SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non tại Trường mầm non Cam Thượng
Giáo dục lễ giáo là gì? Là giáo dục cả về phẩm chất đạo đức và tính cách, lối sống của trẻ, hình thành cho trẻ nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Giáo dục lễ giáo là giáo dục cách ăn nói lễ phép, có thưa, có gửi, có chào hỏi, dạ vâng, cảm ơn, xin lỗi, tư thế, trang phục, ....tất cả những hành vi với người xung quanh, tình yêu thương, lòng kính trọng, biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, cô giáo, tình thân ái , đoàn kết với bạn bè.
Lứa tuổi Mầm non trẻ đã dần dần hình thành hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, ngay từ lứa tuổi này chúng ta phải chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên cơ sở đó mà từng bước hình thành nhân cách cho trẻ.
Giáo dục lễ giáo giúp trẻ làm quen một số hành vi, chuẩn mực đạo đức đơn giản, phổ biến, cần thiết với lứa tuổi Mầm non trong quan hệ của trẻ với bản thân, với mọi người xung quanh, với gia đình, nhà trường, môi trường thiên nhiên…Từ đó, hình thành ở trẻ một số nền nếp, thói quen và hành vi đẹp, biết phân biệt cái tốt, cái xấu, cái nào đáng chê trách, cái nào được khen, cái nào nên bỏ, cái nào nên noi theo…
Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo là sự hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ, sự nhận thức qua cách giao tiếp và thông qua các bài thơ, câu chuyện…nhằm giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ. Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu được giáo dục tốt, khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạch lạc, có văn hóa trong các câu nói, cử chỉ, hành động của trẻ đối với mọi người.
Lứa tuổi Mầm non trẻ đã dần dần hình thành hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, ngay từ lứa tuổi này chúng ta phải chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ, trên cơ sở đó mà từng bước hình thành nhân cách cho trẻ.
Giáo dục lễ giáo giúp trẻ làm quen một số hành vi, chuẩn mực đạo đức đơn giản, phổ biến, cần thiết với lứa tuổi Mầm non trong quan hệ của trẻ với bản thân, với mọi người xung quanh, với gia đình, nhà trường, môi trường thiên nhiên…Từ đó, hình thành ở trẻ một số nền nếp, thói quen và hành vi đẹp, biết phân biệt cái tốt, cái xấu, cái nào đáng chê trách, cái nào được khen, cái nào nên bỏ, cái nào nên noi theo…
Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo là sự hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ, sự nhận thức qua cách giao tiếp và thông qua các bài thơ, câu chuyện…nhằm giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ. Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu được giáo dục tốt, khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạch lạc, có văn hóa trong các câu nói, cử chỉ, hành động của trẻ đối với mọi người.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non tại Trường mầm non Cam Thượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non tại Trường mầm non Cam Thượng

2/15 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực/Môn : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Giáo dục mầm non Tên tác giả : Quách Thị Thanh Huyền Đơn vị công tác : Trường mầm non Cam Thượng Chức vụ : Giáo viên mầm non Năm học 2022-2023 Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non 4/15 Rút ra bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện đề tài để có những kế hoạch giảng dạy cho các năm học tiếp theo và đề xuất kiến nghị với Ban giám hiệu tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức giáo dục lễ giáo và những biện pháp hữu hiệu để giáo viên thực hiện được tốt hơn. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: * Đối tượng nhiên cứu: Căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài tôi đã chọn trẻ mẫu giáo nhỡ 4 tuổi B2 trường mầm non Cam Thượng. * Phạm vi nghiên cứu: -Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023 tại lớp 4 tuổi B2 trường mầm non Cam Thượng. - Số trẻ : 27 trẻ. * Thời gian nghiên cứu: - Từ tháng 9 năm 2022 đến thánh 3 năm 2023 tại lớp 4 tuổi B2 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp thống kê 6. THỜI GIAN VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - Tháng 9/2022: Khảo sát trẻ trong lớp tôi quản lý. - Tháng 10,11,12/2022, 1/2023: Căn cứ thực trạng, đưa ra giải pháp và áp dụng biện pháp vào thực tiễn. - Tháng 2/2023: Phân tích kết quả thực tế và tổng kết đúc rút kinh nghiệm. - Tháng 3/2023: Viết hoàn chỉnh sáng kiến nghiên cứu. Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non 6/15 - Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Luôn tìm tòi các bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh có nội dung về giáo dục lễ giáo để dạy trẻ. - Số lượng trẻ đi lớp đông và chuyên cần. Hầu hết trẻ đều đến trường từ độ tuổi nhà trẻ nên đã phần nào thích nghi với trường lớp, bè bạn. b. Khó khăn: - Trẻ còn chưa mạnh dạn, chưa tự tin còn nhút nhát, thụ động. - Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, phim ảnh, một số trò chơi không lành mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển nhân cách của trẻ. - Nhận thức của trẻ không đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức đến trẻ còn gặp nhiều khó khăn. - Trong thực tế hiện nay trẻ mầm non chưa thực sự có nề nếp lễ giáo tốt. Nhiều trẻ trong giao tiếp còn nói thiếu chủ ngữ với người lớn tuổi, hay nói trống không, ra vào lớp không xin phép, nói năng không biết dạ thưa, không biết khi đưa đồ cho người khác phải đưa 2 tay, không biết xin lỗi khi làm sai, tranh giành đồ chơi với bạn, chưa quan tâm đến cảm xúc vui, buồn của bạn. Chính lối sống vô tâm của người lớn đã ảnh hưởng đến trẻ. - Nhiều phụ huynh còn quá nuông chiều trẻ, luôn đáp ứng mọi thứ theo yêu cầu của trẻ. Đa phần phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ. Nhiều phụ huynh còn chưa gương mẫu trong các hành vi tại gia đình. - Giáo viên chưa có nhiều hình thức sáng tạo, thiết thực để giáo dục lễ giáo cho trẻ. vẫn còn lúng túng khi thực hiện nội dung này. c, Khảo sát số liệu trước khi thực hiện đề tài: Qua khảo sát thực tế về kĩ năng lễ giáo của trẻ lớp tôi, tôi đã nhận thấy kết quả khảo sát chất lượng hành vi lễ giáo cho trẻ đầu năm và thu được kết quả như sau: STT Nội dung Số trẻ đạt 1 Biết chào hỏi 13/27 = 48,1% 2 Biết xưng hô lễ phép 12/27= 44,4% 3 Biết cảm ơn, xin lỗi 14/27= 51,8 % 4 Biết giữ gìn cất đồ chơi theo đúng quy định 11/27= 40,7% 5 Biết giữ gìn thân thể, vệ sinh môi trường 13/27= 48,1% 6 Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp 11/27= 40,7% 7 Trẻ thể hiện lòng biết ơn với mọi người 13/27= 48,1% Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non 8/15 ảnh có liên quan đến nội dung bài hát và dán kèm để các cháu vừa thuộc bài hát, vừa xem hình ảnh, như vậy các cháu sẽ khắc sâu bài học này hơn. Từng tháng tôi lên kế hoạch có yêu cầu nội dung cao hơn, bên cạnh đó tôi thay tranh ảnh bài thơ có nội dung phù hợp với sự kiện từng tháng. Góc tuyên truyền thường để ngoài cửa tiện cho phụ huynh dễ nhìn, qua đó giúp cho các bậc phụ huynh biết được kế hoạch chăm sóc của nhà trường để có hướng nhắc nhở con cái. Kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo nhỡ Tháng Nội dung giáo dục lễ giáo 9 Giáo dục trẻ chào hỏi 10 Giáo dục trẻ biết xưng hô lễ phép 11 Giáo dục trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi 12 Giáo dục trẻ biết giữ gìn cất đồ chơi theo đúng quy định 1 Giáo dục trẻ biết giữ gìn thân thể, vệ sinh môi trường 2,3 Giáo dục trẻ biết mạnh dạn trong giao tiếp 3,4,5 Giáo dục trẻ thể hiện lòng biết ơn với mọi người Mỗi tháng tôi đều đưa ra hoạt động giáo dục lễ giáo trọng tâm và bên cạnh đó còn tiếp tục thực hiện những hoạt động giáo dục lễ giáo bổ trợ khác làm sao cho các nội dung thực hiện song hành và đem lại hiệu quả giáo dục lễ giáo cao nhất cho trẻ. Ví dụ: Tháng 9 tôi đưa ra nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ với trọng tâm là giáo dục trẻ chào hỏi.Tôi hướng dẫn trẻ khi chào các con phải khoanh tay cúi gập người thể hiện sự tôn trọng với người được chào. Tôi lựa chọn xoáy sâu vào hoạt động trọng tâm bằng các hình thức khác nhau: xem video, trải nghiệm tình huống thực tế, chọn tình huống sai.Tuy nhiên bên cạnh đó tôi còn kết hợp giáo dục trẻ biết xưng hô lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi,..Qua việc mỗi tháng đưa ra trọng tâm giáo đục lễ giáo như vậy thì các hành vi lễ giáo văn minh của trẻ sẽ được duy trì lặp đi lặp lại giúp trẻ khắc sâu hơn, tự giác thực hiện không cần nhắc nhở. Ngoài ra tôi còn sưu tầm tranh truyện, sách báo nhi đồng có hình ảnh và nội dung về lễ giáo phù hợp với trẻ, để đến giờ hoạt động chơi trẻ về góc học tập có thể mở ra xem. Thật tuyệt vời khi tuổi thơ của con được vun bồi bằng những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện giáo dục đức hạnh, những tấm gương người tốt việc tốt... Những câu chuyện ấy không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ mà còn nuôi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho các con. Sau mỗi câu chuyện các con sẽ được các cô giảng giải về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. Mỗi câu chuyện lại ẩn Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non 10/15 cách của từng trẻ. Chính vì thế tôi theo dõi, quan sát, lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen văn minh trong giao tiếp. Ví dụ: Trẻ được đóng vai mẹ, bố, người bán hàng, người nấu ăn, y tá, bác sĩ Lợi dụng vào đặc điểm sẵn có này tôi tích cực lồng ghép giáo dục lễ giáo vào các hoạt động vui chơi ở góc. Tôi nhập vai chơi cùng trẻ quan sát và lắng nghe những lời đối thoại của các cháu để kịp thời uốn nắn khi có những biểu hiện chưa chuẩn mực từ đó hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi văn minh trong giao tiếp. Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình, trẻ hết nói trống không, biết nói và trả lời những câu hỏi đầy đủ Hình ảnh4: Ttrẻ chơi đóng vai bác sĩ khám bệnh, chơi bán hàng Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin và việc giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hoạt động học Từ trước đến nay mỗi khi nhắc đến giáo dục lễ giáo cho trẻ chúng ta thường nghĩ ngay đến việc ngồi nghe những tiết học khô khan với những bức tranh minh họa. Trẻ sẽ chỉ ngồi nghe thụ động, không trực tiếp được thảo luận cùng nhau vì thế trẻ sẽ chán.Vì vậy tôi đã lựa chọn biện pháp đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và kết hợp giáo dục cho trẻ thông qua các hoạt động học. Giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua việc học tập mà phát huy giáo dục lễ giáo. Thông qua hoạt động nhận thức nhằm trau dồi cho trẻ những tri thức cần thiết về cuộc sống xung quanh mà giúp trẻ gắn bó với quê hương, biết yêu quý người lao động, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, có những hành vi văn minh, làm giàu vốn tri thức về cuộc sống của trẻ, thông qua các hình tượng nghệ thuật giáo dục tình cảm về đất nước, con người, thiên nhiên, xây dựng cho trẻ những tri thức và kinh nghiệm về đạo đức giúp trẻ nhận biết được điều tốt, điều xấu, thúc đẩy hành vi lễ giáo cho trẻ. Thông qua hoạt động học tập cô giáo từng bước giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật, kỹ năng, biết chủ động tự lực vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc được cô giáo giao cho. Giáo dục lễ giáo cần được lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động như: Khám phá khoa học, kể chuyện, đọc thơ, hát múa, toán, Tiết dạy giúp trẻ hướng tới những cảm xúc, tình cảm từ đó hình thành cho trẻ những thói quen hành vi lễ phép. Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non 12/15 Cô giáo dục cháu yêu cái thiện, ghét cái ác. Hình thành lòng nhân ái đối với người xung quanh. Ví dụ truyện “ Kiến con đi xe ô tô”. Qua câu truyện cô giáo dục các con biết nhường nhịn, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Hình ảnh 6: Trẻ đi xe buýt. * Giờ âm nhạc: Bài “Bông hoa mừng cô” Cô giáo dục trẻ khi trao hoặc nhận quà từ người lớn phải bằng hai tay, khi nhận quà phải nói lời cảm ơn. Sau một thời gian thực hiện chất lượng những thói quen lễ giáo lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, biết nói lời cảm ơn, yêu mến cô giáo, bạn bè tôi thấy vui mừng và tiếp tục áp dụng. Biện pháp 4: Giáo dục lễ giáo mọi lúc, mọi nơi Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc mọi nơi là 1 biện pháp quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách cho trẻ. Cô luôn nhắc nhở, giáo dục trẻ thường xuyên để hình thành thói quen “ lễ giáo” cho trẻ. * Giờ đón, trả trẻ Để giáo dục lễ giáo đạt hiệu quả thì việc chào hỏi phải thực hiện thường xuyên tạo ra một thói quen trong kỹ năng sống hằng ngày của trẻ. – Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ. – Trẻ đến lớp chào cô, khi chào chúng ta nên quan sát từng cử chỉ, thái độ của trẻ chúng ta nên hướng dẫn nhắc nhở trẻ từng thái độ như: vòng tay trước ngực, nhìn về phía cô, gập người, giọng nói nhẹ nhành nói : Con chào cô ạ! rồi nhắc nhở trẻ chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học. Khi bố mẹ đón về trẻ cũng biết khoanh tay cúi chào cô giáo, không vội vàng, xô đẩy nhau, xin phép cô ra về. Cô dặn trẻ ra về ngoan, nghe lời ông bà, bố mẹ. Từ những việc tưởng chừng nhỏ bé như lời chào nhưng lại rất ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách sau này của trẻ. Hình ảnh 7: Trẻ khoang tay cúi người chào cô. *Qua giờ ăn Trước giờ ăn cô cho trẻ xếp hàng đi rửa tay. Sau đó cho trẻ về bàn đọc bài thơ “Cảm ơn” để giáo dục trẻ biết quý trọng công lao của người nông dân. Khi có cơm thì trẻ khoanh tay mời cô, mời các bạn ăn cơm. Khi ăn thì ăn hết suất, không làm rơi vãi cơm, khi ho phải che miệng, không nói chuyện trong khi ăn. Khi cô lấy cơm giúp trẻ, trẻ biết nói “Con cảm ơn cô!”“ Con xin cô!”. Qua đó giáo dục trẻ có hành vi, thói quen văn minh khi ăn uống. Hình ảnh 8: Trẻ xếp hàng rửa tay. Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_mau_giao_4_5.doc