SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi Trường Mầm non thị trấn Hương Sơn có ý thức bảo vệ môi trường
Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó trẻ biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ 4- 5 tuổi trường mầm non TT Hương Sơn có ý thức bảo vệ môi trường”, nhằm tìm ra một số biện pháp tốt nhất để rèn luyện thói quen, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường giúp trẻ nhận thức được những hành động bảo vệ môi trường hay cũng chính là bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và những người xung quanh.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi Trường Mầm non thị trấn Hương Sơn có ý thức bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi Trường Mầm non thị trấn Hương Sơn có ý thức bảo vệ môi trường

giáo dục trẻ 4- 5 tuổi trường mầm non TT Hương Sơn có ý thức bảo vệ môi trường”, nhằm tìm ra một số biện pháp tốt nhất để rèn luyện thói quen, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường giúp trẻ nhận thức được những hành động bảo vệ môi trường hay cũng chính là bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và những người xung quanh. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 4- 5 tuổi trường mầm non TT Hương Sơn có ý thức bảo vệ môi trường” 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Dương Thị Liên - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non TT Hương Sơn - Số điện thoại : 0982598116. - Email: duongthilienmn@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Họ và tên: Dương Thị Liên 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi và hoạt động chuyên môn của nhà trường, của giáo viên khối mẫu giáo nhỡ, áp dụng và nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên. 6. Ngày sáng kiến áp dụng lần đầu: Ngày áp dụng sáng kiến lần đầu vào ngày 08 tháng 09 năm 2016 7. Mô tả sáng kiến: 7.1 Nội dung của sáng kiến: Duy trì một môi trường trong lành nơi chúng ta đang sinh sống là việc hết sức quan trọng đối với tất cả mọi người, nhưng đặc biệt quan trọng hơn nếu trẻ hiểu và có ý thức về môi trường, vì đây là thế hệ sẽ tạo ra các thay đổi trong tương lai, có thể ngăn chặn hoặc đẩy lùi các vấn đề như hâm nóng toàn cầu hay nạn chặt phá rừng. Một trong những câu hỏi có thể bé sẽ hỏi khi bạn nhắc đến chủ đề này là “Môi trường là gì?” và đôi khi đây là một câu hỏi không hề đơn giản để trả lời đối với các bậc cha mẹ. Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta – không khí, cây xanh, động vật – tất cả mọi thứ! Sự rộng lớn của môi trường có thể khiến bé khó hình giữ được sức khoẻ và sự năng động. Cô giáo cần thường xuyên nói chuyện với con về việc bảo vệ môi trường và giúp con thực hiện các hoạt động tại nhà và ở trường để cải thiện môi trường sống bằng những hành động nhỏ như bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây xanh. Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, ngay từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết từ đó biết cách sống tích cực thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh toàn diện về “Đức-Trí-Thể-Mỹ” của thể trẻ trong tương lai. Với tình hình thực tế tại lớp tôi đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với Phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Trong quá trình thực hiện và tổ chức hoạt động tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi - Lớp MG 4TC1 luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường và sự quan tâm ủng hộ của các bậc phụ huynh. - Trong năm học 2016 - 2017 được sự phân công của nhà trường, lớp mẫu giáo 4 tuổi C1 của tôi có 2 cô/lớp, 2 cô đều có trình độ đại học. Nhiệt tình, năng động có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, mến trẻ có phẩm chất nghề nghiệp. - Lớp MG 4 tuổi C1 được trang bị đầy đủ về trang thiết bị, phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi những đồ dùng học liệu đầy đủ cho từng môn học, ti vi, đầu đĩa, máy tính, máy chiếu, loa đài, - Bộ phận chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm đã lên kế hoạch cụ thể cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ theo năm, tháng tuần nên việc thực hiện rất thuận lợi. - Các cháu lớp MG 4TC1 nói chung đều ngoan và nhanh nhẹn, đảm bảo sức khỏe để vui chơi và học tập. - Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, đến các hoạt động của lớp sẵn sàng ủng hộ lớp về tinh thần và vật chất để phục vụ mọi hoạt động. b. