SKKN Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập, tự tin cho trẻ lớp 4 tuổi A Trường Mầm non Phú Lạc
Nhằm mục đích giúp trẻ có tính tự lập, tự tin, chủ động, có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, được trải nghiệm và có được một số kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được điều nên làm và không nên làm và biết cách xử lý các tình huống, biết yêu quý giữ gìn bản thân mình, có kỹ năng tránh những nơi nguy hiểm, biết giúp đỡ bạn bè khi gặp nguy hiểm, biết tự làm những việc tự phục vụ bản thân, không dựa dẫm vào người khác, từ đó giúp trẻ dần trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai, góp phần nâng cao chất lượng việc tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện các kỹ năng cho trẻ lớp 4 tuổi A Trường Mầm non Phú Lạc.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập, tự tin cho trẻ lớp 4 tuổi A Trường Mầm non Phú Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập, tự tin cho trẻ lớp 4 tuổi A Trường Mầm non Phú Lạc

trong việc phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính mình dẫn tới trẻ có thể bị mất an toàn bất cứ lúc nào. Từ thực tế trên, tôi thiết nghĩ nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục rèn luện kỹ năng bảo vệ bản thân và tính tự lập, tự tin cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng tạo. Giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm; Giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ là rất cần thiết. Đặt nền tảng để trẻ trở thành người có trách nhiệm và có tự chủ trong cuộc sống của bản thân mình. Do nhận thấy hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc với đề tài “Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập, tự tin cho trẻ lớp 4 tuổi A Trường Mầm non Phú Lạc”. Nhằm giúp cho trẻ có được sự trải nghiệm những kinh nghiệm sống của người lớn từ đó có những kỹ năng cần thiết để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp. Khi tiến hành làm đề tài này tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, của các giáo viên trong trường đã giúp đỡ và cung cấp tài liệu và kiến thức cơ bản để tôi hoàn thành đề tài này 2.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến. Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập, tự tin cho trẻ lớp 4 tuổi A Trường Mầm non Phú Lạc”. Nhằm tìm ra một số biện pháp giáo dục và rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân tốt nhất cho trẻ mẫu giáo nhỡ lớp 4 tuổi A Trường Mầm non Phú Lạc. Nhằm mục đích giúp trẻ có tính tự lập, tự tin, chủ động, có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, được trải nghiệm và có được một số kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được điều nên làm và không nên làm và biết cách xử lý các tình huống, biết yêu quý giữ gìn bản thân mình, có kỹ năng tránh những nơi nguy hiểm, biết giúp đỡ bạn bè khi gặp nguy hiểm, biết tự làm những việc tự phục vụ bản thân, không dựa dẫm vào người khác, từ đó giúp trẻ dần trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai, góp phần nầng cao chất lượng việc tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện các kỹ năng cho trẻ lớp 4 tuổi A Trường Mầm non Phú Lạc. 3. Mô tả nội dung sáng kiến 3.1. Tính mới: học rèn tính tự tin trong giao tiếp, dựa vào các chủ đề cụ thể để lồng ghép giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập, tự tin cho trẻ; hoạt động vui chơi rèn kỹ năng nhường nhịn, tính hợp tác, chơi đoàn kết, chơi an toàn với bạn; Hoạt động ngoài trời rèn cho trẻ cách vui chơi đoàn kết với bạn bè, chơi an toàn với những đồ chơi. 3.2. Tính khoa học: Sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mầm non được hình thành và phát triển trong quá trình vui chơi và học tập, trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh hay với đồ vật, hành vi của trẻ được thể hiện bằng ngôn ngữ hành