SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Thanh Đa
Xuất phát từ tình hình thực tế ở địa phương, hiện nay vì mục tiêu giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình ít đi, vậy nên trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá, muốn gì được nấy.… Đây là vấn đề không nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ. Bên cạnh đó còn có một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi Mầm Non, đa số phụ huynh làm nghề nông do bộn bề công việc kinh tế gia đình nên ít quan tâm tới con cái, thường khoán trắng cho giáo viên.
Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, nói năng tự do trong lớp, trả lời các câu hỏi của cô còn trống không. Là một giáo viên Mầm non tôi thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ cần được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Với nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, tôi thấy số lượng trẻ có những thói quen, hành vi văn minh, có thái độ ứng sử đúng mực với mọi người còn hạn chế, rất ít trẻ biết nhường nhịn bạn bè, em nhỏ và thường xuyên giúp đỡ người khác. Từ thực tế trên tôi đã rất băn khoăn, trăn trở, nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường Mầm Non”.
Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, nói năng tự do trong lớp, trả lời các câu hỏi của cô còn trống không. Là một giáo viên Mầm non tôi thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ cần được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Với nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, tôi thấy số lượng trẻ có những thói quen, hành vi văn minh, có thái độ ứng sử đúng mực với mọi người còn hạn chế, rất ít trẻ biết nhường nhịn bạn bè, em nhỏ và thường xuyên giúp đỡ người khác. Từ thực tế trên tôi đã rất băn khoăn, trăn trở, nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường Mầm Non”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Thanh Đa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mầm non Thanh Đa
1 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai” Trẻ em không chỉ là hạnh phúc của gia đình mà còn là chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì lẽ đó việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của trường mầm non mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Đặc biệt giáo dục lễ giáo cho trẻ lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn vì nó là phương tiện tốt nhất để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, nhằm tăng cường hiếu biết mối quan hệ giao tiếp với cộng động nhằm đưa trẻ vào môi trường sư phạm lành mạnh và trong sáng. Từ ngàn xưa các cụ đã có câu “ Tiên học lễ- hậu học văn”. Ngoan, lễ phép, đạo đức tốt là nét đẹp văn hóa được đặt lên hàng đầu trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ từ bậc học mầm non cho đến tiểu học, trung học cơ sở. Trong thời đại hiện nay, xã hội tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện đau lòng về đạo đức, lễ giáo của con người - việc mà chúng ta đã nghe thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hàng ngày Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới, như trước đây và hiện nay chúng ta vẫn làm, tuy nhiên kết quả vẫn chưa cao, đâu đó vẫn còn những câu nói cụt nói què, những hành vi thiếu văn minhVậy làm thế nào? Và bằng cách nào? để việc giáo dục lễ giáo cho trẻ mang lại hiệu quả cao, từ đó hình thành nên những nhân cách ban đầu cho trẻ, giúp trẻ có những hành vi văn minh, thói quen lịch sự trong giao tiếp, tạo tiền đề cho một con người mới trong thời đại XHCN. Đây là vấn đề cấp bách của toàn xã hội không phải của riêng ai. Trăn trở với mục tiêu chung của ngành giáo dục, vấn đề cấp bách của toàn xã hội; là người giáo viên mầm non tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Đặc biệt là lứa tuổi 4-5 tuổi – lứa tuổi mà các cháu đã bắt đầu ý thức được bản thân biết phân biệt hành vi đúng sai. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non Thanh Đa” để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU + Nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non 3 mọi gười, với mọi vật xung quanh trẻ sẽ luôn hành động đúng và tập trung ghi nhớ có chủ đích: Trẻ có sự giao tiếp mạnh dạn, ngoan ngoãn vâng lời người lớn, biết kính trên nhường dưới, thưa gửi lễ phép và luôn có những hành động đúng và ứng xử có văn hóa.Chính vì vậy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ trong trường mầm non là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những mầm non tương lai của đất nước giúp trẻ hình thành lòng nhân ái, những hành vi văn minh lịch sự ngay từ khi còn bé, đây là việc làm hết sức đúng đắn và cần thiết. 