SKKN Một số biện pháp giáo dục nâng cao tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi
Theo Tiến sĩ Maria Montessori từng nói: “Trong những năm tháng đầu đời, tiềm năng học tập của trẻ là vô hạn với khả năng tự học hỏi rất lớn. Trẻ có thể tự mình làm mọi việc, trải nghiệm mọi thứ để hình thành các kỹ năng của riêng mình. Đó là lý do, chúng ta “hãy tạo cơ hội để con tự làm những việc mà con có thể làm” từ đó hình thành những kỹ năng tự lập đầu tiên bền vững nhất. Nghe thì đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng.
Trong quá trình giáo dục tính tự lập cho trẻ tôi nhận thấy 1 số khó khăn, hạn chế như sau: Đa số trẻ MN nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng được nuông chiều từ nhỏ nên có thói quen dựa dẫm vào người lớn dẫn đến tính tự lập còn ở mức thấp. Nội dung, phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ của Giáo viên chưa sáng tạo, phong phú. Đồng thời, nhiều bậc phụ huynh còn làm thay trẻ nhiều việc và chưa để trẻ tự mình thực hiện các kỹ năng cơ bản nhất và nghĩ rằng đó là sự yêu thương chính đáng.
Các phương pháp giáo dục kỹ năng đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ, tự lập đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tính chủ động, tự lập, khơi gợi tiềm năng ở trẻ. Trẻ được tự do tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh theo mong muốn, và trẻ cũng được tự học cách chăm sóc bản thân từ việc nhỏ nhất. Để nâng cao tính tự lập cho trẻ, tôi đã nghiên cứu và vận dụng những điểm phù hợp vào rèn trẻ lớp mình. Tôi xin chia sẻ những biện pháp mà tôi đã áp dụng hiệu quả trong việc Một số biện pháp giáo dục nâng cao tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi.
Trong quá trình giáo dục tính tự lập cho trẻ tôi nhận thấy 1 số khó khăn, hạn chế như sau: Đa số trẻ MN nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng được nuông chiều từ nhỏ nên có thói quen dựa dẫm vào người lớn dẫn đến tính tự lập còn ở mức thấp. Nội dung, phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ của Giáo viên chưa sáng tạo, phong phú. Đồng thời, nhiều bậc phụ huynh còn làm thay trẻ nhiều việc và chưa để trẻ tự mình thực hiện các kỹ năng cơ bản nhất và nghĩ rằng đó là sự yêu thương chính đáng.
Các phương pháp giáo dục kỹ năng đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ, tự lập đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tính chủ động, tự lập, khơi gợi tiềm năng ở trẻ. Trẻ được tự do tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh theo mong muốn, và trẻ cũng được tự học cách chăm sóc bản thân từ việc nhỏ nhất. Để nâng cao tính tự lập cho trẻ, tôi đã nghiên cứu và vận dụng những điểm phù hợp vào rèn trẻ lớp mình. Tôi xin chia sẻ những biện pháp mà tôi đã áp dụng hiệu quả trong việc Một số biện pháp giáo dục nâng cao tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục nâng cao tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục nâng cao tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Kim Hiên – GV Trường Mầm non Yên Lạc - Yên Lạc - Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển thẩm mĩ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. - Áp dụng trong việc giáo dục nâng cao tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng thử: - Từ ngày 6/09/2022. