SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non 4-5 tuổi
Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và đào tạo, đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, mà phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên, trong việc tổ chức hoạt động học tập, nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học. Để có được chất lượng giáo dục như mong đợi theo chương trình giáo dục mầm non được Bộ GD&ĐT ban hành thì vai trò của người giáo viên được khẳng định là vô cùng quan trọng trong phong trào đổi mới về phương pháp dạy học, đó là làm gì để phá vỡ sự thụ động của người học, phá vỡ kiểu dạy truyền thống của giáo viên: Cô giáo nói, trẻ lĩnh hội và làm theo. Cùng với thời gian thực hiện, chương trình giáo dục mầm non gắn với sự phát triển về mặt sinh lý đang dần hoàn thiện của trẻ.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của lớp, của trường mình. Để việc đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là phong trào, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp học và phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trở thành thói quen của mỗi cô giáo. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” để áp dụng đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục cho đơn vị mình.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của lớp, của trường mình. Để việc đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là phong trào, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp học và phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trở thành thói quen của mỗi cô giáo. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” để áp dụng đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục cho đơn vị mình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non 4-5 tuổi

2/15 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của lớp, của trường mình. Để việc đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là phong trào, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp học và phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trở thành thói quen của mỗi cô giáo. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” để áp dụng đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục cho đơn vị mình. 2. Mục đích nghiên cứu. “Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, các giáo viên mầm non hiện nay đã tiếp cận phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ hứng thú với học tập và phát triển thế mạnh của mỗi trẻ: - Dựa trên những nhu cầu, khả năng, thế mạnh và hứng thú của từng trẻ. Tuy nhiên, bạn phải tin tưởng vào chúng và hy vọng chúng có thể đạt được những thành công, tiến bộ. - Tạo những cơ hội học cho trẻ bằng những cách khác nhau và cả hoạt động vui chơi. - Phản ánh sự phát triển của từng trẻ và xây dựng trên tất cả những gì mà trẻ đã được biết và có thể thực hiện được Giáo viên vận dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả nhất đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ. Tích cực hoá hoạt động của trẻ, trẻ được tự khám phá, trẻ được trải nghiệm bằng các giác quan, chú trọng giáo dục cá nhân kết hợp giáo dục trong nhóm, lớp giữa hoạt động chung và hoạt động góc, tăng cường giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo, không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động cho trẻ nhất là hoạt động chung có mục đích học tập và hoạt động góc chơi, giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm phong phú các hoạt động của trẻ, gây được sự chú ý của trẻ, trẻ ham học, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, giao tiếp ngôn ngữ tình cảm. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. 3. Đối tượng nghiên cứu. Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B5 trường mầm non Cam Thượng. 4. Phạm vi nghiên cứu. Thời gian là từ tháng 9/2020 đến tháng 5/2021 5. Phương pháp nghiên cứu. “Một số biện pháp giáo duc lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” 4/15 Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: b. Khó khăn Bản thân trong những năm qua chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” còn lúng túng trong việc vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới vào thực tế giảng dạy. Tổ chức các hoạt động còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, giáo viên chưa biết tạo môi trường để trẻ được học tập, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi. Phương pháp tổ chức các hoạt động trong chương trình còn dựa vào bài soạn mẫu chưa sáng tạo thực hiện, còn cứng nhắc. Đồ dùng, đồ chơi chưa thật sự phong phú về chủng loại, chưa có nhiều đồ chơi phát triển trí tuệ. Đa số phụ huynh ở nhà làm nông nghiệp nên nhận thức về vấn đề chăm sóc giáo dục cho trẻ trong trường mầm non còn hạn chế. Thời gian đầu trẻ đến lớp chưa có nề nếp nhiều do ở nhà còn được bố mẹ nuông chiều hay sau thời gian nghỉ hè trẻ chưa thật sự chú ý đến giờ giấc cũng như mọi hoạt động tại lớp. 2.2. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện. - Điều tra 22 trẻ: Số trẻ nữ là 13 chiếm 59%. Số trẻ nam là 9 chiếm 41%. Thực tế trong giảng dạy trong trường hiện nay, còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tính cách độ tuổi từng trẻ, cách xây dựng kế hoạch, lựa chọn chỉ số, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ, đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành, trao đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi ít, chưa đầy đủ để trẻ hoạt động. Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã chọn phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng động trong giảng dạy để trẻ đạt được kết quả tốt nhất khi cho trẻ tự khám phá tìm tòi cái mới trong mọi hoạt động như sau: Kết quả đạt được đầu năm học như sau: STT Trước khi thử nghiệm Nội dung khảo sát Đạt/tổng số Tỷ lệ % trẻ 1 Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt 11/22 Đạt 50% động “Một số biện pháp giáo duc lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” 6/15 tự tin trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Từ nhận thức về ý nghĩa của việc tự học tự bồi dưỡng, nên bản thân tôi luôn: Tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn các buổi tập huấn mô dun do Phòng giáo dục tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, lắng nghe và ghi chép lại đầy đủ. Bản thân tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng là một việc làm không thể thiếu được trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên nên tôi đã tìm kiếm những tài liệu, sách vở về đổi mới phương pháp giảng dạy, ghi chép lại những gì mình cho là cần thiết vào sổ tay để mỗi khi cần đến tôi đã có sẵn. Thường xuyên trao đổi trò chuyện với bạn bè đồng nghiệp trong trường cũng như các trường bạn về các phương pháp mới để dạy trẻ góp phần tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Dự giờ thao giảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên, qua dự giờ thao giảng cả người dạy và người dự đều rút ra được những kinh nghiệm về chuyên môn cho mình. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và việc vận dụng lấy trẻ làm trung tâm vào quá trình giảng dạy. * Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: là môi trường hoạt động mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên, bổ sung thêm học liệu, đồ chơi, sắp xếp và vệ sinh góc chơi. Học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương. Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động. Giáo viên trò chuyện và chơi với trẻ, kích thích trẻ tư duy. Trẻ có thể chủ động, tích cực, vui chơi, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, trò chuyện và chia sẻ ý tưởng. Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non là hoàn cảnh sinh hoạt của trẻ, toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội nằm trong khuôn viên của trường mầm non, gồm 2 bộ phận không thể tách rời, liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau, đó là: * Môi trường trong lớp: Ở trong lớp, thường tạo các khu vực, các góc hoạt động như góc xây dựng, góc phân vai, tạo hình, sách, khám phá, âm nhạc và vận động, Bé tập làm nội trợ... Góc hoạt động là nơi trẻ có thể tự chơi theo ý thích cá nhân, phù hợp chủ đề, theo từng đôi hoặc nhóm nhỏ, nhóm lớn cùng sở thích. Ở đó, trẻ học cách tự quyết định, chia sẻ và cộng tác với nhau. Trẻ được thực hành, tích lũy kinh nghiệm phong phú, mở rộng trí tưởng tượng và có cơ hội để bộc lộ khả năng. Vị trí và đồ dùng cần trang bị cho các góc chơi được gợi ý như sau: Khu vực đóng vai: * Vị trí: Ở góc phòng, không gian đủ để có thể chia thành 1 số khoảng nhỏ “Một số biện pháp giáo duc lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” 8/15 Tạo cơ hội khuyến khích trẻ có thể sử dụng nguyên vật liệu, học liệu các đồ ở các góc chơi theo nhiều cách sáng tạo khác nhau, kỹ năng chơi của trẻ được rèn luyện và phát triển, trẻ sáng tạo, sản phẩm trẻ tạo ra phong phú, đa dạng. * Lựa chọn nguyên vật liệu và sử dụng đồ chơi sáng tạo cho trẻ sử dụng: Vai trò và ý nghĩa của đồ chơi thật to lớn và sâu sắc, đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống tinh thần đối với mỗi đứa trẻ. Vật liệu làm đồ chơi mầm non cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, bên cạnh những đồ chơi nhà trường đã trang bị, ngay từ đầu năm học tôi huy động các phụ huynh học sinh cùng nhau đóng góp cho “Quỹ vật liệu” của lớp. Nguồn vật liệu được lấy từ thiên nhiên và các vật liệu tái chế tìm thấy trong gia đình, ngoài