SKKN Một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non

Việc áp dụng và thực hiện một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4- 5 tuổi trong trường Mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện.
Đối với cô giáo: Giúp tôi linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động phong phú, tạo được cảm xúc cho trẻ, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, không gò bó, áp đặt, luôn tạo được bầu không khí tươi vui giữa cô giáo và trẻ giúp trẻ thích đến trường, tự tin tham gia vào các hoạt động.
Bản thân tôi được trau dồi kiến thức, thực hiện thường xuyên cùng trẻ giúp tôi vững vàng trong giảng dạy nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với phụ huynh: Hiểu và nhận ra tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ đối với trẻ mầm non. Biết phối kết hợp với cô giáo trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
Đối với trẻ: Mục đích của việc giáo dục thẩm mỹ giúp trẻ nhận thức hình tượng về đời sống, các hình tượng nghệ thuật có tác động đặc biệt đến xúc cảm, tình cảm của trẻ, kích thích tư duy, ngôn ngữ của trẻ. Giáo dục thẩm mỹ giúp trẻ nhận ra cái đẹp trong các tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp gần gũi xung quanh và trẻ mong muốn tạo ra cái đẹp cho riêng mình. Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc và thể hiện âm nhạc. Thông qua giáo dục thẩm mỹ trẻ được thể hiện mình trong các loại hình nghệ thuật: Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện.
Việc tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật giúp trẻ làm giàu nhân cách và năng lực của bản thân.
doc 25 trang skmamnon 13/06/2024 1681
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non
 MỤC LỤC
STT NỘI DUNG TRANG
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 1 Lí do chọn đề tài 1
 2 Mục đích nghiên cứu 3
 3 Đối tượng nghiên cứu 3
 4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 4
 5 Phương pháp nghiên cứu 4
 6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 4
 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ 
 5
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1 Cơ sở lý luận 5
 2 Cơ sở thực tiễn 5
 3 Thực trạng của vấn đề 6
 4 Một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4 – 5 tuổi trong 7
 trường Mầm non
4.1 Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp. 7
4.2 Biện pháp 2: Giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình 8
4.3 Biện pháp 3: Giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động âm 9
 nhạc
4.4 Biện pháp 4: Giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động làm 10
 quen với văn học
4.5 Biện pháp 5: Giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động vui chơi 11
4.6 Biện pháp 6: Giáo dục thẩm mỹ thông qua việc sử dụng môi 12
 trường thiên nhiên
4.7 Biện pháp 7: Phối kết hợp với gia đình để giáo dục thẩm mỹ 12
 cho trẻ 
4.8 Biện pháp 8: Tự nghiên cứu tài liệu, học hỏi để nắm chắc 13
 cách tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
 5 Kết quả thực hiện của đề tài. 14
 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 16
 1 Kết luận 16
 2 Khuyến nghị 16
 CÁC MINH CHỨNG, HÌNH ẢNH MINH HỌA Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của 
nhà giáo dục đến trẻ, nhằm giúp trẻ biết nhận ra cái đẹp, có hứng thú, yêu thích 
cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp trong sinh hoạt và hoạt động cá nhân.
Giáo dục thẩm mỹ mà trung tâm là giáo dục cái đẹp và đưa cái đẹp vào trong đời 
sống một cách sáng tạo, là một nhiệm vụ rất quan trọng của giáo dục nhân cách 
phát triển toàn diện cho trẻ. 
 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ trong chương trình giáo dục mầm non mới 
gồm 2 nội dung đó là: âm nhạc và tạo hình, hai hoạt động này mang tính nghệ 
thuật cao nhằm góp phần phát triển cảm xúc, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ. Bước 
đầu hình thành và phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, 
cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật. Thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các 
hoạt động âm nhạc, tạo hình. Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động 
nghệ thuật.
 Trong tình hình thực tế ở trường mầm non nơi tôi đang trực tiếp giảng 
dạy, giáo dục thẩm mỹ đã được đưa vào trong các hoạt động như: Hoạt động âm 
nhạc, hoạt động tạo hình, hoạt động vui chơi  Song việc khai thác và tận dụng 
cơ hội để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật thẩm mỹ chưa có hiệu quả cao, chưa 
thực sự phát huy được hết khả năng sáng tạo của trẻ. Qua tìm hiểu theo dõi, 
quan sát và tiếp xúc tôi nhận thấy:
 - Thứ nhất: Giáo viên chưa biết tận dụng cơ hội để trẻ phát triển khả năng 
thẩm mỹ ở mọi lúc, mọi nơi.
 - Thứ hai: Trong khi tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ, nhiều lúc cô 
giáo chỉ tập trung chú ý đến nhận thức, kết quả của trẻ xem trẻ có làm theo yêu 
cầu của cô giáo hay không mà chưa chú ý quan sát đến thái độ ứng xử, khả năng 
diễn đạt cảm xúc của trẻ.
