SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Vĩnh Thạch
Như chúng ta đã biết giáo dục lễ giáo là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu của hình thành nhân cách con người. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển cân đối giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám quá xung quanh hình thành một số kỹ năng cơ bản như: Nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi…. Vấn đề lễ giáo không phải là vấn đề mới, trước đây và hiện nay chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục lễ giáo có hiệu quả, đây cũng là vấn đề mà các thầy cô giáo quan tâm, điều đặc biệt hơn nữa đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ dễ nhớ mau quên, hay bắt chước nên giáo dục lễ giáo cần được sớm và thường xuyên rèn luyện cho trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Vĩnh Thạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Vĩnh Thạch

2.Đối tượng phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: Trẻ Mẩu Giáo Nhỡ B2 ( lớp do tôi phụ trách) - Trường: Mầm Non Vĩnh Thạch 3. Phạm vi và thời gian thực hiện - Đề tài thực hiện tại lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trường mầm non Vĩnh Thạch. Thời gian thực hiện từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 05 năm 2018, áp dụng tại trường mầm non Vĩnh Thạch 4. Phương Pháp nghiên cứu a.Phương pháp điều tra, khảo sát - Điều tra khảo sát tình hình trẻ các kỹ năng giao tiếp trẻ với trẻ, trẻ và cô giáo và trẻ với mọi người xung quanh b. Phương pháp quan sát - Quan sát trẻ, giao tiếp và xử lý tình huống khi trẻ lúng túng c. Phương pháp trò chuyện -Trò chuyện với trẻ để nắm bắt thêm tình hình, đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ e. Phương pháp đánh giá Đánh giá quá trình thực hiện của trẻ : các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lĩnh hội kiến thức qua đó khích lệ động viên trẻ II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: “Tiên học lễ , hậu học văn” lễ phép là nét đẹp của con người và là một nền văn hóa được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng ta thường bàn luận. Trong thời đại hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau đó là nỗi băn khăn lo lắng của xã hội và của mỗi gia đình nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo con người. Việc mà tôi đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng trong cuộc sống hàng ngày . hành vi thiếu văn minh. vậy phải làm sao ? và bằng cách nào để giáo dục lể giáo cho trẻ mang lại hiệu quả cao. Đây là vấn đề cấp bách của toàn xã hội không chỉ của riêng ai. Trăn trở với mục tiêu chung của nghành giáo dục, vấn đề cấp bách của toàn xã hội là giáo viên mầm non tôi không thể không suy nghỉ và nhận thấy rằng, giáo dục lể giáo cho trẻ hiện nay là vấn đề bức xúc là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ. Đặc biệt năm nay tôi được phân công dạy lớp 4 -5 tuổi, chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục lể giáo cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lể giáo cho trẻ mầm non nhằm hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ mầm non ở trường mầm non Vĩnh Thạch 3. Thực trạng của địa phương, trường lớp Trường mầm non Vĩnh Thạch nằm trên địa bàn xã Vĩnh Thạch và có 2 cụm theo địa bàn dân cư, trường có 10 nhóm lớp từ nhà trẻ đến mẩu giáo, có tổng số 267 trẻ trong đó trẻ độ tuổi 4-5 tuổi có 84 trẻ nữ 46 - Năm học 2017- 2018 lớp mẫu giáo nhỡ B2 có tổng số là 30 trẻ, trong đó : nam 18 trẻ và nữ 14 trẻ .và với 2 cô phụ trách. 