SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường ở trường mầm non

Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về vật chất lẫn tinh thần, trong quá trình tồn tại và phát triển con người đã khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên làm mất cân bằng sinh thái. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là ở lứa tuổi mầm non.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nhằm hình thành ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, quan tâm đến các vấn đề môi trường được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối với môi trường. Giáo dục môi trường cho trẻ ở trường mầm non, sẽ giúp trẻ tạo ra những phản xạ, thói quen đầu tiên và bảo vệ môi trường sống của mỗi cá thể, từ đó xây dựng quan niệm, nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho các bậc học sau.
Thông qua các hoạt động lao động phù hợp, trẻ có thể thực hiện các công việc vừa sức với khả năng của mình và rất muốn chứng minh với người lớn về khả năng của mình. Vì vậy có thể nói rằng đây là giai đoạn rất thích hợp để giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường và khi bước vào lớp mẫu giáo lớn ý thức đó sẽ luôn bên trẻ, dù là khi không có người lớn bên cạnh nhắc nhở, trẻ vẫn có những hành vi đúng với việc bảo vệ môi trường. Với nhận thức trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường ở trường mầm non” để thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi do tôi chủ nhiệm năm học 2019 - 2020.
doc 21 trang skmamnon 13/06/2024 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường ở trường mầm non
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 - 2
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
 I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN 2
TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT 
KINH NGHIỆM:
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 2
 1. Thuận lợi: 3 
 2. Khó khăn: 3 - 4
 3. Khảo sát thực trạng trẻ đầu năm 4
 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH: 4
 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ 4 - 5
môi trường cho trẻ
 2. Biện pháp 2: Trang trí lớp có nội dung giáo dục bảo vệ 
môi trường cho trẻ làm quen 5
 2.1/ Sưu tầm, tự làm các hình ảnh để giáo dục trẻ bảo vệ 
môi trường: 5
 2.2/ Sưu tầm tự đưa ra các bài tập tình huống về bảo vệ 
môi trường: 5 - 7
 3. Biện pháp 3: Lồng ghép ý thức, hành động giáo dục bảo 7
vệ môi trường cho trẻ vào các hoạt động.
 3.1/ Các hoạt động tạo hình: 7 
 3.2/ Các hoạt động khám phá: 7
 3.3/ Các hoạt động ngoài trời: 8
 3.4/ Các hoạt động chiều: 8
 4. Biện pháp 4: Phát động phong trào thi đua bé bảo vệ 9
môi trường:
 4.1/ Thi đua thực hiện theo lịch bé bảo vệ môi trường: 9 - 12
 4.2/ Động viện khen thưởng: 12
 5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh học sinh cùng rèn 12 - 13
trẻ ý thức bảo vệ môi trường:
 IV. HIỆU QUẢ SKKN: 13 - 14 
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 14 - 15
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO Là người giáo viên ham học hỏi, tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Tôi 
nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nên tôi 
đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi có ý thức bảo vệ 
môi trường ở trường mầm non”. để nghiên cứu và áp dụng trong năm học 
2019 - 2020. Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong một năm học, từ tháng 8 
năm 2019 đến tháng 4 năm 2020 ở lớp Mẫu giáo 4 - 5 tuổi do tôi chủ nhiệm tại 
trường Mầm Non. Trong quá trình áp dụng trên trẻ đã đạt được một số kết quả 
đáng kể. Nay tôi xin được trao đổi với các bạn đồng nghiệp.
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN 
 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT KINH NGHIỆM:
 Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về vật chất lẫn tinh thần, trong quá 
trình tồn tại và phát triển con người đã khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên 
nhiên làm mất cân bằng sinh thái. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải 
thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ 
môi trường được xem là có hiệu quả nhất là ở lứa tuổi mầm non. 
 Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nhằm hình thành ở trẻ 
những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, quan tâm đến các vấn đề môi trường 
được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối 
với môi trường. Giáo dục môi trường cho trẻ ở trường mầm non, sẽ giúp trẻ tạo ra 
những phản xạ, thói quen đầu tiên và bảo vệ môi trường sống của mỗi cá thể, từ 
đó xây dựng quan niệm, nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho các bậc học sau. 
 Thông qua các hoạt động lao động phù hợp, trẻ có thể thực hiện các công việc 
vừa sức với khả năng của mình và rất muốn chứng minh với người lớn về khả 
năng của mình. Vì vậy có thể nói rằng đây là giai đoạn rất thích hợp để giáo dục 
cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường và khi bước vào lớp mẫu giáo lớn ý thức đó sẽ 
luôn bên trẻ, dù là khi không có người lớn bên cạnh nhắc nhở, trẻ vẫn có những 
hành vi đúng với việc bảo vệ môi trường. Với nhận thức trên tôi đã mạnh dạn 
chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi có ý thức bảo vệ môi 
trường ở trường mầm non” để thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi do tôi 
chủ nhiệm năm học 2019 - 2020.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
* Đặc điểm tình hình, giới thiệu tổng quan về môi trường, lớp học:
 2/15 - Luôn kết hợp với cô giáo ý thức bảo vệ môi trường ở lớp, cũng như ở nhà. 