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên chúng tôi cũng còn gặp không ít khó khăn đó là: Qua những bài tập và hoạt động khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi trường chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế, với kết quả như vậy tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một số biện pháp giáo dục trẻ 4- 5 tuổi trường mầm non TT Hương Sơn có ý thức bảo vệ môi trường Nói đến bảo vệ môi trường nó có vẻ cao siêu xa vời với trẻ mầm non, nhưng nó không hề khó khi ta áp dụng chỉ đơn giản là lồng ghép qua các hoạt động hàng ngày của trẻ giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học” dựa vào đặc điểm tình hình của địa phương của trường, lớp và khả năng thực tế của trẻ tôi đã lựa chọn một số biện pháp để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường như sau: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động học. Biện pháp 2: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua những nội quy đơn giản và gần gũi với trẻ. Biện Pháp 3: Làm đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu đã qua sử dụng Biện Pháp 4: Trẻ lao động tâp thể Biện pháp 5: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 7.2 Khả năng áp dụng sáng kiến. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ từ 0 – 6 tuổi luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, đồ chơi cho trẻ một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm, những hành động cử chỉ hằng ngày cũng là cách giáo dục trẻ một cách hiệu quả mà người lớn cần làm gương cho trẻ Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động học. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt dựa vào tình hình của lớp, khả năng thực tế của trẻ lựa chọn để đưa vào kế hoạch nội dung lồng ghép phù hợp nhất. Làm những đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ đảm bảo an toàn thẩm mỹ và hiệu quả nhất. Ví Dụ: Ở các chủ đề tôi có thể lựa chon những nội dung lồng gép như sau: ( Cô và trẻ chăm sóc cây cảnh trong khu vực trường ) + Chủ đề Thực vật: - Hoạt động chính: Tìm hiểu về sự phát triển của cây xanh, ích lợi của cây xanh đối với môi trường giáo dục trẻ ý thức trồng cây bảo vệ môi trường và những lợi ích khác thu được từ cây như hoa, quả. Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động tìm hiểu một số loại quả, ngoài cho trẻ được trải nghiệm với mùi, vị tôi còn giáo dục trẻ khi ăn quả biết bỏ vỏ vào thùng rác đúng nơi quy định. - Hoạt động ngoài trời: Quan sát cây cảnh có trong sân trường và ích lợi của các loại cây, chăm sóc cây xanh và trồng thêm một số cây trong vườn trường. Trò chuyện và quan sát sự trưởng thành của cây. Thực hành trồng cây và theo dõi sự phát triển của cây theo các điều kiện môi trường. - Hoạt động góc: * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, tưới nước cho cây, nhặt lá vàng, lá rụng, lau lá Theo tôi có thể căn cứ vào điều kiện, nội dung của từng hoạt động cụ thể để lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường theo hướng tích hợp vào các hoạt động giáo dục được diễn ra trong một ngày tại trường và được bắt đầu từ khi đón trẻ đến lúc trả trẻ. Để thực hiện tốt việc tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: + Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được lựa chọn và thiết kế xuất phát từ nhu cầu, kinh nghiệm của trẻ, những gì trẻ đã biết, những gì trẻ muốn biết và những gì trẻ cần biết. + Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp và tự nhiên trong từng chủ đề, từng hoạt động tránh gượng ép. Với việc lồng ghép ý thức bảo vệ môi trường, thông qua các hoạt động học và chơi. Trẻ đã dần được hình thành những kiến thức và kĩ năng thực hành về ý thức bảo vệ môi trường phù hợp với