1 giáo viên trình độ đại học và 1 giáo viên trình độ cao đẳng - Trong quá trình thực hiện chăm sóc và dạy trẻ tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau : * Thuận lợi : - Trường đạt chuẩn 1, 13 năm, kiểm định chất lượng đạt cấp độ 3 và duy trì đạt chuẩn tốt có đầy đủ điều kiện - Cơ sở vật chất tốt, trường lớp khang trang và có đầy đủ các trang thiết bị dạy và học - Được sự quan tâm ủng hộ của các cấp các nghành và có sự đồng thuận cao trong các bậc phụ huynh Trước khi thực hiện một số biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát thực tế ở lớp và thu được kết quả như sau : Biết giữ Biết giữ Trẻ Biết gìn, cất, gìn vệ mạnh Trẻ biết Trẻ biết nhường Tổng Biết cảm sắp xếp sinh thân dạn chào hỏi xưng hô nhịn số trẻ ơn, xin lỗi đồ chơi thể, vệ trong lễ phép lễ phép giúp đỡ theo quy sinh môi giao bạn định trường tiếp 30 18/30 18/30 19/30 19/30 20/30 20/30 20/30 % 60% 60% 63% 63% 66% 66% 66% 4. Một số biện pháp thực hiện đề tài : Trong năm học này tôi quyết tâm lấy mục tiêu giáo dục lễ giáo cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, để góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành cho trẻ một nhân cách theo mục tiêu của ngành, của toàn xã hội chúng ta. Là người giáo viên cần phải có kế hoạch mục tiêu giáo dục cụ thể ngay từ ban đầu khi các cháu mới đến môi trường giáo dục mới lạ. - Đối với những cháu còn nhút nhát, thụ động tôi phải tạo cơ hội cho các cháu gần gũi tôi nhiều hơn, như khi giờ học tập cho phát biểu nhiều hơn, tôi thường trò chuyện cùng trẻ trong những giờ đón trẻ từ sáng sớm, tôi thường quan tâm trẻ để cho trẻ có sự tò mò và gần gũi với tôi nhiều hơn . Ví dụ: Tôi đang vẽ một con gà thì tôi đố trẻ những trẻ thụ động và nhút nhát là? Cô đố con cô đang làm gì ? Để cho trẻ tự trả lời Tôi lại hỏi tiếp vậy cô chọn màu gì để tô từng bộ phận của con gà ? Từ đó những cháu thụ động và nhút nhát đó dần dần trở nên mạnh dạn và gần gũi với tôi hơn .Từ đó trong giờ học những cháu đó sẽ có sự hứng thú và tích cực tham gia hoạt động. Cô giáo có thể đàm thoại: Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào? Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì? Qua lợi ích của cây xanh, cô giáo dục cháu không ngắt ngọn bẻ cành, mà phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích. + Đối với giờ học phát triển thể chất: Cô giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh, trong lúc tập các con không chen lấn, không xô đẩy nhau. + Đối với giờ học tạo hình: “Vẽ người thân trong gia đình”. Cô có thể đàm thoại. Gia đình cháu gồm có những ai? Gia đình cháu thuộc gia đình nhỏ hay gia đình lớn? Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau? Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé. + Giờ học làm quen với toán + Giờ học âm nhạc: Bài “Bông hoa Mừng Cô”. Đàm thoại: Đối với cô giáo các con phải như thế nào? Khi tặng hoa cho cô, các con tặng bằng mấy tay? Thông qua đó giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao vật gì với người lớn nên trao hoặc nhận phải bằng hai tay, khi nhận các con nói lời cảm ơn. Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo chất lượng lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, thưa trình, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu mến cô giáo, đoàn kết với bạn bè, tôi thấy vui mừng và tiếp tục áp dụng. Biện pháp 2 : Giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi: – Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng lễ giáo vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp. Ví dụ: Qua trò chơi phân vai – y tá – bác sĩ. Người bán hàng: Cô, chú mua gì ? Người mua: Bao nhiêu một cân cá vậy cô? Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. Từ đây trẻ lớp tôi đã hết nói trỏng, câu cụt. Trẻ biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mực lên đến 65%. Từ kết quả có được như vậy tôi tiếp tục áp dụng. Biện pháp 3: Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi: – Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học. – Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động, sinh hoạt ngoài trời nếu cháu làm việc gì sai đối với bạn, với cô thì phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho gì thì nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn. Giờ chơi cháu đoàn kết với bạn bè, không tranh giành đồ chơi. Từng tháng tôi lên kế hoạch có yêu cầu nội dung cao hơn, góc lễ giáo thường để ngoài cửa sổ để phụ huynh dễ nhìn, biết được kế hoạch chăm sóc của nhà trường để có hướng nhắc nhở con cái. Ở góc này tôi sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh, thời gian rảnh tôi cho trẻ đến xem và trò chuyện, đàm thoại với trẻ những hành vi văn minh. Hằng tháng tôi lên kế hoạch chủ điểm lễ giáo và thay tranh ảnh bài thơ có nội dung phù hợp với chủ điểm từng tháng. Ngoài ra, tôi còn sưu tầm tranh truyện, sách báo nhi đồng có hình ảnh và nội dung về lễ giáo cho trẻ xem có nội dung và hình ảnh phù hợp với trẻ, để đến giờ hoạt động góc trẻ về góc học tập có thể mở ra xem. Đối với góc tuyên truyền tôi cũng dành một góc để tuyên truyền giáo dục lễ giáo cho phụ huynh nắm, từ đó phụ huynh sẽ chú trọng đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ lúc ở nhà. cho trẻ thi đua lau dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi trẻ chơi xong thu dọn đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp. – Trong lớp tôi có sọt rác, để vào góc lớp, sau mỗi giờ nêu tiêu chuẩn bé ngoan xong, tôi thường nhắc nhở, động viên trẻ sau khi ăn quà vặt nên vứt rác vào giỏ để giữ vệ sinh chung và trẻ thực hiện tốt, nhất là sau hoạt động tạo hình xé dán trong lớp không còn mảnh giấy vụn nào rơi xuống sàn. – Giáo dục trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, phòng vệ sinh nam nữ riêng biệt, phải đeo dép khi đi vào nhà vệ sinh và sắp xếp gọn gàng . Biện pháp 6:. Phối hợp với các bậc phụ huynh: – Cùng với mục tiêu xã hội hoá giáo dục thì vai trò của phụ huynh có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trong thời kỳ hội nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hoá và trò chơi giải trí đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ. Trẻ có thể đối xử thô bạo với bạn sau một đoạn phim hành động, hay trẻ có những lời không nên đối với bố mẹ, khi không đồng ý cho trẻ chơi điện tử. Để phụ huynh nhận thức ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ. - Tôi cũng trao đổi với phụ huynh không nên nuông chiều con quá mức, phải giải thích cho trẻ hiểu cái gì là tốt, cái gì chưa tốt. Dần dần trẻ sẽ hiểu ra những mong muốn của mình đó là sai, là không đúng, là chưa ngoan. – Phụ huynh lớp tôi phần đông làm nghề nông nên họ ít quan tâm đến con cái mình, qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những buổi truyền thông tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục lễ giáo đối với trẻ lúc ở nhà. Phụ huynh giành thời gian chăm sóc con cái như vệ sinh thân thể, chải răng đúng cách, phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiết đối với bạn bè, đối với người lớn. trước khi cắm cờ, tôi cho trẻ tự nhận xét về mình trong ngày đó có bạn nào có hành vi lời nói hay tôi nêu gương ra cho cả lớp và cho trẻ ngoan được cắm cờ Khi nào trẻ được cắm cờ tôi hỏi cả lớp vì sao bạn được cắm cờ? Hỏi những bạn vì sao không được cắm cờ. Ngoài ra, vào mỗi sáng tôi thường đưa ra những tiêu chuẩn bé ngoan về lễ giáo để trẻ thực hiện. Cuối tuần bao giờ cũng có tiết mục kể chuyện về gương tốt, tuần nào cũng vậy tôi không bao giờ bỏ qua. Ví dụ: Tuần 1 tháng 10 tôi kể chuyện “Tích Chu” cho trẻ nghe. Tuần khác tôi kể cho trẻ nghe “Sự tích cây vú sửa” hoặc những câu chuyện về ăn uống có văn hoá do tôi đặt ra hoặc sưu tầm, những giờ như vậy trẻ rất thích lắng nghe, nhằm kích thích trẻ học ngoan, muốn được cắm cờ, trẻ sẽ nỗ lực như ý muốn. Vì trẻ ở lứa tuổi này thích động viên khen ngợi, được khen trẻ thêm tự tin và hào hứng thực hiện tốt yêu cầu của cô * Kết quả thực hiện và so sánh sau khi thực hiện : Tổng Đầu % Cuối %
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_4_5_tuoi_tron.doc