động ra bên ngoài những hành vi đó mang ý thức đạo đức bên trong được thể hiện ra bên ngoài bằng được cử chỉ ra bên ngoài bằng hành động. Muốn trẻ lĩnh hội được hành vi phải cho trẻ hoạt động tích cực đặc biệt là các hoạt động mà trẻ thích. Để những hành vi của trẻ thể hiện một cách đúng đắn đứa trẻ cần có sự giáo dục của người lớn, của gia đình của cô giáo trong môi trường gia đình, trường học và xã hội. Các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, học tập hàng ngày của trẻ đều có tác động trực tiếp thu hút sự quan tâm của trẻ đó là môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển toàn diện. Đối với bậc học mầm non, những hành động của giáo viên sẽ gây sự chú ý của trẻ như học tập, lao động, trò chuyện tiếp xúc với những hình ảnh, biểu tượng. Hình thành cho trẻ khả năng ghi nhớ và cách giao tiếp có chủ định khi tiếp xúc với bài thơ, câu chuyện trẻ sẽ thể hiện sự hiểu biết của mình với mọi người, mọi vật xung quanh. Với nhiều hình thức khác nhau trẻ sẽ có sự tiếp thu ghi nhớ khác nhau và có cách thể hiện sự hiểu biết, thái độ, ứng xử có văn hóa đối với từng sự kiện, câu chuyện. Giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập, tự tin cho trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của trẻ, tính tự tin, tự lập, sự tự ý thức đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ. Qua khảo sát đầu năm số trẻ đến lớp còn có thói quen chơi tự do, ngôn ngữ chưa mạch lạc, chưa tuân thủ nguyên tắc, văn minh lớp học, chưa biết chơi đoàn kết, chơi an toàn với các bạn cùng lớp với các loại đồ dùng đồ chơi là tương đối cao. Đứng trước tình hình như vậy tôi rất băn khoan lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và bằng phương pháp gì để tất cả trẻ của lớp tôi có thói quen tự lập, có kỹ năng cần thiết bảo vệ mình và bảo vệ bạn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đầu tiên cô giáo cần giáo dục những kỹ năng phòng tránh những nơi nguy hiểm, chơi an toàn, có thái độ đúng với bản thân với bạn bè, cô giáo và người lớn, có - Hầu hết trẻ trong lớp được cha mẹ cưng chiều. Một số nghịch ngợm quá, chơi với bạn thiếu an toàn như: Uyên, Nghĩa, Quyến, Long, Thiên, Tấn Khang, Ngọc Mai, Thế Anh nên ảnh hưởng đến các hoạt động trong ngày và sự an toàn của các cháu. - Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn nóng vội trong việc dạy con học và chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì? Hay con nên chơi những đồ chơi gì và nên chơi với bạn như thế nào để đảm bảo an toàn. - Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ hoạt động đã có sự đầu tư nhưng chưa đa dạng. Vì vậy không thu hút được hứng thú của trẻ, làm hạn chế kết quả của hoạt động. - Kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm của trẻ còn rất hạn chế; Chơi với bạn thiếu an toàn như con tranh giành đồ chơi, chơi đánh nhau đùa, cào, cấu, cắn bạn vẫn còn. - Một số trẻ chưa biết tự cất đồ dùng cá nhân khi đến lớp mà cha mẹ vẫn phải làm hộ trẻ. - Một số phụ huynh của lớp do mải làm kinh tế nên ít quan tâm đến con em mình mà phó mặc sự chăm sóc giáo dục con cho ông bà và cô giáo. Còn có phụ huynh nhận thức về giáo dục rèn luyện kỹ các kỹ năng cần thiết không quan trọng mà chỉ là phụ, không quan tâm việc đến trường con mình được học những gì mà chỉ gửi con để đi làm. Để nắm được tình hình, khả năng của trẻ, từ đó lên kế hoạch giáo dục kỹ năng cần thiết cho trẻ, tôi đã tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng của trẻ lớp mình như sau: * Bảng tiêu chí đánh giá kỹ năng đầu năm của trẻ lớp 4 tuổi A Kỹ năng Tiêu chí đánh giá Trẻ biết được mình là ai, cả về trong cá nhân và trong Sự tự tin, tự lập mối quan hệ với người khác, biết tự phục vụ. Trẻ biết phân công công việc trong quá trình chơi với Kỹ năng hợp tác nhau, biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn, biết cảm thông và