từng khả năng của trẻ. Biện pháp 2: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua những nội quy đơn giản và gần gũi với trẻ. Qua những khái niệm đơn giản cô giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường bẩn và các tác hại khi sống trong môi trường bẩn để từ đó có các nhận thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe trẻ. Để kích thích sự khám phá tìm tòi của trẻ, tôi cũng luôn chú ý tạo cho trẻ môi trường lớp học sạch đẹp thân thiện, trang trí các nội dung giáo dục theo chủ đề. Ở các góc chơi của lớp tôi thường gắn những nội quy nhỏ giúp trẻ thực hiện đúng theo nội quy của từng góc chơi. Ví dụ: Ở góc học tập tôi dán các hình ảnh về các quyển sách, các đồ dùng vào từng ô để cho trẻ biết được ô đó để sách gì, đồ dùng gì nhằm giúp trẻ không để sách, đồ dùng không đúng theo quy định vào các ô khácĐể từ đó hình thành cho trẻ các thói quen lao động tự phục vụ như: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rửa mặt khi bẩn ( Khăn mặt có ký hiệu riêng của từng trẻ ) rửa tay sau khi đi vệ sinh xong, biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày. * Tận dụng các tình huống có sẵn Cũng có thể tận dụng các tình huống có sẵn, lựa chọn các đối tượng hay các địa điểm có liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp để tổ chức cho trẻ ( Bài thơ: Tiết kiệm nước) Cô có thể cho trẻ quan sát vật thật, quan sát biểu hiện của lá cây, cành cây, để nhận biết tại từng thời điểm có gió hay không. Cô cho trẻ xem tranh ảnh âm thanh, băng hình về các loại gió, gió nhẹ, gió mạnh... Cho trẻ quan sát quy trình lớn lên của cây: cây cần ánh sáng, không khí, nước, hạt nảy mầm, cho trẻ quan sát cây lớn lên tươi tốt nhờ đủ các điều kiện, cây không tươi tốt do thiếu một trong các điều kiện trên, trẻ sẽ rút được kinh nghiệm khi chăm sóc và bảo vệ cây xanh. * Dùng tình cảm và khích lệ. Phương pháp dùng tình cảm và khích lệ để tuyên dương trẻ kịp thời khi trẻ có thái độ và hành vi tốt bảo vệ môi trường như: Tiết kiệm nước khi rửa tay, ăn hết suất không để cơm thừa và rơi vãi xuống đất, đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi không đúng (để đồ dùng không gọn, còn để vẩy nước ra ngoài, không tắt thiết bị điện khi không sử dụng....). Khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ, đồng thời phát hiện và nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi không có lợi cho môi trường như: Vứt rác không đúng nơi quy định, để đồ dùng, đồ chơi chưa gọn gàng, rửa tay còn vẩy nước ra ngoài bồn, la hét to... Qua đó nhằm Biện Pháp 3: Làm đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu đã qua sử dụng Trong năm học qua tôi đã trao đổi với các bạn đồng nghiệp và suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản được tận dụng từ nguyên vật liệu thải đã qua sử dụng kết hợp với một số nguyên vật liệu săn có ở địa phương để hướng dẫn trẻ cùng cô làm một số đồ dung đồ chơi phục vụ cho việc vui chơi và học tập bên cạnh đó tôi luôn sưu tầm thêm các mẫu đồ chơi trên mạng internet, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non để làm phong phú hơn đồ chơi tại lớp cho trẻ. ( Đồ dung đồ chơi tự tao của cô và trò lớp ) Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được khám phá các loại nguyên vật liệu ấy và tự tay mình làm những món đồ chơi mình thích. Tôi cho rằng làm tốt công tác này thì hiệu quả của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ được tăng cao vì khi trẻ định vứt đi những món đồ như vỏ lon vỏ hộp sữa chuatrẻ nghĩ ngay đến việc giữ chúng lại để làm ra những đồ chơi mà trẻ thích từ đó góp phần bảo vệ môi trường Biện Pháp 4: Trẻ lao động tâp thể Ngay từ đầu năm tôi đã đưa ra kế hoạch trực nhật và lịch phân công trực nhật phù hợp khả năng của trẻ, như Bác Hồ kính yêu chúng ta đã từng nói “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - tùy theo sức của mình” để thực hiện tốt điều đó tôi đã lập bảng phân công trực nhật cụ thể giúp trẻ biết được công việc của mình trong ngày ( Giúp cô
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_4_5_tuoi_truong_mam_non_t.doc