SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi A ở Trường Mầm non Hải Trường

Trong những năm gần đây, trường Mầm non Hải Trường đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt là tính tự lập, Tuy nhiên, nhiều giáo viên chưa thực sự trăn trở để đưa ra những biện pháp thích hợp, dẫn đến hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ chưa cao. Mặt khác, gia đình hiện nay có ít con nên đứa trẻ là đối tượng tập trung sự quan tâm nhiều nhất, bố mẹ thường bao bọc, lo lắng cho con, nghĩ rằng con còn quá nhỏ, chưa cần thiết để giáo dục tính tự lập. Từ đó, hình thành những quan điểm trái ngược nhau về vấn đề giáo dục tính tự lập như làm được thì tốt, không làm được thì thôi, quá quan tâm, quá nuông chiều nên người lớn thường làm thay, làm hộ những việc mà trẻ có thể tự làm được. Điều này có thể hình thành ở trẻ tính tự ti hay ích kỷ, coi mình là “trung tâm”, từ đó làm hạn chế tính tự lập của trẻ.
Với mong muốn hình thành thói quen tự lập cho trẻ ngay từ độ tuổi mẫu giáo, thay đổi cách nhìn của các bậc phụ huynh về khả năng, năng lực của trẻ về tự lập, nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi A ở trường mầm non Hải Trường”để nghiên cứu và áp dụng.
doc 9 trang skmamnon 05/09/2024 1180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi A ở Trường Mầm non Hải Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi A ở Trường Mầm non Hải Trường

SKKN Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi A ở Trường Mầm non Hải Trường
 2
 1.2. Khó khăn
 Một số phụ huynh cho rằng 4 -5 tuổi còn quá nhỏ, việc giáo dục tính tự 
lập cho trẻ còn quá sớm, không cần thiết. Một số phụ huynh lại quá cưng chiều 
con, sẵn sàng phục vụ, làm thay cho trẻ như: Bế con vào tận lớp, cất đồ cho con, 
cho con ăn bánh xong lại đi vứt rác hộ con, chiều đón con thì lấy dép giày đi vào 
chân cho con, lấy ba lô cho con, có những trẻ cũng muốn tự đi giày, cởi giày dép 
nhưng làm chậm, bố mẹ “sốt ruột” nên làm hộ trẻ. Dẫn đến trẻ có thái độ bướng 
bĩnh, ỷ lại, lười biếng mất, tự tin.
 Nhiều trẻ thiếu hụt khả năng tự phục vụ, chưa biết giữ gìn vệ sinh chung, 
trẻ còn ít nói và chưa mạnh dạn trong giao tiếp. Một số trẻ còn nhút nhát chưa 
hào hứng tham gia các hoạt động, tính tự lập của trẻ còn hạn chế.
 Đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát về khả năng tự lập của trẻ, 
kết quả như sau:
Stt Nội dung Kết quả
1 Trẻ có nề nếp thói quen, tự giác trong mọi hoạt động 43%
2 Trẻ hứng thú mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, 45%
 trẻ tự giải quyết công việc
3 Trẻ tự lao động phục vụ bản thân 42%
4 Trẻ biết giúp cô, giúp bố mẹ những việc có thể làm 42%
 được
 Từ kết quả nêu trên, tôi mạnh dạn áp dụng một số phương pháp nhằm rèn 
luyện tính tự lập cho trẻ ở lớp tôi như sau:
 2. Biện pháp thực hiện
 2.1. Xây dựng môi trường hấp dẫn, thuận tiện để giáo dục tính tự lập 
cho trẻ
 * Môi trường vật chất
 Môi trường vật chất đa dạng, phong phú, thuận tiện sẽ kích thích tính tích 
cực chủ động, gây hứng thú cho trẻ, góp phần hình thành và nâng cao mối quan 
hệ tự tin giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với giáo viên, góp phần hình thành và phát 
triển tính tự lập cho trẻ. Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường vật chất là 
nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết
 Tôi thiết kế góc trong lớp học, ngoài lớp học, phù hợp, thuận tiện để phục 
vụ cho sinh hoạt hàng ngày của trẻ, phù hợp với khả năng của trẻ theo từng giai 4
giúp trẻ chủ động, tự tin, mạnh dạn, có được tính tự lập trong việc thực hiện các 
công việc đơn giản hàng ngày theo nhu cầu của trẻ và yêu cầu của giáo viên.
 * Giờ đón trẻ, trả trẻ
 Ngay từ những ngày đầu đến lớp, để tạo thói quen ngay từ đầu, tôi phối 
hợp cùng giáo viên nhóm lớp hướng dẫn trẻ nơi để cặp xách, dép đúng vị trí, lấy 
sữa bỏ vào rổ, lấy ghế ngồi của mình Tôi phối hợp với phụ huynh để yêu cầu 
trẻ tự cất, tự lấy đồ dùng. Vào mùa đông, mỗi trẻ thường có thêm đôi dép đi 
trong nhà, tôi hướng dẫn trẻ tự tìm, lấy dép đi, cách xếp dép của mình thành đôi 
bỏ lên kệ khi ra về. Những việc làm đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều 
ngày nên đã thành một thói quen thường lệ, nên giáo viên đỡ vất vã trong giờ 
đón trẻ, trả trẻ và có thời gian để trao đổi thông tin với phụ huynh.
 Sau khi đã có thói quen tốt, tôi thiết kế và tổ chức trò chơi “Tìm chỗ cho 
đồ dùng của bạn”, hay “Đồ dùng của bạn để ở đâu”, trò chơi “kể nhanh những 
công việc con có thể làm khi đến lớp hay trước khi ra về” trong giờ chơi tự do 
khi trẻ vừa đến lớp hoặc khi chờ phụ huynh đón về giúp trẻ tìm và lấy, cất đồ 
dùng của cá nhân mình chính xác, không nhầm lẫn với bạn. 
 Trong giờ trả trẻ tôi cũng hướng dẫn trẻ sắp xếp bàn ghế, đồ dùng, đồ 
chơi, tự lấy và đeo cặp, đi dép đúng chân, chào cô khi được bố mẹ đón về. Sau 
mỗi lần trẻ làm tốt tôi thường động viên, khuyến khích trẻ nên trẻ nào cũng hào 
hứng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
 Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh covid xảy ra, để thực hiện nghiêm túc 
5K trong giờ đón, trả trẻ, tôi đã tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “đồ dùng ở đâu”. 
Trò chơi này tôi tổ chức khi trẻ đã thuần thục các nhiệm vụ. Cách chơi là chia 
trẻ thành 3 tổ, nhiệm vụ các bạn là lần lượt lấy cặp mang vào vai, lấy giày dép 
đeo vào chân đúng cách theo từng tổ. Nếu bạn nào thực hiện nhanh và đúng theo 
yêu cầu của cô (túi xách đeo gọn vào lưng, mang giày dép đúng chân, xếp hàng 
trước sảnh chờ ba mẹ đón ngay ngắn) thì bạn đó sẽ được thưởng một bông hoa, 
hay một sticker đẹp. Trò chơi này tôi tổ chức trẻ rất hứng thú, cuối tuần tôi tổng 
hợp bông hoa, sticker của tổ, tổ nào có nhiều hoa hơn thì mỗi bạn sẽ được 
thưởng thêm một phiếu bé ngoan nữa.
 Tất cả những bông hoa, sticker của trẻ, tôi tạo nên một góc thi đua của bé 
để có dấu ấn. Cuối ngày, cuối chủ đề, cuối giai đoạn trong quá trình đánh giá trẻ, 
tôi nêu gương những bạn có những thành tích tốt trong các hoạt động và khen 
trẻ trước tập thể làm động lực cho các trẻ trong lớp học tập và noi theo. Tôi tuyệt 
đối không chê bất cứ trẻ nào, đưa những trẻ yếu trong việc tự lập ra khen ngợi 
nhiều hơn, động viên nhiều hơn, khuyến khích các bạn trong lớp cùng cô động 6
 * Hoạt động ngoài trời
 Ở hoạt động này, tôi cho trẻ được trở thành những nhân vật mà bé rất 
thích được làm như “Nhà khoa học tí hon” để khám phá thông qua các trò chơi 
như “Vật chìm, vật nổi”, “Chất tan, chất không tan”, “Vật lăn được, vật không 
lăn được” hay “Nhà thám hiểm tí hon” để tìm hiểu về sự thay đổi của sự vật 
xung quanh (cây nẩy mầm, lớn lên, nở hoa) để trẻ được tự tìm hiểu, chủ động 
tham gia và tự khám phá, tìm tòi.
 Tổ chức các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm với những công việc 
ngoài thực tiễn như “làm bác nông dân”; “làm bác chăm vườn” để tự nhổ cỏ, lau 
lá, tưới cây... Thông qua hoạt động, trẻ tự lựa chọn đồ dùng, phương tiện phù 
hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Hay, trẻ trực tiếp được tham gia vào hoạt động 
hàng ngày của bác nuôi dưỡng, giúp trẻ trải nghiệm, cảm nhận và làm giàu kiến 
thức, kinh nghiệm làm cơ sở cho quá trình giáo dục tính tự lập của trẻ.
 * Trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh
 Đây là hoạt động nhằm hình thành một số nề nếp, thói quen trong sinh 
hoạt, ý thức tự phục vụ của trẻ một cách rõ nét nhất. 
