SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
Giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non. Hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹnh, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kĩ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi. Muốn hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ở tuổi mầm non, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa.
Chính vì nhận ra được tầm quan trọng đó, Ban giám hiệu trường chúng tôi đã bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng cho chúng tôi, những cô giáo mầm non hàng ngày trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ giúp chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Đây là vấn đề lớn của toàn xã hội, việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm đưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng.
Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục là người giáo viên mầm non tôi nguyện góp sức một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.
Chính vì nhận ra được tầm quan trọng đó, Ban giám hiệu trường chúng tôi đã bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng cho chúng tôi, những cô giáo mầm non hàng ngày trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ giúp chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Đây là vấn đề lớn của toàn xã hội, việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm đưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng.
Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục là người giáo viên mầm non tôi nguyện góp sức một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
2 Bên cạnh đó, vì mục tiêu giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá, trẻ muốn gì được nấy, đây cũng là vấn đề không nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giáo dục lễ giáo cho trẻ. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên. Là giáo viên mầm non tôi thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa cao đâu đó vẫn còn những câu nói cụt, nói què, những hành vi thiếu văn minh. Vậy làm thế nào? Và bằng cách nào? để vệc giáo dục lễ giáo cho trẻ mang lại hiệu quả cao. Đây là vấn đề cấp bách của toàn xã hội không phải của riêng ai. Trăn trở với mục tiêu chung của ngành giáo dục, vấn đề cấp bách của toàn xã hội là người giáo viên mầm non tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Đặc biệt, năm nay tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:” “ Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non” để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm ra một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: - Trẻ mẫu giáo 4 tuổi B2 Trường MN Phú Cường - Số trẻ : 25 trẻ. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp tuyên truyền. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Đề tài thực hiện và áp dụng tại trường Mầm non Phú Cường. - Thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021. 4 như: Nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi 3. Khảo sát thực trạng. * Khảo sát thực tế . -Tổng số: 25 cháu - Nam: 14 - Nữ: 11 - Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Về phía nhà trường, lớp: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo cấp trên, của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì. Ban giám hiệu vững về chuyên môn, luôn chỉ đạo sát sao kiểm tra thường xuyên đến từng giáo viên, luôn tạo cơ hội cho giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn, tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất. Môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, thoáng mát. Trang thiết bị, đồ dùng,...của lớp tương đối đầy đủ. Lớp được phân công đủ 2 giáo viên. - Về giáo viên: Đa số giáo viên đều thấy được vai trò của giáo dục lễ giáo cho trẻ, đây chính là con đường nhanh nhất và ngắn nhất giáo dục nhân cách cho trẻ. Do đó giáo viên luôn tự mình học hỏi, tìm tòi qua đồng nghiệp, sách bào, các phương tiện thông tin đại chúng để có thêm kiến thức giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hành vi trong cuộc sống hay trong những câu chuyện, bài hát, bài thơ - Về phụ huynh: Đặc biệt là sự ủng hộ quan tâm của đại đa số phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục lễ giáo cho trẻ đã tạo động lực rất lớn về tinh thần cho giáo viên tiếp tục cố gắng. Đa số phụ huynh lớp rất nhiệt tình, luôn giúp đỡ và phối kết hợp với cô giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. - Về học sinh: Trẻ đồng đều về lứa tuổi. Trẻ đi học chuyên cần cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của cô và trò không bị gián đoạn. * Khó khăn. Nhận thức của trẻ chưa đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức đến trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn. 6 + Còn đối với kệ góc đồ chơi đầu tuần tôi thường tổ chức cho trẻ thi đua lau dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi trẻ chơi xong thu dọn đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp. Ở lớp tôi có thùng đựng rác ở cửa sau của lớp, tôi thường lồng ghép vào tất cả các hoạt động và mọi lúc mọi nơi để nhắc nhở trẻ sau khi ăn quà vặt, uống sữa thì phải biết vứt rác vào giỏ để giữ vệ sinh chung và trẻ thực hiện tốt, nhất là sau hoạt động tạo hình cắt, xé, dán trong lớp trẻ biết nhặt không còn mảnh giấy vụn nào rơi xuống sàn và bỏ vào sọt rác. Trong hoạt động vệ sinh việc giáo dục thói quen vệ sinh tôi cũng thực hiện với trẻ lớp tôi, đầu tiên tôi hướng dẫn trẻ các thao tác vệ sinh theo trình tự, tôi thường nhắc nhở và theo dõi trẻ thực hiện, hỗ trợ trẻ khi cần thiết, dùng tranh ảnh, truyện, thơ và đồ vật minh họa các thao tác vệ sinh và trò chuyện với trẻ, giúp trẻ hiểu ý nghĩa của việc vệ sinh cá nhân, ban đầu cô làm mẫu cho trẻ xem, sau đó giúp trẻ thực hành, dần dần khi trẻ đã quen, giảm dần sự giúp đỡ, tiến tới cho trẻ tự làm hoàn toàn. Khi trẻ chơi ở các góc, cho trẻ đến xem và trò chuyện giáo dục hành vi của trẻ đối với mọi người, mọi vật xung quanh đàm thoại với trẻ những hành vi văn minh trong giao tiếp. Trong các giờ hoạt động xé dán hoặc giờ nêu gương cuối tuần, tôi thường nhắc trẻ bỏ rác vào thùng rác để giữ vệ sinh chung cho lớp đến nay hầu như các cháu đã có ý thức, kỹ năng giữ gìn vệ sinh chung, không còn cảnh vức rác bừa bãi như đầu năm học nữa. 4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các môn học. Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đòi hỏi người giáo viên mầm non không chỉ có năng lực sư phạm mà còn cần có những kinh nghiệm trong việc phối kết hợp giữa giáo án điện tử và phần giảng dạy của cô để việc ứng dụng tin học thực sự đem lại hiệu quả giáo dục cao. Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy và học có sự tương tác cao, sống động, tạo sự hứng thú và hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ.Những nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Với bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Bên cạnh đó, giáo viên mầm non cũng có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet,Đây là 8 được lấy món đó chứ không tự tiện mà lấy chơi. Sau mỗi lần mượn thì trẻ phải nhớ cảm ơn và không được làm hư đồ chơi của bạn. Khi trẻ biết cách nhường nhịn chia sẻ với bạn thì tôi sẽ khen và động viên để trẻ được khích lệ khi biết chia sẻ với bạn. Từ những lời khen đó trẻ sẽ biết là việc mình vừa làm là đúng và sẽ cảm thấy vui với việc mình vừa làm * Giáo dục lễ giáo qua hoạt động góc Thông qua các hoạt động góc trẻ được thực hành, được trải nghiệm các vai khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của người lớn, trẻ tái hiện lại những công việc mà người lớn làm hàng ngày. Minh chứng 5: Trẻ giao tiếp trong khi chơi Ví dụ: Trẻ được đóng vai mẹ, bố, người bán hàng, người nấu ăn, y tá, bác sĩ, cô giáo Lợi dụng vào đặc điểm sẵn có này tôi tích cực lồng ghép giáo dục lễ giáo vào các hoạt động vui chơi ở góc. Tôi nhập vai chơi cùng trẻ quan sát và lắng nghe những lời đối thoại của các cháu để kịp thời uốn nắn khi có những biểu hiện chưa chuẩn mực từ đó hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi văn minh trong giao tiếp. Ví dụ: Qua trò chơi bán hàng: + Người bán hàng: Chào bác! Bác mua gì ạ? + Người mua: Cô ơi! Bao nhiêu một đĩa dưa hấu vậy cô? Ví dụ: Qua trò chơi phân vai – y tá – bác sĩ. – Trẻ đóng vai bác sĩ thăm hỏi bệnh nhân ân cần, nhẹ nhàng, biết cách xưng hô cho phù hợp với từng bệnh nhân, hỏi bệnh nhân đau ở chỗ nào? Đau ra sao?Bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận thuốc và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ. Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình, trẻ hết nói trống không, biết nói và trả lời những câu hỏi đầy đủ. * Giáo dục trẻ cách chào hỏi người lớn qua hoạt động chiều. + Ví dụ: Cô sẽ hướng dẫn các con trở thành những bé ngoan,các con có đồng ý không? - Khi gặp cô giáo, bố mẹ các con chào như thế nào? - Cô làm mẫu: Con chào cô ạ! Con chào bố ạ! Con chào mẹ ạ! 10 - Vì sao bạn thỏ lại cảm ơn bác gấu? - Con đã cảm ơn ai bao giờ chưa? - Vì sao con lại phải cảm ơn? - Bạn thỏ khi bị lạc được được bác gấu đưa về nhà nên bạn đã cảm ơn bác gấu đấy các con ạ. Nhưng bạn thỏ cũng không quên và đã nhận lỗi với mẹ? - Các con có biết vì sao bạn thỏ lại nhận lỗi với mẹ không? - Bạn thỏ đã nhận lỗi với mẹ như thế nào? - Con đã xin lỗi ai bao giờ chưa? - Vì sao con phải xin lỗi? + Theo các con khi nào chúng mình phải nói lời xin lỗi + Và khi nào các con sẽ nói lời cảm ơn? *Giờ âm nhạc: Ví dụ: khi dạy trẻ bài hát “Bông hoa mừng cô” + Cô đàm thoại: – Đối với cô giáo con phải như thế nào? – Khi tặng hoa cho cô các con tặng bằng mấy tay? Từ đó giáo dục trẻ khi trao hoặc nhận quà từ người lớn phải bằng hai tay, khi nhận quà phải nói lời cảm ơn. * Học lễ giáo qua hoạt động lễ hội Như chúng ta đã biết truyền thống của người Việt thật thiêng liêng và cao quý như “tôn sư trọng đạo”, “ uống nước nhớ nguồn”.... Vì vậy thông qua các ngày lễ, hội : Ngày hội đến trường của bé, ngày 20/11, ngày quốc tế phụ nữ 8/3... Trường tôi thường tổ chức ngày hội cho trẻ, đặc biệt là ngày hội “ Bé đến trường”. Qua “Ngày hội bé đến trường” các con được biết ý nghĩa của ngày khai trường là ngày đầu tiên của năm học, được giao lưu gặp gỡ bạn bè, được tham gia vào các tiết mục văn nghệ, được cô yêu thương vỗ về, được làm quen với bạn mới từ đó giáo dục cho trẻ yêu trường, yêu lớp, kính trọng cô giáo, quan tâm tới bạn bè. Vào ngày 8/3 lớp tôi cho trẻ làm thiệp tặng bà, tặng mẹ để tỏ lòng biết ơn tới những người có công ơn sinh thành. Giáo dục trẻ luôn ngoan ngoãn nghe lời Minh chứng 6: Trẻ làm thiệp chúc mừng 8/3 tặng bà, mẹ Ví dụ + Tổ chức các buổi văn nghệ, thi đọc thơ, hát + Tổ chức các hội thi tài năng: làm thiệp, hoa vào các dịp ngày hội ngày lễ của bà, mẹ, cô giáo để trẻ hiểu và tỏ lòng yêu quý bà, mẹ, cô giáo hơn. + Cho trẻ cùng tham gia các buổi lao động, vệ sinh để tỏ lòng biết ơn đối với những người có công cho tổ quốc. Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn đó giúp trẻ biết được truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc,
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_mau_giao_4_5.doc