SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non

Quyền của trẻ khuyết tật trong công ước về quyền trẻ em cũng nêu rõ mọi trẻ em khuyết tật cần được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy đủ trong những điều kiện: Đảm bảo phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lực, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tham gia tích cực vào cộng đồng. Bên cạnh đó trẻ được chăm sóc đặc biệt và tùy theo nguồn lực có sẵn, phải khuyến khích và đảm bảo dành cho trẻ em khuyết tật và cho những người có trách nhiệm chăm sóc trẻ sự giúp đỡ mà trẻ yêu cầu. Trẻ khuyết tật được thực sự tiếp cận và hưởng sự giáo dục đào tạo, các dịch vụ y tế, dịch vụ phục hồi chức năng.
Giáo dục hòa nhập là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới và đã được Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam xác định con đường chủ yếu để thực hiện những quyền cơ bản của mọi trẻ em, đặc biệt là quyền được giáo dục. Đây là cơ hội để mọi trẻ em trong đó chú trọng đến trẻ khuyết tật, trẻ khó khăn được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng.
Là một giáo viên mầm non với lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với nghề nghiệp chúng ta phải làm thế nào để chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non ngày càng được nâng cao, góp phần hạn chế những khiếm khuyết cho trẻ để trẻ vững bước vào đời, hòa nhập với cộng đồng và là những con người có ích cho xã hội, cho đất nước.
Giáo dục hòa nhập là cơ hội để trẻ bình thường và trẻ khuyết tật hiểu đúng giá trị của nhau xóa bỏ sự cách biệt mặc cảm, xa lánh để trẻ có trách nhiệm với nhau hơn giúp trẻ khuyết tật được học tại nơi trẻ sinh sống cùng gia đình không có sự tách biệt môi trường sống. Tạo điều kiện giúp trẻ khuyết tật được phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Tất cả những quyền lợi mà trẻ khuyết tật có được đòi hỏi giáo viên phải chăm sóc tận tình trong học tập và sinh hoạt, được trẻ trong lớp cảm thông, giúp đỡ. Đặc biệt được ban giám hiệu nhà trường các cô giáo có các biện pháp quan tâm giúp đỡ trẻ hòa nhập.
docx 22 trang skmamnon 22/07/2024 990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”
 Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ 
em là mầm non của đất nước, do đó trẻ em cần được hưởng sự giáo dục, dạy dỗ chu 
đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội, đặc biệt là trẻ khuyết tật. Vì vậy giáo dục 
trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục.
 Trẻ khuyết tật cũng là một tế bào của xã hội, trẻ phải có được cả xã hội quan 
tâm giúp đỡ để trẻ được phát triển đầy đủ các mặt về thế chất, trí tuệ được tham gia 
các hoạt động xã hội như các bạn khác, nhưng thực tế hầu hết trẻ khuyết tật hiện nay 
vẫn chưa được nhìn nhận và có các biện pháp giáo dục đúng đắn. Cũng vì mặc cảm 
với bạn bè và xã hội mà trẻ không được đến trường hay phụ huynh cho trẻ đến các 
cơ sở giáo dục chuyên biệt dành riêng cho những trẻ đó.
 Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, trẻ khuyết tật sẽ không bao 
giờ khám phá ra những khả năng tiềm tàng mà chúng có. Vì vậy việc học tập trong 
một lớp hòa nhập với trẻ bình thường giúp cho trẻ hiểu đúng về năng lực của mình, 
từ đó chúng có thể tìm được cách phát huy những tiềm năng này và tự phát triển.
 Bản thân tôi là một giáo viên phụ trách nhóm lớp 4 - 5 tuổi ở trường mầm non 
lại có học sinh bị khuyết tật trong độ tuổi của lớp mình, hằng ngày vừa chứng kiến 
vừa chăm sóc bé tôi đã cảm nhận được sự thiệt thòi mà bé đang phải gánh chịu. Song 
biện pháp giáo dục như thế nào để trẻ khuyết tật hòa nhập bắt kịp với bạn bè cùng 
nhóm tuổi là công việc hết sức khó khăn và vất vả. Vì những lí do trên nên tôi đã tìm 
tòi nghiên cứu và tổng kết được một số kinh nghiệm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật 
trong thời gian qua tôi đã mạnh dạn làm đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 
tuổi khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Khi nhận cháu vào lớp tôi nhận thấy cháu thu mình ở một góc hoặc chơi một 
mình, ít tiếp xúc với bạn bè. Làm thế nào để cháu nghe và hiểu được lời nói, để cháu 
hòa nhập cùng học, cùng chơi với bạn bè, đó là nỗi băn khoăn trăn trở của tôi. Xác 
định được các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non 
nhằm phát huy hiệu quả của giáo dục toàn diện nhân cách giúp trẻ tự tin, mạnh dạn 
trong giao tiếp, hòa nhập với bạn bè, với cộng đồng xã hội. Đồng thời giáo dục lòng 
nhân ái, tình cảm yêu thương của các cháu với những người bạn khuyết tật của mình.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu về vấn đề giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật thông qua các hoạt 
động chăm sóc giáo dục trong trường mầm non. Đặc biệt là bé Nguyễn Minh Đức 
lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT - THỰC NGHIỆM
 Trẻ khuyết tật của lớp 4 - 5 tuổi B4 trường mầm non Sơn Đông.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để hoàn thành nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tôi sử dụng một số phương pháp 
nghiên cứu sau:
 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
 2. Phương pháp trải nghiệm
 2/22 tật hòa nhập tại lớp 4 - 5 tuổi B4. Nên tôi đã mạnh dạn đưa nội dung này vào việc 
viết đề tài nghiên cứu SKKN để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp trồng 
người, mang lại điều tốt đẹp nhất cho thế hệ tương lai của đất nước.