Luôn gọn gàng, ngăn nắp, không xả rác bừa bãi
Bên cạnh những thuận lợi trên, tôi cũng gặp một số khó khăn sau:
2. Khó khăn: 
+ Cơ sở vật chất: 
- Đồ dùng, dụng cụ trang bị cho trẻ khi tham gia các hoạt động lao động bảo 
vệ môi trường chưa có.
+ Giáo viên: 
- Xây dựng kế hoạch giáo dục của lớp chưa đi sâu vào nội dung bảo vệ môi 
trường. Giáo viên chưa khai thác triệt để được hết chưa đi sâu vào các yếu tố 
ngoại cảnh trong việc rèn cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường.
+ Trẻ: .
- Nhiều trẻ chưa có khái niệm, ý thức về bảo vệ môi trường do được bố mẹ 
nuông chiều, luôn ỉ lại nên khi tham gia các hoạt động lao động không tích 
cực...Một số trẻ còn quá hiếu động nên chưa ý thức được việc bảo vệ môi 
trường.
+ Phụ huynh: 
- Trình độ dân trí, cách ứng xử của phụ huynh không đồng đều nên đã ảnh 
hưởng đến tính cách, cử chỉ, lời nói, hành động của trẻ khi tham gia các hoạt 
động bảo vệ môi trường và khả năng ứng xử của trẻ trong việc bảo vệ môi 
trường.
3. Khảo sát thực trạng trẻ đầu năm:
 STT Tiêu chí đánh giá Tổng số trẻ Đầu năm
 Đạt yêu cầu
 1. Biết chăm sóc và bảo vệ cây. 42 12 = 29%
 2. Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công 42 15 = 36%
 cộng, vệ sinh trường lớp.
 3. Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi 42 19 = 45%
 đúng nơi quy định.
 4. Không vứt rác bừa bãi, biết gom 42 17 = 40%
 rác vào thùng.
 5. Phân biệt được những hành động 42 11 = 26%
 đúng, hành động sai trong vệc 
 bảo vệ môi trường.
 6. Biết tiết kiệm nước khi sử dụng 42 13 = 31%
 4/15 cảm nhận được công việc của bác lao công thật vất vả. Trẻ biết yêu quý, tôn 
trọng công việc của người lao động. Mỗi một hành động nhỏ của trẻ đều góp 
phần to lớn vào việc bảo vệ môi trường.
 Biện pháp này mang tới hiệu quả rất cao, trẻ luôn ý thức được các hành động 
đúng với môi trường.
2.2/ Sưu tầm tự đưa ra các bài tập tình huống về bảo vệ môi trường
 Tôi sưu tầm chủ yếu là các bài tập đúng - sai, trẻ đánh dấu x vào những hành 
động sai và tô màu cho đẹp các bức tranh có hành vi đúng với môi trường. 
Hoặc trẻ làm các bài tập tình huống dưới dạng thi đua giữa các tổ, dán hành 
động đúng với môi trường vào mặt cười, dán các hành động sai vào mặt mếu. 
Khi được trải nghiệm các bài tập về tình huống trẻ rất hứng thú, tích cực tham 
gia, có hành vi đúng với môi trường. Dưới đây là một số bài tập tình huống 
về môi trường mà tôi đã sưu tầm nhằm mục đích dạy trẻ có ý thức bảo vệ môi 
trường. 
Ví dụ 1: Bài tập tình huống các loại “Khói gây ô nhiễm môi trường”. Trẻ 
đánh dấu x vào nơi không có khói bụi, nơi có môi trường sạch sẽ. Tránh xa 
tiếng ồn và khói.Tình huống này tôi thấy rất hay và thực tế, với trẻ mẫu giáo 
nhỡ 4 - 5 tuổi. Mang tới cho trẻ vốn hiểu biết phong phú, khi dạy trẻ trên lớp, 
về nhà trẻ biết quan tâm đến những người thân trong gia đình, vấn đề hút 
thuốc, những phân tử độc hại trong khói thuốc lá có thể lơ lửng nhiều giờ sau 
khi hút. Gây ô nhiễm môi trường không khí.Các phương tiện cũ lưu hành trên 
đường, dẫn đến tình trạng khói, bụi gây ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm 
trọng.
 Ví dụ 2: Bài tập tình huống “Chăm sóc bảo vệ cây xanh” 
 6/15 + Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu, phế liệu chắp ghép, dính... tạo thành các
loại đồ dùng trong gia đình.