 - Thứ ba: Đồ dùng, đồ chơi chưa đẹp, chưa mới lạ nên chưa tập trung 
được hứng thú của trẻ.
 - Thứ tư: Chưa chú trọng kết hợp tuyên truyền với các bậc phụ huynh 
những biện pháp, hình thức giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. 
 - Mặc dù ở cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức và sự tập trung chú ý 
của mỗi trẻ không đồng đều. 
 - Do phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc giáo dục thẩm mỹ 
cho trẻ nên cứ để mặc trẻ tự hiểu theo cách của mình. Vì vậy, trẻ chưa cảm nhận 
được hết vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
 - Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại lớp 4 - 5 tuổi B1 trường Mầm non 
Minh Châu - Huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội. 
5. Phương pháp nghiên cứu.
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp 
sau:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
 - Phương pháp nghiên cứu trải nghiệm.
 - Phương pháp thống kê toán học.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
 - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại lớp 4 - 5 tuổi B1 trường 
Mầm non Minh Châu - Huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội.
 - Kế hoạch nghiên cứu: Sáng kiến được bắt đầu từ tháng 9 năm 2022 đến 
tháng 4 năm 2023. 3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
 Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục 
thẩm mỹ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non” tôi đã gặp những thuận lợi và 
khó khăn sau:
3.1. Thuận lợi:
 - Trường Mầm non nơi tôi công tác luôn nhận được sự quan tâm của Phòng 
giáo dục và đào tạo, của các cấp lãnh đạo xã, thôn.
 - Luôn nhận được sự quan tâm chỉ dẫn của nhà trường và được các bậc phụ 
huynh tạo điều kiện giúp đỡ. Đa số phụ huynh đều thường xuyên quan tâm đến 
việc học tập của con em đồng thời luôn ủng hộ các phong trào của trường, lớp.
 - Lớp có diện tích khá rộng rãi, thoáng mát.
 - Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi. Đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ 
phép, khỏe mạnh.
 - Bản thân nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn Đại học 
giáo dục Mầm non.
3.2. Khó khăn:
 - Trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ.
 - Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn một số 
phụ huynh cho rằng việc cho trẻ đến trường chỉ là chơi chứ học vẫn chỉ là thứ yếu.
 - Một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin, chưa có sự sáng tạo khi thể hiện sản 
phẩm tạo hình, thể hiện các tác phẩm âm nhạc.
 -100 % trẻ trong lớp là con em nông thôn cho nên việc hướng trẻ tìm đến 
nghệ thuật và cái đẹp xung quanh còn hạn chế.
 - Nhận thức về giáo dục thẩm mỹ của phụ huynh chưa đồng đều.
3.3. Kết quả điều tra trước khi thực hiện đề tài:
 Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ để nắm bắt tình hình, khả 
năng của trẻ về lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ. Kết quả khảo sát trên 18 trẻ lớp 4 - 5 
tuổi B1 về lĩnh vực thẩm mỹ còn rất nhiều hạn chế. Điều đó được thể hiện qua 
bảng sau: (Bảng 1: Kết quả điều tra trước khi thưc hiện đề tài)
 Từ kết quả khảo sát ban đầu cho thấy khả năng cảm thụ nghệ thuật tạo hình 
và âm nhạc của trẻ còn nhiều hạn chế. Là giáo viên phụ trách lớp, tôi luôn suy 
nghĩ làm như thế nào để trẻ có khả năng cảm thụ nghệ thuật và thể hiện nó một nề nếp, thói quen và kỹ năng thực hiện các hoạt động. Công việc này tôi đã phối 
hợp thường xuyên với giáo viên cùng lớp, thời gian đầu ngoài những giờ hoạt 
động học chúng tôi tích cực tổ chức lôi cuốn trẻ vào các hoạt động chiều thường 
xuyên nên chỉ sau một tháng trẻ đã có những tiến bộ rõ nét khi tham gia các hoạt 
động: trẻ có nề nếp, có thói quen, bước đầu có một số kỹ năng thực hiện các yêu 
cầu của cô và điều này cũng khích lệ tôi tích cực tổ chức các hoạt động cho trẻ. 
Khi trẻ đã có những nề nếp thói quen kỹ năng thực hiện các hoạt động thì việc tổ 
chức các hoạt động cho trẻ không còn gặp nhiều khó khăn như trước, trẻ đã chú ý 
lắng nghe biết tập trung tư duy, suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu của hoạt động. 
Khi tôi tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm, trẻ đã biết cách trò chuyện, hỏi han, 
thảo luận với nhau, cùng nhau thực hiện các yêu cầu của cô. Nề nếp của trẻ là 
bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học 
không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của 
cô ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng 
tượng cho hoạt đông nghệ thuật.
 Với những biện pháp trên trẻ đã có thói quen tốt trong việc xây dựng nề nếp 
học tập.
 (Hình ảnh 1: Trẻ có nề nếp trong giờ học)
4.2. Biện pháp 2: Giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình.
 Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động tạo hình là loại hình 
nghệ thuật phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng 
phong phú và hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo.