 III. THỰC TRẠNG
 1. Khảo sát thực tế
 - Năm học 2017 - 2018, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ 
trách lớp 4 - 5 tuổi B4 tại khu trung tâm trường mầm non Sơn Đông. Lớp có 3 giáo 
viên.
 - Lớp tôi có tổng số 54 cháu, trong đó có 26 cháu nữ và 28 cháu nam, có cháu 
Nguyễn Minh Đức bị khuyết tật “chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém”, cháu sinh 
ngày 30/6/2013. Cơ thể cháu phát triển bình thường nhưng trí tuệ và ngôn ngữ của 
cháu phát triển kém, cháu thường không nói mà chỉ ú ớ khi muốn biểu lộ điều gì, 
cháu hay ngồi một mình không chơi đùa cùng các bạn, không tham gia vào các hoạt 
động của lớp, cháu còn hay đi ngoài ra quần mà không biết và khả năng tự phục vụ 
bản thân còn hạn chế như xúc cơm, mặc quần áo, .... Vì vậy vấn đề đặt ra đối với tôi 
lúc này là cần phải tìm hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để tìm ra những biện pháp 
chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ học tập tốt hơn và hòa đồng với các bạn.
 Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp 
một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 2. Thuận lợi
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất đặc biệt là sự chỉ 
đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo thị xã trong đó có nội dung 
giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
 - Ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho giáo viên 
được tập huấn học hỏi kinh nghiệm về giáo dục trẻ khuyết tật.
 - Được sự quan tâm chia sẻ của các bậc phụ huynh, của bạn bè đồng nghiệp 
những vất vả khi cô giáo có học sinh khuyết hòa nhập.
 - Được sự phối kết hợp đồng đều giữa 3 giáo viên trong lớp cùng nhiệt tình 
chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng
 3. Khó khăn
 Trong quá trình thực hiện đề tài này bên cạnh những thuận lợi trên tôi còn gặp 
một số khó khăn sau:
 - Giáo viên không được đào tạo về chuyên biệt giáo dục hòa nhập trẻ khuyết 
tật mà chỉ được tập huấn, kiến tập về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
 4/22 trẻ có những điểm chậm phát triển trí tuệ và bất ổn về mặt tinh thần
 * Đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật
 - Khả năng vận động của trẻ: Kỹ năng vận động thô (đi, đứng, ngồi, chạy, 
nhảy bình thường), kỹ năng vận động tinh (cầm vật nhỏ còn khó khăn, sự di chuyển 
của ánh mắt còn chậm chạp, sự khéo léo của các chi còn yếu, kỹ năng cầm bút, cầm 
kéo còn yếu...).
 - Cảm giác, tri giác: Chậm chạm, phân biệt kém.
 - Tư duy: Chủ yếu là tư duy cụ thể, tính không liên tục, tính logic kém.
 - Trí nhớ: Hiểu chậm, quên nhanh, ghi nhớ một cách máy móc bên ngoài
 - Chú ý: Thời gian chú ý ngắn, khó tập trung vào 1 công việc thiếu tính bền 
vững.
 - Ngôn ngữ: Rất hạn chế, vốn từ ít, phát âm không rõ, nói không đủ câu, người 
lớn nói trước trẻ bắt chước theo.
 - Hành vi: Không làm chủ được hành vi của bản thân. Đi lại chạy nhảy tự do 
một cách vô ý thức, không ngồi 1 chỗ được lâu.
 - Thần kinh: Có những lúc la hét, ném đồ dùng, đồ đặc, cào cấu mọi người 
xung quanh. Trẻ ngủ rất ít.
 - Vệ sinh cá nhân: Thường là không biết tự vệ sinh cá nhân, trẻ không biết đi 
tiểu đại tiện đúng nơi quy định, ý thức vệ sinh cá nhân kém.
 Với đặc điểm khuyết tật của trẻ là chậm phát triển trí tuệ, thần kinh không ổn 
định, trẻ không biết tự vệ sinh cá nhân nên bản thân giáo viên ở lớp luôn phải đặc 
biệt chú ý đến trẻ và từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ để trẻ cùng 
được học tập giao lưu với bạn bè trong lớp.