cửa hàng, trên đường làng Tôi gom nhặt những loại phế liệu như: Từ động vật ( vỏ sò, vỏ ốc, vỏ hến, lông chim), từ thực vật (gỗ, thân tre, cành cây, rơm rạ, lá cây, quả khô, hột hạt), từ nguồn vô cơ như (đá, sỏi, đất sét, cát,..) lọ nhựa, can nhựa, vải vụn,, bìa, giấy các loại, ống và chai tiếp nước, màu vẽ, vỏ thạch. Khi sử dụng các nguyên vật liệu tái chế cần chú ý lựa chọn vật liệu sạch sẽ và an toàn về phải được rửa sạch, phơi khô. Ở góc nghệ thuật trẻ thỏa sức chơi, sáng tạo với những học liệu chuẩn bị sẵn, trẻ vẽ tranh, nặn, làm các con vật từ hộp, chai nhựa như con ong, con bướmTừ đĩa CD trẻ cắt dán tạo ra con cá, các con vật ngộ nghĩnh như: Con gấu, thỏ,Tôi tận dụng bìa cát tông làm những con vật có dây dật thật sinh động ,hấp dẫn , gây hứng thú với trẻ. Sau đó để trẻ tự điều khiển, để trẻ biết con vật này có chân hay có cánh , có chân thì biết chạy có cánh thì biết bay . Từ những hạt trong thiên nhiên như hạt gấc, hạt na, vỏ hến, sỏi, đá,Tôi hướng dẫn trẻ chơi xếp hình con vật, hoa, cây lá tùy vào nội dung chơi, tùy vào ý tưởng và khả năng sáng tạo của trẻ. Với những đồ dùng, đồ chơi tự làm khi tôi đa vào sử dụng trong bài học, tôi thấy trẻ rất hứng thú học, trẻ hiểu biết nhiều, quan sát rất tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu cô đưa ra, so sánh và phân loại cũng rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ rất phát triển, trẻ thuộc rất nhiều thơ ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các câu đố về các con vật, các cây hoa, các loại quả ... Tư duy của trẻ cũng nhanh và chính xác hơn. * Biện pháp 3: Lựa chọn phương pháp dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả. Phương pháp dạy học tích cực chính là việc sử dụng và phối hợp một cách khéo léo, hợp lí và có hiệu quả các phương pháp dạy học khác nhau nhằm phát huy tối đa. Các hoạt động dạy và học, khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình và có niềm “Một số biện pháp giáo duc lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” 10/15 hoàn cảnh và điều kiện thực tế của trường, của lớp đồng thời đảm bảo an toàn cho trẻ và áp dụng được trong nhiều hoạt động của trẻ. như: Xúc xắc vui nhộn, rubic biến hình. Khi tiến hành tổ chức cho trẻ chơi tôi đã thực hiện theo quy trình sau: + Giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội dung, luật chơi. + Cho trẻ chơi thử, tiến hành chơi và đánh giá sau trò chơi. + Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi Thông qua trò chơi trẻ phải nắm được quy tắc chơi, tôn trọng luật chơi. Trẻ phát huy tính tích cực chủ động, tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ tham gia tổ chức, điều khiển mọi nội dung từ chuẩn bị đến tiến hành trò chơi, đánh giá sau chơi và trò chơi phải luôn tạo được hứng thú cho trẻ. VD: Trò chơi “xúc xắc vui nhộn” Đây là trò chơi tôi tổ chức cho trẻ chơi trong hoạt động trò chơi với âm nhạc, trẻ rất hào hứng, tích cực khi tham gia chơi. Thông qua trò chơi giúp trẻ ghi nhớ một cách hiệu quả. Như vậy việc tổ chức các hoạt động bằng phương pháp trò chơi là phương pháp dạy học hiệu quả và phù hợp với trẻ mầm non. Ngoài các phương pháp trên tôi còn sử dụng thêm các phương pháp như: phương pháp đóng vai, phương pháp đàm thoại, phương pháp khám phá vào kết hợp cùng các phương pháp trên để trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn. * Biện pháp 4: Tăng cường, tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Hoạt động khám phá trải nghiệm là một trong những hoạt động bổ ích lý thú đối với trẻ mầm non, là một trong những nội dung cơ bản của chương trình. Nó chiếm vị trí quan trọng trong quá trình hình thành cho trẻ tích cực khám phá, hình thành củng cố và phát triển những tri thức cơ bản về tính chất, nguyên liệu của đối tượng mà mình muốn tìm hiểu nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng cho trẻ về: cảm giác, tư duy, tưởng tượng các năng lực hoạt động trí tuệ như: Quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, suy luận. Chính vì vậy từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động ngoại khóa phù hợp theo kế hoạch giáo dục trẻ. * Giáo dục trải nghiệm thông qua hoạt động học. Tôi căn cứ vào điều kiện của nhà trường, của lớp và khả năng của trẻ. Quan trọng hơn là kế hoạch giáo dục tôi đã lên. Mà đưa vào trong hoạt động khám phá bằng các nội dung trải nghiệm như sau: + Khám phá sự sinh trưởng của cây: Tôi và trẻ cùng làm thí nghiệm là cùng nhau gieo hạt vào những chậu có đất. Hàng ngày, cô cùng trò tưới nước cho hạt và cùng nhau quan sát sự nảy mầ của hạt, quá trình phát triển, thay đổi của hạt giống đó. Bắt đầu từ “Một số biện pháp giáo duc lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_lay_tre_lam_trung_tam_trong_t.docx