2.Cơ sở thực tiễn của đề tài Xuất phát từ tình hình thực tế ở địa phương, hiện nay vì mục tiêu giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình ít đi, vậy nên trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá, muốn gì được nấy. Đây là vấn đề không nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ. Bên cạnh đó còn có một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi Mầm Non, đa số phụ huynh làm nghề nông do bộn bề công việc kinh tế gia đình nên ít quan tâm tới con cái, thường khoán trắng cho giáo viên. Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, nói năng tự do trong lớp, trả lời các câu hỏi của cô còn trống không. Là một giáo viên Mầm non tôi thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ cần được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Với nhiều năm được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, tôi thấy số lượng trẻ có những thói quen, hành vi văn minh, có thái độ ứng sử đúng mực với mọi người còn hạn chế, rất ít trẻ biết nhường nhịn bạn bè, em nhỏ và thường xuyên giúp đỡ người khác. Từ thực tế trên tôi đã rất băn khoăn, trăn trở, nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường Mầm Non”. 3.Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp khó khăn và thuận lợi sau: a. Thuận lợi: -Ban Giám Hiệu có trình độ chuyên môn và quản lý tốt, luôn quan tâm giúp đỡ, bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho giáo viên. - Trẻ đi lớp đều đặn, đạt tỷ lệ chuyên cần cao. -Thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thực hành dạy trên lớp để BGH dự giờ và tham gia góp ý trực tiếp. -Yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. -Được chị em đồng nghiệp giúp đỡ. -Phụ huynh rất tin tưởng và đồng tình ủng hộ. Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non 5 II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Giáo dục lễ giáo nói chung là giáo dục cách ăn nói lễ phép, có thưa, có gửi, chào hỏi, dạ vâng, cảm ơn, xin lỗi; tư thế, trang phục, phong cách và tất cả những hành vi ứng xử đối với những người xung quanh; tình yêu thương, sự kính trọng, lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, cô giáo, anh chị và tình thân ái đối với bạn bè. Qua quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ, tôi đã nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi” như sau: 1. Biện pháp 1: Lên kế hoạch thực hiện. Muốn thực hiện được bất cứ công việc gì thì việc đầu tiên là phải xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu năm học, điều đó giúp tôi luôn chủ động và có mục tiêu phấn đấu cho bản thân, không bị động trong quá trình thực hiện. Trước tiên tôi dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường, căn cứ vào nội dung giáo dục của từng tháng theo độ tuổi và khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục lễ giáo cụ thể cho trẻ theo từng tháng, từ đầu đến cuối năm học, tôi xác định độ khó của từng nội dung và sắp xếp theo trình tự đảm bảo theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp sao cho phù hợp với chủ đề sự kiện từng tháng và tình hình thực tế của lớp mình. Tôi chuẩn bị sổ nhật kí ghi chép sự chuyển biến và những hiện tượng hành vi thói quen chưa đúng của trẻ diễn ra trong ngày để nắm bắt được từng trẻ và tập trung giáo dục trẻ theo phương pháp thích hợp nhất. Khi lập được kế hoạch nội dung giáo dục rồi tôi thấy yên tâm và thực hiện rất có hiệu quả. VD: Kế hoạch tổ chức giáo dục lễ giáo lớp 4-5 tuổi B 2, thời gian từ 15/9 đến 22/5 năm học 2016– 2017: Thời Stt Nội dung giáo dục lễ giáo gian - Biết ăn uống gọn gàng, không nói chuyện cười đùa trong khi ăn. 1 Tháng - Biết giữ gìn vệ sinh không vứt giác bừa bãi. 9 - Biết yêu thương, nhường nhịn bạn trong lớp. - Biết chào hỏi khi đến lớp và khi ra về. - Biết giữ gìn đồ chơi và cất dọn sau khi chơi. 2 10 - Biết vệ sinh răng miệng thường xuyên. - Nhận biết đồ dung của mình, của bạn và cất đúng nơi quy định. Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non 7 Việc giáo dục lễ giáo cho trẻ được tôi chú trọng đặc biệt khi lồng ghép trong tất cả các môn học. Trong quá trình thực hiện lồng ghép tôi thấy đạt hiệu quả nhất và trẻ hứng thú nhất là môn làm quen văn học. VD: Hoạt động làm quen văn học, với câu chuyện “Dê con nhanh trí”- chủ đề Động vật. Tôi có thể đàm thoại với trẻ: + Trong câu chuyện “Dê con nhanh trí” các con thấy bạn Dê con đã biết nghe lời mẹ chưa? + Dê con vâng lời mẹ như thế nào ? + Qua câu chuyện này chúng mình nên học tập ai?