 2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở 
trường mầm non
 Giáo dục một đứa trẻ bình thường đã khó, giáo dục một đứa trẻ khuyết tật lại 
càng khó khăn hơn. Vì lẽ đó giáo dục trẻ khuyết tật là phương thức giáo dục chung 
trẻ khuyết tật với trẻ không khuyết tật. Hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ khuyết 
tật vào trong một chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường. Trong hoạt động 
giáo dục hòa nhập, giáo viên phải cùng một lúc giải quyết 2 nhiệm vụ: Giáo dục trẻ 
khuyết tật và giáo dục trẻ không khuyết tật.
 Để chuyên đề giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đạt hiệu quả cao tôi luôn kết 
hợp với BGH nhà trường và phụ huynh học sinh, đưa ra một số biện pháp cụ thể để 
giúp trẻ khuyết tật tự tin hòa nhập vào trường mầm non.
 Khi nhận cháu Đức vào lớp tôi cũng có nhiều băn khoăn lo lắng, vì trí tuệ của 
cháu kém, khả năng tự phục vụ không có. Nhưng xuất phát từ tình thương, từ trách 
nhiệm của người giáo viên, kiên trì, nhẫn nại, sự tỉ mỉ chu đáo cho dù phải lặp đi lặp 
lại nhiều lần trong ngày, trong tuần để dạy dỗ cháu. Qua quá trình tiếp xúc đó tôi 
cũng đã lập ra kế hoạch dành cho cháu Đức theo các chủ đề sự kiện như sau:
 6/22 quen thuộc.
 - Trẻ có 1 số hiểu biết sơHoa hồng - cúc....
 đẳng về ngày 22/12, - Dạy trẻ nói các câu đơn giản về các loại 
 ngày lễ giáng sinh hoa.VD: Hoa hồng, hoa lan,....
 - Dạy trẻ 1 số bài thơ, bài hát, câu chuyện có 
 trong kế hoạch tháng.
 - Dạy trẻ dán hoa tặng chú bộ đội.
 - Dạy trẻ đi lên cầu thang, tập lấy ghế, bê ghế 
 ngồi vào bàn ăn, cất ghế đúng nơi qui định
 - Biết tên gọi, đặc 
 điểm, môi trường sống, 
 ích lợi, của một số con - Dạy trẻ biết, tên gọi và 1 số đặc điểm nổi 
Tháng 1 vật gần gũi: Chó, mèo,...bật của một số con vật gần gũi với trẻ: Chó, 
 - Trẻ có một số hiểu mèo, gà, vịt thông qua hoạt động khám phá, 
 biết về các con vật sống qua câu chuyện, bài thơ, bài hát, ..
 dưới nước, trong rừng. - Dạy trẻ về tên gọi, đặc điểm, môi trường 
 sống, ích lợi, của một số con vật sống dưới 
 nước, trong rừng qua sự hướng dẫn của cô.
 - Dạy trẻ cách quan tâm, chăm sóc tiếp cận 
 với các con vật.
 - Dạy trẻ 1 số bài thơ, câu chuyện ,bài hát có 
 trong KH tháng.
 - Dạy trẻ kỹ năng sử dụng kéo, gấp khăn.
 - Trẻ biết về những nét 
Tháng 2 đặc trưng ngày Tết cổ 
 truyền. - Dạy trẻ biết về thời tiết mùa xuân, hoa đặc 
 - Dạy trẻ 1 số bài hát, trưng về mùa xuân, biết về ngày tết: Có bánh 
 bài thơ có trong kế trưng, mứt tết, được đi chúc tết.. GD trẻ: 
 hoạch tháng. Không bẻ cành, gắt lá, hái hoa..
 - Dạy trẻ nói từng từ tạo thành câu đơn giản.
 -Tập thể hiện nhu cầu ăn ngủ, vệ sinh, cất đồ 
 dùng đúng nơi qui định.
Tháng 3 - Cô cho trẻ quan sát ô tô, xe máy trước cổng, 
 - Cung cấp kiến thức sơ trò chuyện để trẻ biết về các phương tiện giao 
 đẳng về ngày 8/3 thông gần gũi với trẻ.Tổ chức cho trẻ quan sát 
 - Trẻ biết tên gọi, đặc qua tranh, video về các PTGT gần gũi qua 
 điểm đặc trưng của một hoạt động khám phá.
 số phương tiện giao - Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi (Đèn tín 
 thông gần gũi với trẻ: hiệu giao thông) thực hiện quy định về an 
 Xe đạp, xe máy, ô tô toàn ATGT đường bộ.
 - Biết một số quy định - Dạy trẻ 1 số bài thơ, câu chuyện, bài hát có 
 cơ bản khi tham gia giao trong kế hoạch tháng.
 thông đường bộ. - Dạy trẻ kỹ năng cất và lấy đồ dùng đồ chơi 
 - Trẻ biết tên gọi, đặc đúng nơi oui đĩnh cách đóng và mở
 điểm đặc trưng của cửa.
 8/22

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_4_5_tuoi_khuyet_tat_hoa_n.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non.pdf