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến. 7.1.1. Cơ sở lý luận: * Vai trò của tính tự lập đối với sự phát triển nhân cách của trẻ: Tính tự lập có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ ngay từ khi lọt lòng. Ngay khi trẻ chưa biết nói, biết đi thì tự lập đã giúp các con khẳng định được bản thân mình trong xã hội. Xa hơn, khi đã có kiến thức, kỹ năng rộng hơn về cuộc sống, xã hội, tính tự lập sẽ giúp các con có những suy nghĩ độc lập, dám chịu chịu trách nhiệm với hành động, suy nghĩ và cảm xúc của mình. Nhờ có tính tự lập các con sẽ chủ động hơn trong cuộc sống của mình, sẽ tự lập ra những kế hoạch cho riêng mình, có những định hướng cuộc đời riêng, rèn luyện cho mình tính chủ động vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, cũng như rèn luyện tốt hơn khả năng tư duy sáng tạo vượt trội. Vì tính tự lập là điều kiện cần thiết để kích thích não bộ hoạt động, chủ động suy nghĩ và đề ra những kế hoạch chi tiết. Hơn nữa, khi gặp khó khăn những đứa trẻ tự lập luôn chủ động tìm cách giải quyết trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác. Nhờ có tính tự lập, trẻ sẽ tự tin, tích cực tham gia các hoạt động hàng ngày, tăng cường sự phối hợp các vận động tay, chân và toàn bộ cơ thể, tích cực tham gia hoạt động và vận động nhiều hơn sẽ giúp tâm thế của trẻ thoải mái, vui vẻ, phấn khởi từ đó nâng cao sức khỏe tinh thần. Từ đó giúp phát triển thể chất cho trẻ. Bên cạnh đó, trẻ tự lập sẽ có 1 tâm lý vững vàng, trẻ tự biết suy nghĩ, biết tư duy để tự biết lựa chọn cách làm, thao tác, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như tự mặc quần áo, tự đi giày dép, Điều này sẽ nâng cao sự hiểu biết của trẻ, giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, Đồng thời sẽ khích lệ trẻ cố gắng, nỗ lực hơn trong các hoạt động tiếp theo. 2 7.1.2. Cơ sở thực tiễn. Trong năm học 2022-2023, tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 4 tuổi B với 20 trẻ, trong đó có 13 nữ và 7 nam. Trong quá trình thực hiện giảng dạy tôi thấy có những thuận lợi khó khăn như sau: * Thuận lợi: - Trường Mầm non Yên Lạc là một trường có nhiều thành tích trong công tác giáo dục và chăm sóc trẻ trong độ tuổi mầm non. Trường luôn duy trì và giữ vững danh hiệu trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc nhiều năm. - Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, tâm huyết trong công tác, luôn là một tập thể đoàn kết thống nhất cao và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ ... - Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường luôn được cấp trên quan tâm, bổ sung đầy đủ, môi trường giáo dục của nhà trường luôn được xây dựng đáp ứng điều kiện an toàn, khoa học và phát triển. - Phụ huynh học sinh trong trường luôn quan tâm tạo động lực cho cán bộ, giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ an toàn và phát triển toàn diện, ... * Khó khăn. - Cơ sở vật chất: + Diện tích lớp học còn chật hẹp. Đồ dùng đồ chơi chưa đầy đủ theo quy định, đa số là đồ dùng đồ chơi tự tạo, không tháo lắp được, tính thẩm mỹ và độ bền chưa cao. - Về phía trẻ: Tính tự lập của trẻ 4 tuổi còn ở mức thấp, kỹ năng hoạt động của trẻ chưa cao; Đa số trẻ quen được nuông chiều từ nhỏ nên có thói quen ỷ lại dựa dẫm vào người khác. Coi như chăm sóc mình là việc làm hiển nhiên của người lớn và luôn đòi hỏi sự yêu thương vô điều kiện từ mọi người xung quanh. - Về phía Giáo viên: Nội dung giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ còn hạn chế, chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động rèn tính tự lập cho trẻ. Chưa dành thời gian để tổ chức các hoạt động mang tính tự lập cao cho trẻ do tâm lý lo ngại các con còn nhỏ, chưa có khả năng làm được. - Về phía phụ huynh: Nhiều bậc phụ huynh chưa dành thời gian phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, còn làm hộ trẻ không để trẻ tự mình làm những việc trong khả năng của trẻ. 4 Với mong muốn nâng cao tính tự lập cho trẻ, bổ sung những phương pháp giáo dục sáng tạo hiệu quả vào việc nâng cao tính tự lập cho trẻ, trong bản báo cáo sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin đưa ra một số biện pháp như sau: 7.1.4. Một số biện pháp giáo dục nâng cao tính tự lập cho trẻ 4-5 tuổi. * Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và nâng cao tính tự lập cho trẻ: Muốn có được các nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục tính tự lập cho trẻ hay và thiết thực trước hết người Giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng thế nào là tính tự lập và làm thế nào để nâng cao tính tự lập cho trẻ. Từ đó, nắm chắc các phương pháp, hình thức tổ chức cũng như cách thức vận dụng các phương pháp mới, sáng tạo vào rèn tính tự lập cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất. Bản thân tôi luôn không ngừng bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Để thực hiện tốt việc giáo dục nâng cao tính tự lập cho trẻ, đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức thông qua các tài liệu mà Sở giáo dục và Phòng GD&ĐT gửi về trường như: Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm, Module MN 19: “Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em lứa tuổi mầm non” và Module MN 25: “Giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ em lứa tuổi mầm non”. Bên cạnh đó tôi tích cực tham gia đầy đủ các buổi tập huấn trực tuyến và trực tiếp do Vụ Giáo dục Mầm non, Phòng GD&ĐT Huyện và nhà trường tổ chức. Sau mỗi buổi tập huấn, tôi đều ghi lại những kiến thức mình lĩnh hội được và những vấn đề mình cần khắc phục trong khi tổ chức các hoạt động Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để từ đó đưa ra biện pháp phù hợp nhất. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên tìm hiểu, học hỏi những phương pháp giáo dục hiện đại như: Steam, Reggio, đặc biệt là Montessori, để học hỏi, vận dụng có hiệu quả cách làm sáng tạo. Từ đó chắt lọc những nội dung giáo dục phù hợp đưa vào giảng dạy đối với trẻ lớp mình. Tôi thường xuyên tìm hiểu về các mô hình lớp học tích cực đổi mới có hiệu quả trên mạng Internet từ đó tìm ra các hình thức mới, phù hợp để đưa vào lớp của mình. Đặt ra kế hoạch nâng cao trình độ như: đăng ký tiết dạy chuyên đề giáo dục nâng cao tính tự lập cho trẻ với nhà trường ngay từ đầu năm học, tích cực tham gia các phong trào, các lớp học về các phương pháp giáo dục sáng tạo, mới như: Dạy trẻ cảm thụ âm nhạc của chuyên gia âm nhạc Mai Nga, lớp học Đôi bàn tay kể chuyện của cô Mộc Bình thuộc trung tâm Seroto Việt nam, các lớp dạy con theo Khoa học, .... Kết quả đạt được: - Bản thân được đánh giá cao trong các phong trào thi đua, hội thi của nhà trường, của Huyện. Đạt giải Nhất Hội thi giáo viên giỏi cấp trường với đề tài thuyết trình nâng cao tính tự lập cho trẻ và Hoạt động Giáo dục trẻ kỹ năng bảo 6 trường hoạt động cùng giáo viên cũng là một cơ hội để trẻ học tập. Điều tôi cần trẻ làm ở đây là: + Cùng cô làm một số đồ dùng, đồ chơi, giúp cô sắp xếp, vệ sinh các góc chơi. Ngoài việc tận dụng những loại nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương tôi còn tận dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên để làm học liệu cho trẻ hoạt động. Ví dụ: Từ những chiếc lá tôi đã tận dụng để trẻ phân loại theo màu sắc (sáng-tối), kích cỡ (to-nhỏ), cũng có thể dùng để cho trẻ thiết lập trật tự từ to đến nhỏ, từ dài đến ngắn, cho trẻ gọi tên lá, tên cây. Xé lá cây thành những hình khác nhau; vò nát và ngửi mùi lá; kết, tết lá thành những chiếc quạt, kèn, con vật. Với các nguyên liệu như cát, nước tôi cho trẻ chơi xúc cát, đong cát, gạt cát, rót cát; in hình, in dấu chân, dấu tay; vun cát, đắp cát, Đong nước, rót nước vục nước quan sát mặt nước trời mưa, nhận biết nước nóng, lạnh, nước mặn, nước ngọt, Các loại vỏ ngao, sò, ốc, hến tôi đã sử dụng để cho trẻ xếp tranh, xếp hình xếp số, chồng tháp, so sánh phân loại theo hình dạng, kích thước, màu sắc bề mặt, hay cho trẻ đếm số lượng, dùng keo nến gắn các vỏ đó lại thành các bông hoa, con vật Ngoài khuyến khích trẻ làm đồ dùng đồ chơi tôi còn khuyến khích trẻ vệ sinh, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các góc, vệ sinh sân trường, khu vực mà cô và trẻ vừa hoạt động. Cùng cô làm đất, gieo hạt, trồng cây, rồng rau, trồng hoa rồi tự tay chăm sóc. Công việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo của cô và trẻ đã giúp cho số lượng đồ chơi của lớp phong phú, sáng tạo và hấp dẫn trẻ hơn. Cũng từ đây tính tích cực của trẻ được phát huy tối đa, sự thích thú của trẻ được thể hiện cảm xúc trên nét mặt sau mỗi lần tham gia trải nghiệm một cách say mê. Trẻ có sự tập trung chú ý cao hơn và hứng thú hơn khi tham gia hoạt động. * Biện pháp 3: Dạy trẻ kỹ năng sống tự lập cơ bản theo Montessori khi ở trường mầm non. Ngay từ khi biết đến việc giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori tôi đã thấy rất tâm đắc, vì vậy tôi đã dành thời gian nghiên cứu, học hỏi và chắt lọc những nội dung phù hợp để đưa vào rèn tính tự lập cho trẻ của lớp mình. - Đầu tiên tôi, xác định những Kỹ năng tự lập cơ bản cần dạy cho trẻ. Đó là: Kỹ năng giữ vệ sinh (giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường), Kỹ năng chăm sóc bản thân, Kỹ năng giúp đỡ người khác. Đây là 3 kỹ năng cơ bản cô giáo cần dạy để trẻ trở thành những em bé văn minh, tự lập. Tôi đã tận dụng mọi cơ hội trong ngày để giáo dục cho trẻ những kỹ năng tự lập cơ bản đó. 8 Trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, đây là một hoạt động tuyệt vời giúp trẻ thực hành các kĩ năng tự lập một cách hiệu quả. Ví dụ: Góc Bán hàng: Bé sẽ được dạy cách giữ phép sự khi đi siêu thị, biết chờ đến lượt, không chạy nhảy lung tung, Trong giờ ăn: Ngoài kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân tôi còn hướng dẫn các con biết tự lấy ghế ngồi vào bàn ăn, ăn xong trẻ tự cất bát và ghế, lau miệng, * Kỹ năng giúp đỡ người khác: Tôi hướng dẫn trẻ thực hiện những hành động nhỏ như giúp cô kê bàn học, bàn ăn, xếp khăn, đĩa, phụ cô chia cơm, ... Thông qua đó, trẻ sẽ nhận ra được giá trị của bản thân, thấy mình có ích, được mọi người công nhận và tự hào. Và như vậy, chính các giáo viên đã trở thành người khơi gợi tinh thần tự lập ở mỗi trẻ. Ví dụ: Với những hoạt động khám phá khoa học thí nghiệm: Sự đổi màu của giấy, Núi lửa phun trào, Sự kỳ diệu của màu sắc, ... hay hoạt động tạo hình: Làm ô tô từ những nguyên liệu khác nhau (Ứng dụng phương pháp Steam), Làm bưu thiếp chúc mừng ngày 08-03, ... trẻ được hoạt động theo từng nhóm nhỏ 3-4 bạn 1 nhóm, trẻ sẽ cùng nhau sử dụng các nguyên liệu được chuẩn bị, chia sẻ nguyên liệu của mình cho bạn nếu thấy bạn đã hết hoặc không đủ ... Đặc biệt với hoạt động trải nghiệm như ăn buffet, bữa ăn gia đình trẻ tỏ ra vô cùng hào hứng khi được tự do lựa chọn thức ăn mà mình thích, biết chờ đến lượt, biết nhường bạn, đồng thời học cách sử dụng đũa, thìa, bát sứ một cách linh hoạt và khéo léo, Thông qua đó giúp trẻ hình thành những kỹ năng tự chăm sóc bản thân và kỹ năng giúp đỡ người khác rất tốt. - Đồng thời, tôi cũng đã tiến hành lồng ghép giáo dục tính tự lập cho trẻ vào các môn học khác như giáo dục trẻ học tập theo Thỏ anh biết giúp mẹ hái nấm và giúp cô Gà hoa mơ tìm gà con trong truyện “Ai đáng khen nhiều hơn” hay câu chuyện: Ba chú lợn con thông qua câu chuyện giúp trẻ có thêm bài học về tình cảm anh em, biết xử lý các tình huống xảy ra trong mọi hoàn cảnh. Điều quan trọng, để dạy trẻ tự lập Giáo viên phải trở thành hình mẫu đầu tiên để trẻ học theo. Bằng cách thực hiện các hành động, kỹ năng một cách chuẩn mực, thống nhất, không xuề xòa, qua loa. * Biện pháp 4: Ứng dụng 5 cách nói theo phương pháp Montessori giúp trẻ tự lập: Việc để trẻ tiếp nhận những kiến thức phong phú, nền tảng tư duy độc lập thì lời nói của cô giáo chính là điều động viên cho trẻ cũng như giúp trẻ phát huy tinh thần tự học, tính tự lập một cách tốt nhất. Tôi đã thường xuyên sử dụng 5 cách nói có mức ảnh hưởng tích cực theo phương pháp Mon vào các hoạt động hàng ngày. - Câu nói thứ nhất: “Cô thấy con rất chăm chỉ” 10
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_nang_cao_tinh_tu_lap_cho_tre.doc