơi bán hàng, 
cho trẻ chọn vai mà trẻ thích để giúp trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử lịch sự, tôn trọng 
lẫn nhau giữa người bán và người mua: người bán dùng những lời lẽ nhẹ nhàng, 
khéo léo để mời khách mua hàng; người mua biết xếp hàng chờ đến lượt, biết diễn 
đạt đủ ý, đủ câu, không nói trống không khi hỏi tên mặt hàng cần mua, người bán và 
người mua biết nói lời cảm ơn khi nhận hàng và nhận tiền...
 Minh chứng biện pháp 3.3.d Hình ảnh trẻ chơi trò chơi bán hàng
 Bằng cách giáo dục trẻ qua các trò chơi như vậy tôi đã giúp trẻ nắm được 
những hành động, cách ứng xử, giao tiếp giữa người với người trong cuộc sống thực; 
hiểu được những mối quan hệ qua lại giữa người lớn trong xã hội theo chức năng của 
mỗi người, và đặc biệt là giúp trẻ biết phân biệt được cái xấu, cái đẹp, cái đúng, cái 
sai trong những quan hệ ấy. Nhằm giúp trẻ tái tạo được cái hay cái đẹp trong các 
mảng hiện thực xung quanh và tránh bắt chước những hành vi sai trái, thô bạo mà 
trong cuộc sống xã hội vẫn còn đầy rẫy. Cũng chính vì vậy mà chúng ta có quyền 
nói: “Trò chơi là trường học của cuộc sống”. 
 Qua hoạt động các hoạt động khác: Tôi có thể đưa các hoạt động rèn kỹ 
năng sống vào để dạy trẻ như: “Dạy trẻ chào hỏi, lễ phép với người lớn tuổi, với 
bạn bè”, “Dạy trẻ biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt”, hay 
cho trẻ làm quen với các bài ca dao, đồng dao, tục ngữ như: “Công cha như núi 
Thái Sơn”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, ... 
 Minh chứng biện pháp 3.3.e Hình ảnh video dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép
 Trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà phần lớn các hoạt động giáo dục trẻ được 
phối hợp từ giáo viên thông qua phụ huynh. Đây là khoảng thời gian mà phụ huynh 
gần gũi và tiếp xúc trẻ nhiều nhất. Tôi đã lên kế hoạch gửi những bài tuyên truyền, 
để phụ huynh cùng tìm hiểu và giáo dục trẻ những hành vi giao tiếp, ứng xử văn 
hóa.
 Những thói quen văn minh: Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, không phá hỏng 
hoặc bôi bẩn lên đồ dùng đồ chơi, khi sử dụng xong biết cất đúng nơi quy định 
và ngăn nắp, đẹp mắt, biết chơi đoàn kết, nhường nhịn nhau. Một hành vi văn 
minh nữa là khi ho phải hắt hơi, ngáp phải lấy tay che miệng.
“Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi giao tiếp, ứng xử văn 
hóa trong trường mầm non”

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao_4_5_tuoi_giao_ti.doc