+ Giáo dục trẻ biết sử dụng điện, nước tiết kiệm để góp phần bảo vệ môi trường.
 Qua việc lồng ghép ý thức bảo vệ môi trường vào hoạt động tạo hình, tôi thấy 
rất hiệu quả. Trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình đẹp, qua các sản phẩm tôi mở 
rộng vốn hiểu biết của trẻ về ý thức bảo vệ môi trường. Môi trường tạo nên con 
người, môi trường có sạch - đẹp thì chúng ta mới khỏe mạnh. 
3.2/ Các hoạt động khám phá: 
Ví dụ: Khám phá “Cây xanh và môi trường sống”
+ Trẻ biết được cây xanh có nhiều ích lợi đối với đời sống con người: Cho gỗ, 
quả ngọt...Cây giúp cho môi trường thêm trong sạch, thoáng mát, ngăn lũ lụt, 
hạn hán....
+ Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây xanh, có hành động, thái độ đúng - sai 
với cây xanh và môi trường sống.
 Thông qua việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động 
học tôi đã cung cấp cho trẻ biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Đồng 
thời còn có thể giúp trẻ biết cách để bảo vệ môi trường phù hợp với mình, rằng 
nó không phải là điều gì đó xa vời, lớn lao mà nó là những việc gần gũi và nhẹ 
nhàng với trẻ. Mặt khác điều đó còn giúp tôi tạo thói quen tốt cho trẻ, bởi đặc 
điểm của trẻ là “Chóng nhớ, mau quên”. Có thể nói rằng đây là biện pháp mang 
lại hiệu quả cao và rất phù hợp với trẻ. 
3.3/ Các hoạt động ngoài trời: 
 Tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ dạo chơi, tham quan, tạo điều kiện thuận lợi 
để trẻ quan sát môi trường bên ngoài. Để trẻ khám phá tìm hiểu đáp ứng được 
nhu cầu tò mò và tính ham hiểu biết của trẻ.
Ví dụ: Hoạt động có chủ đích: Thăm quan ao làng
+ Tạo điều kiện cho trẻ trực tiếp nhìn thấy nước trong ao, đáp ứng nhu cầu vận 
động tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ. 
+ Trẻ phân biệt được nước sạch và nước bẩn, có ý thức bảo vệ nước trong ao hồ 
để làng xóm có môi trường sạch, đẹp.
 8/15 sinh trang phục của các bạn trong lớp. Trong bốn tổ, tổ nào đạt được nhiều mặt 
cười hơn là tổ đó được khen thưởng.
Bảng nhận xét công việc của cả lớp: Chia làm 4 cột, gồm có: Thời gian, công 
việc, ảnh minh họa, nhận xét trẻ tốt, trẻ chưa tốt. Qua bảng nhận xét chọn ra các 
tổ ưu tú đạt giải cao.
 Bảng nhận xét, đánh giá công việc bảo vệ môi trường của tổ 1:
 Thời Công việc Ảnh minh họa Nhận xét của lớp
 gian Tốt Chưa tốt
 Thứ 2 Lau dọn đồ dùng, đồ chơi
 giá góc. Nhắc bạn không
 gây tiếng ồn ào vào giờ học,
 giờ chơi.
 Thứ 3 Lau dọn giữ vệ sinh cảnh
 quan trên sân trường. Chăm
 sóc bồn hoa, quét, nhặt
 giấy rác
 Thứ 4 Vệ sinh ca cốc, kiểm tra
 khăn rửa mặt, khăn lau tay.
 Thứ 5 Kiểm tra sử dụng điện nước
 theo nhu cầu của lớp.
 Thứ 6 Kiểm tra vệ sinh trang phục
 của các bạn trong lớp.
 Bảng nhận xét, đánh giá công việc bảo vệ môi trường của tổ 2:
 Thời Công việc Ảnh minh họa Nhận xét của lớp
 gian Tốt Chưa tốt
 Thứ 2 Lau dọn đồ dùng, đồ chơi
 giá góc. Nhắc bạn không
 gây tiếng ồn ào vào giờ học,
 giờ chơi.
 Thứ 3 Lau dọn giữ vệ sinh cảnh
 quan trên sân trường. Chăm
 sóc bồn hoa, quét, nhặt
 giấy rác
 Thứ 4 Vệ sinh ca cốc, kiểm tra
 khăn rửa mặt, khăn lau tay.
 Thứ 5 Kiểm tra sử dụng điện nước
 theo nhu cầu của lớp.
 Thứ 6 Kiểm tra vệ sinh trang phục
 của các bạn trong lớp.
 Bảng nhận xét, đánh giá công việc bảo vệ môi trường của tổ 3:
 10/15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_4_5_tuoi_co_y_thuc_bao_ve.doc