SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Để có một đất nước giàu về kinh tế, vững về chính trị thì phải có nền giáo dục toàn diện. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nền móng cho giáo dục nước nhà. Trong điều kiện kinh tế phát triển hiện nay, nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập, bên cạnh về sự phát triển kinh tế kéo theo những tệ nạn xã hội, những mặt trái nảy sinh mà trẻ em là những đối tượng có nguy cơ dễ bị đe dọa,bị ảnh hưởng. Chăm sóc giáo dục trẻ em đặc biệt là trẻ mầm non trở thành con người phát triển toàn diện là mục tiêu trọng tâm của nền giáo dục nước ta và rèn kỹ năng tự phục vụ là một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ hoàn thiện mình và trưởng thành trong xã hội.
Từ năm 2018 bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những nội dung cụ thể để rèn kỹ năng sống cho trẻ một cách chung nhất, đây là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như : Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khỏe và có ý thức tự phục vụ và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Tự phục vụ là một trong những kỹ năng quan trọng, thúc đẩy, giúp trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng để trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống. Tuy nhiên trẻ mầm non thường quá được nuông chiều, không phải làm việc gì nên trẻ ỷ lại và chỉ biết trông chờ người khác phục vụ. Không có kỹ năng phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia các hoạt động tập thể. Nên việc rèn cho trẻ có kỹ năng tự phục vụ, trẻ ý thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, biết tự chăm sóc mình,tăng cường tính độc lập, sống có trách nhiệm hơn, dạy trẻ biết quan sát và làm theo hướng dẫn của người lớn trong các công việc nhỏ hằng ngày.
Từ năm 2018 bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những nội dung cụ thể để rèn kỹ năng sống cho trẻ một cách chung nhất, đây là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như : Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khỏe và có ý thức tự phục vụ và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Tự phục vụ là một trong những kỹ năng quan trọng, thúc đẩy, giúp trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng để trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống. Tuy nhiên trẻ mầm non thường quá được nuông chiều, không phải làm việc gì nên trẻ ỷ lại và chỉ biết trông chờ người khác phục vụ. Không có kỹ năng phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia các hoạt động tập thể. Nên việc rèn cho trẻ có kỹ năng tự phục vụ, trẻ ý thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, biết tự chăm sóc mình,tăng cường tính độc lập, sống có trách nhiệm hơn, dạy trẻ biết quan sát và làm theo hướng dẫn của người lớn trong các công việc nhỏ hằng ngày.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục Mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Nhiệm vụ của Giáo dục mầm non là đào tạo ra những trẻ em khỏe mạnh, phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần. Điều đó đã đặt gánh nặng lên vai những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là những cô giáo mầm non. Vậy làm thế nào để trẻ phát triển một cách toàn diện, đây quả là một vấn đề lớn. Trẻ em chưa phải là người lớn nhưng đang từng giờ từng phút chuẩn bị trở thành người lớn, dẫn dắt trẻ em đến với cuộc sống xã hội của người lớn và học hỏi mọi điều, học ăn, học nói, học kiến thức, học kỹ năng, và đặc biệt là kỹ năng sống là vô cùng cần thiết. Thạc sĩ Nguyễn Huy Hoàng phó giám đốc trung tâm Việt Group - Hà Nội cho rằng "Chúng ta học ăn bằng cách ăn, học đi bằng cách đi, học viết bằng cách viết.. ..và trẻ học kỹ năng sống bằng cách sống với những kỹ năng đó, nghĩa là phải cho trẻ trải nghiệm, tập thành thạo, giúp chúng có bài học chứ không chỉ ghi chép các kiến thức". Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh. Với trẻ nhỏ kỹ năng sống không phải là cái gì quá cao siêu, bao gồm tính tự giác, dễ thích nghi, mối quan hệ tốt với những người thân trong gia đình, khả năng nhận biết cảm xúc, có sức đề kháng lại với những tác động xấu của môi trường và hình thành lòng yêu mến thiên nhiên. Hiện nay tình trạng trẻ em thụ động, không biết tự phục vụ bản thân những việc đơn giản, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ diễn ra tương đối phổ biến. Tình trạng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa nhất. Trong xã hội hiện nay cùng với sự phát triển về kinh tế thì điều kiện sống của nhiều gia đình cũng đầy đủ hơn. Bên cạnh sự đầy đủ đó là sự bao bọc con, làm hộ con tất cả mọi việc từ việc mặc quần áo, đi giầy dép.Vì vậy có những đứa trẻ lên cấp I mà vẫn không biết tự đi giày, không biết mặc quần áo, không biết ăn một số loại quả có hạt như na, hồng xiêm, xoài ........................ Bộ giáo dục đã phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực". Trong đó có nội dung tăng cường kỹ năng sống cho trẻ, kỹ năng tự phục vụ, nề nếp thói quen vệ sinh.. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đã chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào trong chương trình bồi dưỡng cho giáo viên Mầm non, đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ bản thân. Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ không phải là cái gì quá xa lạ mà nó đã và đang thực thực hiện ở tất cả các trường 2/20 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. - Đã có sự quan tâm đến giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ - Tổ chức cho giáo viên đi tập huấn kỹ năng tự phục vụ ở trẻ theo hướng đổi mới. + Về phía nhà trường: - Tạo điều kiện cho giáo viên đi tiếp thu chuyên đề và triển khai chuyên đề đến 100% giáo viên trong nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non”. Giúp trẻ phát triển tính tự lập mọi lúc mợi nơi, đối mặt được với tất cả những khó khăn Trẻ có cơ hội được thể hiện bản thân của mình trước tập thể và người khác Hình thành kỹ năng vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ ngay từ nhỏ để các con được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần Là tiền đề để phát triển nhân cách cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non 4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm - Thực hiện và áp dụng vào trẻ 4-5 tuổi trong Trường mầm non - Số trẻ nghiên cứu là 30 trẻ. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp quan sát Phương pháp đàm thoại Phương pháp trải nghiệm, so sánh phân tích. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Đề tài thực hiện tại lớp 4-5 tuổi trong trường mầm non nơi tôi công tác. - Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài là một năm học. Bắt đầu từ tháng 9/2019 kết thúc vào tháng 7 /2020 PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận để giải quyết vấn đề. Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non là một việc rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là việc rèn luyện những kỹ năng vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Qua đó giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được bệnh tật, hình thành những thói quen cơ bản giúp trẻ có tính tự lập. Các kỹ năng tự phục của trẻ bao gồm: đánh răng, lau mặt, đi cởi giày dép, mặc cởi áo quần, chải tóc....Những kỹ 4/20 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. Khảo sát là một trong những biện pháp giúp giáo viên đánh giá được thực tế trẻ của lớp mình. Tôi đã tiến hành khảo sát trẻ về những kĩ năng vệ sinh, kĩ năng tự phục vụ, kết quả thu được như sau: Số trẻ được khảo sát: 30 trẻ a. Thuận lợi Kết quả đạt được STT Tiêu chí đánh giá Đạt Tỉ lệ % Tỉ lệ % Chưa đạt 1 Lau mặt. 12 trẻ 40 % 18 trẻ 60% 2 Rửa tay 12 trẻ 40 % 18 trẻ 60% 3 10 trẻ 33% 20 trẻ 67% Súc miệng nước muối, chải răng 4 Đi giày dép 13 trẻ 43% 17 trẻ 57 % 5 Chải tóc 13 trẻ 43% 17 trẻ 57% 6 14 trẻ 47 % 16 trẻ 53 % Mặc, cởi quần áo Từ kết quả như trên, tôi băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp và hình thức tổ chức để hoạt động "khám phá” đạt nhiều hiệu quả cao hơn để nâng dần khả năng quan sát, so sánh, phân loại, trải nghiệm, diến đạt hiểu biết của mình về sự vật hiện tượng, làm phong phú biểu tượng về môi trường xung quanh cho mỗi trẻ. Trong quá trình thực hiện tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau. Bản thân là giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nhằm nâng cao chuyên môn. Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ các hoạt động học và hoạt động vui chơi của trẻ. Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, của BGH nhà trường trong công tác chuyên môn, sự đồng hành của các bậc phụ huynh trong nhà trường luôn cùng học và chơi với các con, tích cực hỗ trợ nguyên vật liệu mở..................... Lớp có 2 giáo viên, cả 2 cô đều có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, ham học hỏi, tâm huyết với nghề. Đa số trẻ đã qua nhà trẻ, mẫu giáo bé nên nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin trong việc dạy và rèn. 6/20 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. - Rửa tay - Lau mặt 1 Tháng 8, 9, 10 - Đi giày dép - Xúc miệng nước muối - Chải răng đúng cách 2 Tháng 11, 12, 1 - Tự thay quần áo khi bị ướt - Lau chùi nước trên bàn - Quét rác trên bàn 3 - Cởi gấp quần áo Tháng 5,6,7 - Chải tóc - Bóc quýt - Rửa cốc, rửa bát - Pha nước cam 4.2. Biện pháp 2: Giáo dục trẻ kỹ năng vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ Sau khi xây dựng xong kế hoạch tôi bắt tay ngay vào việc dạy và rèn trẻ. Để các kỹ năng này khắc sâu vào trí nhớ của trẻ và để trẻ tự giác thực hiện các công việc tự phục vụ bản thân tôi lựa chọn hoạt động chiều là hoạt động chủ yếu để cung cấp kiến thức và các hoạt động trong ngày để rèn trẻ. Nhiều người cho rằng không cần dạy trẻ các kỹ năng này bởi trẻ còn rất nhỏ không thể tự làm được. Các ông bố, bà mẹ ai cũng mong những điều tốt đẹp nhất cho con, nên những việc rất đơn giản thì làm hộ chứ không bắt trẻ làm. Điều này hoàn toàn không đúng vì dạy trẻ các kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cá nhân không bao giờ là quá sớm, việc hình thành kỹ năng, thói quen tốt cho trẻ càng góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Là giáo viên nhiều năm dạy lớp mẫu giáo nhỡ tôi nhận biết được các đặc điểm tâm sinh lí của trẻ vì vậy tôi đã lựa chọn một số kỹ năng vệ sinh cá nhân để dạy trẻ như: Đánh răng, lau mặt, rửa tay, mặc cởi, gấp quần áo... Sau khi có kế hoạch tuần tôi tiến hành dạy, rèn trẻ các kỹ năng này. 4.2.1 Dạy và rèn trẻ kỹ năng rửa tay Cho trẻ rửa tay có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, giảm tỉ lệ trẻ mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, việc rửa tay có thể giúp trẻ ngăn ngừa bệnh tật như bệnh: cúm, tiêu chảy, dịch chân tay, miệng. Mặc dù việc thực hiện vệ sinh cá nhân cụ thể là việc rửa tay cho trẻ ở trường Mầm non đã được đưa vào quy chế. Song thực tế hiện nay ở các trường mầm non nói chung, và trường tôi nói riêng việc cho trẻ rửa tay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trẻ rửa tay chưa thành một thói quen. Mà khi bẩn mới rửa tay, trẻ rửa qua loa, rửa 8/20 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. về tay như “Nu na nu nống", " Xỉa cá mè đè cá chép", " Ngón tay ngọ ngậy".... Chơi sau khi điểm danh trẻ, khi đó 1 bạn sẽ đi xung quanh các bạn để phát hiện xem bạn nào đến lớp với bàn tay sạch và chưa sạch, từ đó cô sẽ nhắc nhở để buổi sau đến lớp với đôi bàn tay sạch sẽ. Trẻ lớp tôi đã có ý thức tự giác, có thói quen rửa tay trong khi từ trường về, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đùa, hay vuốt ve các con vật nuôi trong nhà. 4.2.2. Giáo dục trẻ kỹ năng lau mặt. Đầu năm học khi mới nhận lớp, kỹ năng lau mặt của trẻ lớp tôi rất kém. Để trẻ nhận thức được tác hại của những khuôn mặt bẩn. Tôi cho trẻ hát bài "Lau mặt", kể cho trẻ nghe câu chuyện "Lợn con lấm lem" rồi cho trẻ nhận xét nội dung câu chuyện kể, nội dung bài hát, cũng có lúc tôi cho trẻ xem hình ảnh hai khuôn mặt sạch sẽ, sáng sủa và khuôn mặt nhọ nhem chưa được rửa ,cho trẻ nhận xét tại sao cần phải rửa mặt. VD : Sau đó tôi thao tác lau mặt cho trẻ xem và giải thích: Trên khuôn mặt nơi cần giữ sạch nhất là đôi mắt, nên lau mắt trước. Lau từ trong mắt ra ngoài, lau mắt bên phải trước, sau đó lau mắt bên trái, sau đó lau mồm, và lau trán...Khi lau mặt luôn luôn dịch chuyển khăn ,hoặc gấp khăn lại sao cho phần khăn mặt bẩn không được tiếp xúc với phần mặt chưa lau. Tiếp theo tôi cho trẻ cùng thao tác với cô, rồi lần lượt cho từng nhóm lên thực hành. Trong quá trình trẻ lau mặt tôi luôn quan sát, hướng dẫn giúp đỡ, nhắc nhở trẻ lau đúng cách. Trong khi trẻ lau mặt, cô giáo luôn quan sát, hướng dẫn, sửa sai, và có kế hoạch rèn bổ sung. 4.2.3. Giáo dục trẻ kỹ năng đi, cởi giầy dép Đầu năm học chúng tôi rất vất vả khi cho trẻ ra sân tập thể dục hay đi hoạt động ngoài trời. Đa số trẻ lớp tôi không biết tự đi giày dép, hoặc biết nhưng còn ỷ lại cô giáo. Có những trẻ cứ ngồi cầm giày để chờ cô đi cho. Để khắc phục được tồn tại này tôi đã lựa chọn hình thức dạy trẻ, kích thích trẻ tích cực chủ động và hứng thú với kỹ năng này. Trước tiên trò chuyện với trẻ về tác dụng của đôi chân và sự cần thiết phải giữ gìn đôi chân luôn sạch sẽ. Tôi cho trẻ xem đoạn phim một bạn nhỏ đi giầy. Khi xem phim trẻ được nhìn và quan sát các hành động, tư thế đi giầy. Kết hợp với xem hình ảnh tôi luôn giải thích phân tích để trẻ hiểu rõ hơn và biết cách cầm, đi giầy. Sau khi cho trẻ xem đoạn phim xong tôi sẽ hướng dẫn tỉ mỉ các bước đi giầy cho trẻ cụ thể như sau: Bước 1: Chọn giầy 10/20
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_4.docx