+ Các con học tập Dê con điều gì? Còn chúng mình thì sao ở nhà các con đã ngoan chưa? Các con đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ? Nếu có người lạ mặt muốn vào nhà khi bố mẹ đi vắng, chúng mình sẽ làm gì? Qua đó, tôi giáo dục trẻ lòng dũng cảm, sự nhanh nhẹn khi ứng phó với người lạ và đặc biệt giáo dục trẻ luôn ngoan ngoãn vâng lời ông bà bố mẹ thầy cô, biết cảnh giác với người lạ khi đến nhà rủ đi chơi và cho quà bánh, dạy trẻ yêu cái thiện ghét cái ác, hình thành cho lòng nhân ái với mọi người. Hay trong giờ thể dục chủ đề “giao thông” tôi có thể hỏi trẻ: + Hàng ngày ai đưa con đi lớp?+ Bố mẹ đưa con đi lớp bằng phương tiện gì? + Khi ngồi trên xe các con phải như thế nào? Các con chú ý khi ngồi trên xe tuyệt đối không đùa nghịch, chen lấn xô đẩy nhau rất nguy hiểm, các con đã nhớ chưa nào? Trong khi trẻ tập luyện, tôi luôn chú ý đến tư thế, đội hình của trẻ, nhắc nhở trẻ đứng thẳng hàng, đúng vị trí, biết chờ đến lượt mình mới tham gia vận động. Khi chơi trò chơi phải biết phối hợp cùng đồng đội, cùng cố gắng nỗ lực hết mình thi đua một cách công bằng để giành chiến thắng. Ngoài ra tôi còn giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục đều đặn, thường xuyên giúp cơ thể khoẻ mạnh, rèn luyện tính kiên nhẫn, tự giác, hòa đồng trong tập thể, qua đó tạo cho trẻ thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày: Biết chia sẻ nhường nhịn bạn bè. Hoặc thông qua hoạt động khám phá khoa học "Một số loại rau" tôi lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ. Chẳng hạn tôi đàm thoại với trẻ: + Rau xanh để làm gì? + Rau xanh có ích lợi như thế nào? + Muốn có nhiều rau xanh chúng ta phải làm gì? + Khi ăn rau các con nhớ đến ai? Khi trả lời, trẻ phải trả lời trọn câu, không trả lời trống không. Qua đó tôi đã giáo dục trẻ cách ăn nói lễ phép.Đồng thời, qua lợi ích của rau xanh tôi giáo Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non 9 đơn giản nhưng khi thực hiện thường xuyên nó sẽ góp phần to lớn vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này. * Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động vui chơi. Ở lứa tuổi này trẻ học theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi”. Trong giờ vui chơi trẻ được thực hành, trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi, qua hoạt động này trẻ được giao tiếp, đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay. Đây là hoạt động mà trẻ được phát huy tích cực và thể hiện rõ nhất tính cách riêng của từng trẻ. Chính vì thế, tôi luôn theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen, hành vi văn minh trong giao tiếp. Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi cụ thể là trẻ đóng vai y tá - bác sĩ; chơi mẹ-contôi luôn theo dõi trẻ chơi và hướng dẫn trẻ chơi, hướng dẫn trẻ cách giao tiếp để qua đó giáo dục trẻ biết chào hỏi, xưng hô, ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh. Chẳng hạn, trẻ chơi ở nhóm bác sĩ thì trẻ biết được công việc của bác sĩ khám bệnh cho mọi người và cách nói năng, xưng hô với bệnh nhân như thế nào, ân cần ra sao. Còn y tá phát thuốc thì dặn dò bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ. (Hình ảnh 2: Trẻ chơi góc Bác sỹ) Bên cạnh đó, khi trẻ chơi ở góc bán hàng thì tôi giáo dục trẻ biết mời chào, nói lời cảm ơn đối với khách hàng, khi trao và nhận thì phải cầm bằng hai tay, nhẹ nhàng vui vẻ mời khách lần sau lại đến. Ở góc xây dựng, tôi giáo dục trẻ biết nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ nhau, không tranh giành đồ chơi của nhau, tạo mối đoàn kết giữa các bạn trong nhóm. Ngoài ra tôi còn giúp trẻ nhận ra giá trị công trình mà mình vừa xây dựng để tạo niền tin cho trẻ với công việc mình đã làm, đồng thời khơi dậy ở trẻ lòng ham mê lao động, trân trọng sản phẩm do mình làm ra. Để từ đó trẻ càng có ý thức hơn trong việc giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp và đoàn kết với các bạn trong nhóm để cùng tạo ra những công trình đẹp hơn.(Hình ảnh 3: Trẻ chơi góc xây dựng) Hoặc thông qua góc nghệ thuật tôi hướng dẫn trẻ biết hợp tác cùng nhau khi chơi, đoàn kết với bạn không tranh giành đồ chơi của nhau, cùng nhau tạo ra những sản phẩm đẹp, tạo mối đoàn kết giữa các bạn trong nhóm Hoạt động vui chơi chính là một xã hội thu nhỏ mà qua đó trẻ tái tạo lại cuộc sống của người lớn. Thông qua hoạt động này giáo dục trẻ biết thể hiện các Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_4_5_tuoi_o_tr.docx