giúp đỡ bạn trong quá trình làm việc. Biện pháp 2: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập tự tin cho trẻ qua hoạt động học. Thông qua hoạt động học, đây là một trong những hoạt động để tôi tích hợp có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng cần thiết cho trẻ. Tôi căn cứ vào nội dung của từng tiết học để tích hợp một cách hài hoà, không ôm đồm. Ví dụ: Qua tiết học KPKH: Trò chuyện với trẻ về bản thân, tôi dạy trẻ kỹ năng sau: + Kỹ năng tự chăm sóc bảo vệ bản thân: Trẻ có một số kỹ năng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể. + Kỹ năng tuân thủ quy tắc giờ học như muốn nói phải giơ tay, chờ đến lượt cô mời mới được nói, không nói leo, tập chung chú ý nghe cô. Chính vì thế trẻ lớp tôi học ngoan, trong giờ học biết chú ý lắng nghe, tuân thủ theo sự hướng dẫn của cô và đặc biệt rất tự tin khi trả lời câu hỏi cô đưa ra. (Cô giáo đang kể chuyện cho trẻ nghe) Tôi thường bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao, bài hát. Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó giáo viên lựa chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục. Chẳng hạn chủ đề: Bản thân, với câu chuyện “Giấc mơ kì lạ” có nội dung giáo dục “ăn uống đầy đủ để các giác quan hoạt động”, khi đó cô chuyển tải những thông điệp quý báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”. Giải thích để trẻ hiểu tất cả các bộ phận trên cơ thể đều rất quan trọng cần được chăm sóc và bảo vệ. Ví dụ bảo vệ khuôn mặt xinh thì cần làm gì? Bảo vệ các bộ phận khác thì cần làm gì? Cho trẻ suy nghĩ và trả lời, mỗi trẻ tìm ra một câu trả lời. Cô củng cố lại cần phải giữ gìn vệ sinh hãy biết giữ gìn và bảo vệ chính cơ thể mình thật tốt. Bảo vệ bản thân bằng cách giữ gìn cơ thể sạch sẽ, đánh răng, rửa mặt thường xuyên, không cho ai động đến, không cho những vật lạ vào mắt, mũi, tai. Đối với các hoạt động khác diễn ra trong hoạt động học cũng vậy, tôi luôn lựa chọn nội dung phù hợp, kết hợp với phương pháp dùng lời, trẻ được nghe, được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống xung quanh, từ đó tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm. Biện pháp 3: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập, tự tin cho trẻ qua hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động. Hoạt động ngoài trời cũng là một hoạt động mà ở đó chúng tôi có thể lồng ghép tích hợp giáo dục nhiều kỹ năng cần thiết. Khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, tôi vừa quan sát trẻ chơi, vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách leo - Cách rót nước, chia thức ăn. - Tham ra chuẩn bị bữa ăn (tự kê ghế, gấp khăn lau, tự chia đĩa, chia bát) (Cô và trẻ đang chuẩn bị bàn ăn) - Trẻ được tập luyện một số thói quen hành vi văn minh trong ăn uống (Trẻ biết mời cô, mời bạn, biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, biết giữ vệ sinh chung và hành vi văn hoá như không nói chuyện khi ăn, ho hoặc ngáp phải quay ra ngoài đồng thời lấy tay che miệng, biết nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa và lau tay) Để đảm an toàn thì phải ngồi ngay ngắn, không xô đẩy bạn, đi dẹp ra bàn ăn, tránh xô ghế đi lại không dễ gây kẹp chân mình hoặc chân bạn; Cầm thìa để vào bát chỉ để xúc cơm, không được cầm thì gõ đập xuống bàn không sẽ vào tay mình hoặc tay bạn. Khi tổ chức giấc ngủ cho trẻ, tôi dạy trẻ biết cùng cô trải chiếu, biết tự mình lấy, cất gối đúng nơi quy định, biết lau chùi chân trước khi lên gường, đi nhẹ, nói khẽ, không làm ồn khi bạn đang ngủ. Khi đi rửa tay, đi vệ sinh nhớ phải đi dép để tránh bị trơn ngã, cô nhắc nhở trẻ nhiều lần để trẻ ghi nhớ và trở thành thói quen. Biện pháp 6: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập, tự tin cho trẻ qua phối kết hợp với phụ huynh.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ren_luyen_ky_nang_tu_bao_ve_b.docx