 Tạo hình là phương tiện để trẻ thể hiện cảm xúc của mình đối với các sự vật 
hiện tượng xung quanh trẻ. Qua hoạt động tạo hình trẻ được tự mình tạo ra sản 
phẩm bằng chính đôi bàn tay khéo léo của bản thân. Muốn vậy, tôi đã chuẩn bị 
mẫu đẹp, hấp dẫn trẻ, đồ dùng trẻ vẽ tôi chuẩn bị như bút chì, bút lông, sáp màu, 
bột màu, giấy tô ky, giấy A3, quạt mo, quạt tre, cói...không những thế mà tôi 
còn phải dùng lời nói dẫn dắt, gợi mở để kích thích tính tò mò, mong muốn tạo 
ra sản phẩm đẹp, đưa trẻ vào thế giới của tưởng tượng, sáng tạo để trẻ nhận ra 
cái đẹp trong mỗi sản phẩm tạo hình.
 ( Hình ảnh 2: Đồ dùng chuẩn bị cho trẻ trong giờ tạo hình)
 VD : Khi cho trẻ vẽ quà tặng chú bộ đội. Trước hết, tôi đã tạo cảm xúc cho 
trẻ khi vào bài bằng cách cho trẻ đến thăm mô hình ‘‘viện bảo tàng quân đội’’ 
rồi cùng trò chuyện với trẻ về đồ dùng của chú bộ độiTạo cho trẻ có hứng thú 
mong muốn được vẽ quà tặng chú bộ đội theo trí tưởng tượng của mình. vui thích mà còn khuyến khích được sự vận động tự nhiên và những cảm xúc 
không nói được bằng lời của trẻ.
 Hình ảnh 5: Trẻ đang múa hát trong giờ hoạt động góc
 Âm nhạc không chỉ được tổ chức trong hoạt động chung mà phải thể hiện 
ở mọi lúc, mọi nơi như : Khi cho trẻ ngủ cô có thể hát cho trẻ nghe những bài 
hát ru, những bài đồng dao, ca dao...Tất cả những điều đó sẽ thức dậy trong tâm 
hồn trẻ tình cảm trìu mến, dịu dàng, âu yếm, nhiệt tình và chân thành.
 Tóm lại, với trẻ thơ bằng mọi cách phải làm sao cho âm nhạc xâm nhập 
vào tâm hồn trẻ và làm nảy sinh trong đó những giai điệu tuyệt vời nhất.
4.4. Biện pháp 4: Giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động làm quen với văn 
học
 Văn học là nghệ thuật phổ biến và có tác dụng mạnh mẽ nhất. Đối với trẻ 
mẫu giáo, ngoài việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học trong chương 
trình, tôi lựa chọn những câu chuyện, những bài thơ ngoài chương trình nhưng 
phù hợp với chủ đề giáo dục để kể cho trẻ nghe, kèm theo những hình ảnh minh 
hoạ sinh động, lựa chọn và kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích giúp trẻ 
thể hiện những hiểu biết cảm xúc của mình bằng nhiều cách khác nhau.
 Trẻ ở độ tuổi này rất thích nghe người lớn kể chuyện, đọc thơ. Đây là thời 
cơ thuận lợi cho trẻ tiếp nhận ngôn ngữ nghệ thuật, cô giáo phải thể hiện được 
giọng kể, đọc truyền cảm thể hiện được tính cách nhân vật thể hiện được nhịp 
độ,
 Cao độ, âm thanhgiúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái nghệ thuật trong 
thơ, truyện. Qua đó trẻ hiểu được cái đúng sai, tốt xấu trong câu chuyện.
 Ví dụ: Thông qua chuyện ‘‘Thỏ anh, thỏ em’’cô đặt câu hỏi:
 - Con có nhận xét gì về nhân vật thỏ anh ? (Biết yêu mẹ và biết giúp đỡ 
mọi người khi gặp hoạn nạn)
 - Còn thỏ em như thế nào ? (Thỏ em thương mẹ nhưng rất ích kỷ không 
biết giúp đỡ người khác) - Thỏ anh và thỏ em ai đáng khen nhiều hơn ? (Thỏ 
anh đáng khen nhiều hơn)
 Hoặc qua bài thơ “Tết đang vào nhà” trẻ có thể tưởng tượng ra các loại 
hoa có trong ngày tết, cảm nhận được những hình ảnh đẹp của những bông hoa 
đang hé nở, từ đó trẻ biết yêu quý chăm sóc và bảo vệ các loại hoa. Hơn thế nữa, 
để trẻ hứng thú trong giờ học, giáo viên sử dụng đĩa có những hình ảnh động thể 
hiện nội dung câu chuyện cho trẻ nghe và quan sát, đưa trẻ vào thế giới bí ẩn 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tham_my_cho_tre_4_5_tuoi_tron.doc