 Với hoạt động này tôi luôn tạo điều kiện để trẻ tự làm, tự trải nghiệm để 
trẻ biết tự phục vụ bản thân. Tôi hướng dẫn trẻ cách rửa tay, sắp xếp bàn ghế 
trước khi ăn; trong khi ăn hướng dẫn trẻ tự xúc cơm, sau khi ăn tự rửa tay, lau 
miệng, đánh răng, lấy chăn gối, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
 Thông thường, để giáo dục tính tự lập thông qua lao động tự phục vụ, 
giáo viên chúng ta hay sử dụng mệnh lệnh như: “nào, đến giờ ăn rồi, cùng cô 
sắp xếp bàn ăn nào” hay “ăn xong mỗi bạn tự lau miệng, uống nước, lấy chăn 
gối, sạp ngũ xếp đúng chổ nhé” hay “ngũ dậy các bạn tự gấp chăn gối bỏ vào tủ 
cho ngăn nắp nhé, ai không thực hiện tốt cuối tuần sẽ không nhận được bé 
ngoan”v.v. .. Sau đó cô quan sát và nhắc nhỡ những trẻ thực hiện chưa tốt. Tuy 
nhiên, để việc tự phục vụ của trẻ không bị nhàm chán, tôi tổ chức cho trẻ tự 
phục vụ qua trò chơi 2 lần/ tuần tùy theo hứng thú của trẻ. (có thể nhiều hơn 
hoặc ít hơn 2 lần). Xin chia sẻ 2 trò chơi tôi đã thực hành sau:
 Trò chơi 1 “ Thi xem ai gấp chăn gối đẹp nhất”
 Sau khi trẻ ngũ dậy, cô tổ chức cho trẻ thi đua gấp chăn gối gọn gàng, bỏ 
ngay ngắn vào tủ để cô kiểm tra, bạn nào gấp đẹp, gọn gàng, sắp xếp vào tủ 
đúng vị trí sẽ được khen bằng 1 sticker. Quá trình thực hiện cô quan sát và theo 
dõi trẻ, sau trò chơi có thể tặng cho cả lớp mỗi bạn 1 sticker để trẻ có hứng thú 
thực hiện hoạt động trong các ngày tiếp theo.
 Trò chơi 2: “Bạn nào tự xúc ăn giỏi nhất” 8
dung giáo dục tính tự lập ở trường cũng được trẻ thực hiện ở nhà một cách tích 
cực, chủ động.
 III. Hiệu quả của việc áp dụng biện pháp trong thực tế
 * Đối với trẻ:
 Sau khi áp dụng biện pháp tôi thấy đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Đầu năm 
học tỷ lệ trẻ tự lập chỉ là 40-50%, trẻ lóng ngóng, không chủ động, còn ỷ lại, 
thực hiện nhiệm vụ qua loa. Cuối năm có trên 98% trẻ có tính tự lập tốt, cụ thể:
Stt Nội dung Đầu Cuối 
 năm năm
1 Trẻ có nề nếp thói quen, tự giác trong mọi hoạt động 43% 98%
2 Trẻ hứng thú mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, trẻ 45% 98%
 tự giải quyết công việc
3 Trẻ tự lao động phục vụ bản thân (tự biết đi giày dép, tự 
 cởi và mặc quần áo, tự xúc cơm ăn và tự cất, lấy đồ 42% 100%
 dùng của mình, trẻ biết tự rửa tay, rửa mặt trước khi ăn, 
 biết tự xả nước sau khi đi vệ sinh và biết rửa tay bằng xà 
 phòng, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, sắp xếp đồ 
 dùng, đồ chơi sau khi chơi)
4 Trẻ biết giúp cô, giúp bố mẹ những việc có thể làm 42% 98%
 được
 * Đối với giáo viên
 - Nhận được sự đồng tình ủng hộ của các bậc phụ huynh, đó là điều tôi hài 
lòng nhất.
 - Có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu 
giáo 4-5 tuổi hiểu hơn về tâm sinh lý của từng cá nhân trẻ để có biện pháp giáo 
dục tính tự lập phù hợp.
 - Linh hoạt, tự tin, sáng tạo hơn, dám nghĩ, dám làm và tăng thêm mong 
muốn được làm nhiều điều tốt đẹp hơn cho trẻ.
 * Đối với phụ huynh
 - Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục tính tự lập 
cho trẻ, mong muốn được phối hợp với cô giáo để giáo dục tính tự lập cho trẻ 
tại gia đình. Từ đó phụ huynh rất yên tâm khi gửi con ở lớp và cũng rất phấn 
khởi trước sự tiến bộ rõ rệt của con.
 IV. KẾT LUẬN.
 1. Ý nghĩa của biện pháp:

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tinh_tu_lap_cho_tre_mau_giao.doc